SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học có chủ định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhóm 24-36 tháng A1 Trường Mầm non Đồng Lộc

Để góp phần vào mục tiêu giáo dục của chương trình mầm non nói chung và trường mầm non nói riêng. Bằng tất cả những gì mà tôi đã được học về công nghệ thông tin tôi đã mạnh dạn đưa một số kiến thức, kinh nghiệm và những hiểu biết ít ỏi của mình về soạn giảng giáo án điện tử vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ lớp mình phụ trách nên tôi đã chọn đề tài: “ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học có chủ định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhóm 24-36 tháng A1 trường mầm non Đồng Lộc” nhằm trao đổi kinh nghiệm với giáo viên trong trường và giáo viên trong ngành. Thông qua ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Bên cạnh đó thì việc làm thế nào để giúp trẻ hứng thú trong hoạt động học tập, vui chơi, và để trẻ hoạt động tích cực. Chính vì vậy tôi luôn tìm tòi mọi biện pháp như soạn giáo án điện tử, cho trẻ làm quen với các ứng dụng CNTT ở xã hội người lớn thu lại trong môi trường của trẻ, sưu tầm trò chơi vận dụng vào các hoạt động hàng ngày nhằm kích thích trẻ tự nguyện tham gia vào hoạt động một cách tích cực, nhẹ nhàng thoải mái.
docx 23 trang thuydung 08/05/2024 1150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học có chủ định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhóm 24-36 tháng A1 Trường Mầm non Đồng Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học có chủ định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhóm 24-36 tháng A1 Trường Mầm non Đồng Lộc

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học có chủ định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhóm 24-36 tháng A1 Trường Mầm non Đồng Lộc
 MỤC LỤC
 Tên mục lục Số trang
1. Mở đầu 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 3
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 5
2.3.1 Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho bản thân 5
2.3.2. Làm tốt công tác tham mưu để mua sắm ứng dụng công 6
nghệ thông tin
2.3.3 Ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động giảng dạy. 7
2.3.4 Phối hợp với phụ huynh 15
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo 16
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17
3.1. Kết luận 17
3.2. Kiến nghị 18
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh giá 1.4 Phương pháp nghiên cứu
 Tôi đã sử dụng các phương pháp:
 - Phương pháp thực hành trải nghiệm thực tế: Thu thập thông tin giới thiệu 
cho trẻ mang tính chân thực phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen 
với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế.
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp 
chí giáo dục mầm non, mạng internet
 - Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của trẻ trong lớp khi được 
tiếp cận và học tập qua công nghệ thông tin để nhận biết về khả năng tiếp thu và 
nhận thức của trẻ.
 - Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với đồng nghiệp, với trẻ để tìm hiểu về 
công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chăm sóc giáo 
dục.
 - Phương pháp phân tích và tống kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các nội dung 
và phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin các năm học trước để tìm ra nội 
dung và phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc giáo dục trẻ 
hoàn hảo nhất, bổ ích cho thực tiễn.
 - Phương pháp khuyến khích, khen ngợi: giúp trẻ hứng thú tích cực để đạt ở 
các hoạt động tốt nhất
 - Phương pháp thống kê, sử lý số liệu: thống kê số liệu đầu năm khi chưa áp 
dụng phương pháp và kết quả cuối năm khi áp dụng phương pháp.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 “Đối tượng giảng dạy của giáo viên là trẻ mầm non với đặc điểm tư duy trực 
quan là chủ yếu, khả năng tập trung chú ý của trẻ còn ngắn chưa bền vững nhưng 
trẻ lại rất dễ hứng thú với các hình ảnh trực quan minh họa gây ấn tượng, tác động 
đến mọi giác quan như: hình ảnh, âm thanh, màu sắc sống động...vì thế việc ứng 
dụng công nghệ thông tin để thiết kế và ứng dụng giáo án điện tử sẽ kích thích sự 
hứng thú, sự tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định...của trẻ trong bài giảng. Từ đó 
trẻ được chủ động và sáng tạo, từ đó những kiến thức trẻ tiếp cận sẽ khắc sâu hơn 
trong trí nhớ của trẻ” (trích tài liệu)
 Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng 
đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Ofice, Cabri, hệ thống WWW, Elearning 
và các phần mền đóng gói, tiện ích khác. Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành 
công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giào án điện tử và giảng dạy trên máy tính, 
máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như ti vi, đầu đĩa, 
đàn, đài. vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên, vừa tiết kiệm được chi 
phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hấp dẫn, hiệu quả của giờ 
dạy. Chỉ cần kích chuột, vài giây sau hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những 
bông hoa đủ màu sắc thật tươi sáng, những hàng chữ biết đi và những con số biết 
nhảy múa theo tiếng nhạc hiện ngay ra thu hút được sự chú ý, tò mò khám phá của 
trẻ.
 2 Đối với phụ huynh: Phụ huynh phần lớn là lao động nông thôn, thu nhập còn 
 thấp nên chưa có kinh phí để mua sắm thiết bị đồ dùng học tập. Một số phụ huynh 
 đi làm ăn xa gửi con lại cho ông bà nên việc quan tâm đến việc học tập của con có 
 phần hạn chế. Một số trẻ chưa mạnh dạn tự tin cho con em tiếp xúc với công nghệ 
 thông tin sợ con ham xem các chương trình khác. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ 
 thông tin trong giảng dạy đạt kết quả chưa cao.
 2.2.3 Thực trạng của vấn đề
 Đầu năm tôi được nhà trường phân công đứng nhóm 24 - 36 tháng ở lứa tuổi 
 này trẻ còn hạn chế về nhiều mặt, trẻ mới chỉ làm quen và nhận biết sơ đẳng của tất 
 cả các hoạt động. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học cho trẻ 
 dường như mới mẻ đối với lứa tuổi này. Khi tôi khảo sát đã thu được kết quả như 
 sau:
 Bảng 1: Đồ dùng công nghệ thông tin được ứng dụng CNTT
 STT Tên đồ dùng Số lượng Chất lượng Ghi chú
 1 Tivi màn hình to 1 Tivi mua 2011-2012 Chung cả trường
 2 Máy tính 1 Máy tính cây cũ ở lớp
 3 Loa máy tính 1 Âm thanh nhỏ ở lớp
 Bảng 2: Chất lượng trên trẻ
 Cháu đạt
 Số trẻ Cháu chưa đạt
STT
 khảo sát Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ
 Số trẻ
 Nội dung khảo sát % %
 1 Lĩnh vực phát triển thể chất 25 12 48% 13 52%
 2 lĩnh vực phát triển nhân thức 25 9 36% 16 64%
 3 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ 25 10 40% 15 60%
 4 Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ - 
 25 8 32% 17 68%
 tình cảm xã hội
 Qua khảo sát tôi thấy cần áp dụng phương pháp ứng dụng công nghệ vào các 
 hoạt động nhằm nâng cao chất lượng để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Chính vì 
 thế tôi đã nghiên cứu phương pháp áp dụng tại nhóm lớp để nâng cao chất lượng 
 cho trẻ.
 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 2.3.1 Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho bản thân.
 Để cung cấp cho trẻ kiến thức một cách chính xác, gây hứng thú cho trẻ tích 
 cực vào các hoạt động thì giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý cho trẻ trong các hoạt 
 động học. vì vậy là một giáo viên mầm non tôi thường xuyên tự học tự rèn luyện, 
 tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua các buổi dự giờ đồng nghiệp, thanh 
 kiểm tra, thao giảng, sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ 
 cho mình. Đồng thời để ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt ứng dụng chương 
 4 Ngoài ra tôi còn tìm hiểu thêm tư liệu trên các trang thông tin của ngành, 
Trang Violet của các trường khác và của cá nhân giáo viên trong toàn ngành để tạo 
thêm tư liệu phong phú trong việc thiết kế bài giảng điện tử hoặc ứng dụng công 
nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục.
 Mặt khác tôi tham khảo chương trình chuyển đổi đuôi file thu âm AMR thành 
MP3 cho file nhạc converter tại websize sau và các công nghệ thông tin từ thực tế 
để hỗ trợ trẻ trải nghiệm thế giới thu nhỏ của trẻ.
 Kết quả: Nhờ nỗ lực tôi đã thiết kế thành công giáo án điện tử và thiết kế một 
số đồ dùng ứng dụng CNTT cho trẻ thực hành rất tốt.
2.3.2. Làm tốt công tác tham mưu để mua sắm ứng dụng công nghệ thông tin.
 Nhận thức được vai trò to lớn của CNTT ngay đầu năm học tôi đã mạnh dạn 
đưa ra ý kiến để tham mưu với lãnh đạo địa phương, nhà trường, ban chấp hành phụ 
huynh của trường và hội nghị công nhân viên chức trong việc đầu tư trang thiết bị 
như: đầu tư máy chiếu, mà hình to, khuyến khích các giáo viên chủ nhiệm mỗi lớp 
mua một bộ máy vi tính để sử dụng tại lớp, nối mạng internet tới từng phòng, nhóm 
lớp.
 Lúc đầu lãnh đạo, nhà trường, ban chấp hành phụ huynh, giáo viên thấy việc 
dụng CNTT kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, các thiết bị CNTT nhằm phụ vụ cho công 
tác ứng dụng CNTT ở trường mầm non là rất lớn. Nhưng sau một thời gian tôi đưa 
ra các hình thức ứng dụng CNTT vào giáo dục mầm non là mắt xích trong việc thực 
hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào 
giảng dạy. Còn đối với trẻ trẻ hào hứng, chủ động và sáng tạo trong giơ học, phù 
hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ. Ngoài ra tôi con đưa ra các minh chức khác để 
thuyết phục. Cuối cùng tôi đã được sự ủng hộ nhiệt tình và đã trang bị những trang 
thiết bị cần thiết để phục vụ việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
 Kết quả: Trường tôi mỗi lớp đều có một bộ máy vi tính và được kết nối mạng 
internet. Trường đã mua được ti vi màn hình to, đã có bộ loa. Tuy nhiên, do kinh 
phí hạn hẹp nên chưa thể mua được màn chiếu, hiện tại nhà trường phối hợp với 
trường tiểu học tại xã để mượn màn chiếu.
 Tôi đã phối hợp với các đồng nghiệp, cùng nhau trao đổi kiến thức về sử dụng 
các thiết bị CNTT, cách soạn giảng, cách ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động 
giảng dạy.
2.3.3 Ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động giảng dạy.
 Ở lứa tuổi 24 - 36 tháng , kiến thức của trẻ còn đơn giản, trẻ thích màu sắc nổi 
bật (xanh, đỏ, vàng), thích sự vật chuyển động, có âm thanh vui tai. Vì vậy phần 
lớn các hoạt động ở nhà trẻ đều có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
2.3.3.1Ở hoạt động triển thể chất:
 Với đề tài: “Bờ chui qua cổng” tôi đã thay đổi hình thức bằng cách cho trẻ tập 
 6

File đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_cac_hoat_dong_hoc_co_c.docx
  • pdfSKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học có chủ định nhằm nâng cao chất lượng giáo dụ.pdf