SKKN Tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng

Thực tế nhiều trường hiện nay dường như chỉ quan niệm dạy kiến thức chứ chưa dạy trẻ thái độ ứng xử các mối quan hệ đó là (quan hệ với con người, với thiên nhiên), vì vậy rất nhiều điều trong cuộc sống mà trẻ không được học. Trẻ chỉ biết ăn, ngủ, học và vui chơi, trong khi đó kỹ năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp không được chú ý và thực hiện còn kém. Trẻ chưa có những kiến thức, kinh nghiệm về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống phù hợp. Như vậy, có thể thấy hành trang vào đời của trẻ còn nhiều thiếu hụt, trong đó có sự thiếu hụt về kỹ năng sống, những kỹ năng đó sẽ giúp trẻ có hành trang tự tin, làm chủ cuộc sống. Vậy để trẻ có những kỹ năng sống tốt, phù hợp với cuộc sống bên ngoài, thế giới xung quanh. Ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ cần được các cô giáo cung cấp cho trẻ những kỹ năng sống, những kỹ năng đơn giản qua các hoạt động hàng ngày của trẻ ở lớp. Đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24 -36 tháng tuổi khả năng nhận thức của trẻ còn có nhiều hạn chế, trẻ dễ nhớ dễ quên và hay hành động theo ý muốn. Vì vậy để dạy những kỹ năng sống cho trẻ chỉ là những bước đầu giúp trẻ các kỹ năng như: Biết về bản thân mình, mạnh dạn tự tin, kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ bản thân, biết hợp tác chơi với các bạn, kỹ năng thích nghi với môi trường,... Để trẻ có được những kỹ năng ở lứa tuổi này, cô giáo cần nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo, lồng ghép các hoạt động để truyền thụ các kỹ năng cho trẻ.
doc 9 trang thuydung 08/05/2024 1861
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng

SKKN Tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng
 tháng đồng thời cũng để phụ huynh hiểu được kế hoạch giáo dục của các cô tại 
nhóm lớp từ đó phụ huynh sẽ tích cực hơn trong việc giáo dục trẻ tại nhà.
 III. Đối tượng của biện pháp
 Biện pháp được áp dụng tại nhóm lớp 24- 36 tháng 2A1, khu Trung tâm, 
trường mầm non Liệp Tuyết- Quốc Oai- Hà Nội.
 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: 27 trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng, nhóm lớp 2A1 
khu Trung tâm trường mầm non Liệp Tuyết.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
 Thực tế nhiều trường hiện nay dường như chỉ quan niệm dạy kiến thức chứ 
chưa dạy trẻ thái độ ứng xử các mối quan hệ đó là (quan hệ với con người, với 
thiên nhiên), vì vậy rất nhiều điều trong cuộc sống mà trẻ không được học. Trẻ chỉ 
biết ăn, ngủ, học và vui chơi, trong khi đó kỹ năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp 
không được chú ý và thực hiện còn kém. Trẻ chưa có những kiến thức, kinh 
nghiệm về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống phù hợp. Như vậy, có thể thấy hành 
trang vào đời của trẻ còn nhiều thiếu hụt, trong đó có sự thiếu hụt về kỹ năng 
sống, những kỹ năng đó sẽ giúp trẻ có hành trang tự tin, làm chủ cuộc sống. Vậy 
để trẻ có những kỹ năng sống tốt, phù hợp với cuộc sống bên ngoài, thế giới xung 
quanh. Ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ cần được các cô giáo cung cấp cho trẻ những 
kỹ năng sống, những kỹ năng đơn giản qua các hoạt động hàng ngày của trẻ ở lớp.
 Đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24 -36 thàng tuổi khả năng nhận thức của trẻ còn 
có nhiều hạn chế, trẻ dễ nhớ dễ quên và hay hành động theo ý muốn. Vì vậy để 
dạy những kỹ năng sống cho trẻ chỉ là những bước đầu giúp trẻ các kỹ năng như: 
Biết về bản thân mình, mạnh dạn tự tin, kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ bản thân, 
biết hợp tác chơi với các bạn, kỹ năng thích nghi với môi trường,... Để trẻ có được 
những kỹ năng ở lứa tuổi này, cô giáo cần nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo, lồng 
ghép các hoạt động để truyền thụ các kỹ năng cho trẻ.
 Tuy nhiên, Giáo dục kỹ năng sống không dễ chút nào, vì nó nằm ngoài cách 
suy nghĩ và thói quen của ta từ trước đến nay. Việc đầu tiên là tin vào khả năng 
của trẻ để suy nghĩ và có hành động đúng. Người lớn không nên áp đặt ý kiến của 
mình mà cần khơi dậy tiềm năng trẻ, hỗ trợ sự phát triển tiềm năng này bằng thái 
độ thông cảm và tôn trọng. Sự tự tin của trẻ sẽ ngày càng được vụ đắp nếu được 
người lớn tin tưởng, ủng hộ và hướng dẫn.
 Giáo dục kỹ năng sống cũng không thể thành công nếu xã hội, nhất là gia 
đình, không đổi cách nhìn đứa trẻ, xem nó như “con nít, chẳng biết gì”, giáo dục 
theo kiểu áp đặt, cứng rắn Nền tảng của Giáo dục kỹ năng sống là ý thức về giá 
trị bản thân nơi trẻ mà đây là một điều mà xã hội ta chưa quen lắm và chưa làm 
được.
 2 - Một số trẻ thông minh, có khả năng tiếp thu nhanh, kỹ năng tự phục vụ khá 
tốt: Bảo An, Minh An, Gia Lộc, Phương Vy
 - Trẻ bán trú tại lớp đạt 100%
 - Trẻ chuyên cần cao: trên 80%
 - Tỉ lệ trẻ với giáo viên tại nhóm lớp phù hợp.
 - Thường xuyên được tham gia các lớp kiến tập, chuyên đề do Phòng giáo 
dục tổ chức.
 - Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường
 - Giáo viên tại nhóm lớp đều được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học 
tập các lớp chuyên đề do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức nên vững vàng về 
kiến thức cũng như kỹ năng sư phạm.
 - Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong công 
tác giảng dạy đặc biệt là chú ý đến việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
 - Phòng lớp sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho trẻ.
 - Khi thực hiện đề tài dạy kỹ năng sống cho trẻ tôi nhận được sự ủng hộ, giúp 
đỡ của phụ huynh cũng như của Ban giám hiệu.
 2. Khó khăn
 - Năm học 2020- 2021, tôi được phân công là giáo viên phụ trách nhóm lớp 
24- 36 tháng tuổi 2A1 khu trung tâm, đây là độ tuổi mà trẻ còn non nớt, trẻ ra lớp 
quấy khóc nhiều, mất thời gian dài để làm quen với cô và các bạn. Hơn nữa, tuy là 
cùng một độ tuổi nhưng trẻ càng nhỏ chỉ chênh lệch nhau vài tháng thì sự phát 
triển về vốn từ cũng như nhận thức của trẻ cũng đã có sự khác biệt rõ ràng.
 - Năm học 2020 – 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID – 19 nên trẻ bắt 
đầu ra lớp từ 1/9/2020 chậm hơn 01 tháng so với các năm học khác.
 -Ở lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi, trẻ hạn chế rất nhiều về ngôn ngữ nên việc trao 
đổi thông tin, giao tiếp giữa cô và trẻ gặp rất nhiều khó khăn.
 - Cơ sở vật chất: sân chơi chật hẹp, không đủ diện tích cho trẻ hoạt động.
 - Đa số trẻ là con gia đình nông thôn, điều kiện gia đình còn khó khăn nên sự 
quan tâm đến con em còn hạn chế, phụ huynh chỉ biết phối hợp với cô giáo về 
chương trình học của con và chăm sóc cho con thế nào cho tốt chứ phụ huynh 
chưa thực sự quan tâm đến dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bé.
 Ở nhiều gia đình trẻ được nuông chiều, cung phụng con khiến cho trẻ 
không có kỹ năng tự phục vụ.
 Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ từ 24-36 tháng tuổi còn mới mẻ và 
khó khăn.
 3. Khảo sát trẻ đầu năm học
 Sau khi xác định được các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết và quan 
trọng cần cung cấp cho trẻ tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để nắm 
được tình hình của trẻ và có kế hoạch dạy trẻ cho phù hợp. 
 4 được phục vụ từ đầu đến cuối thì việc giáo dục kỹ năng sống của các cô ở trên lớp 
không còn mang ý nghĩa gì nữa.
 Nhận thức được tầm quan trọng đó ngay từ đầu năm học tôi đã tuyên truyền 
tới các bậc phụ huynh những nội dung kỹ năng sống cơ bản mà trẻ 24 – 36 tháng 
tuổi cần đạt được và tầm quan trọng của việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ 
bằng nhiều hình thức khác nhau: Như qua bảng tuyên truyền, qua buổi họp phụ 
huynh đầu năm. Để cha mẹ trẻ và các cô giáo cùng có sự thống nhất các phương 
pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả nhất.
 Hàng ngày, tôi cũng trao đổi với phụ huynh qua nhóm zalo kết nối giữa phụ 
huynh và giáo viên: hôm nay cô dạy con những gìcon có thể làm được những 
gì đồng thời cũng động viên cha mẹ trẻ nên kiên nhẫn với con, tuy việc con tự 
làm rất mất thời gian nhưng nên để con tự làm, nhiều lần thì kỹ năng của con sẽ 
thành thục hơn và cha mẹ cũng sẽ nhận ra con trưởng thành hơn rất nhiều khi tự 
làm được những việc tự phục vụ đó.
 Tôi còn tuyên truyền đến các bậc phụ huynh các quan điểm đúng và chưa 
đúng trong cách giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ, cùng nhau tìm hiểu các 
nguyên nhân và đưa ra các tình huống và biện pháp xử lý:
 + Phụ huynh thường phạt con không đúng cách: Ông bà ta có câu “Thương cho 
roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” cũng chính là nhằm mục đích giáo dục con tốt 
hơn nhưng mỗi lần phạt con, đánh con chính bản thân người làm cha, làm mẹ còn 
chịu áp lực hơn gấp nhiều lần, khi đánh mắng trẻ chỉ chứng tỏ rằng chúng ta chưa 
biết kiềm chế bản thân như vậy thì làm sao mà dạy trẻ. Vậy phạt con như thế nào? 
Khi con mắc lỗi, điều đầu tiên cha mẹ cần phải bình tĩnh, suy xét xem mức độ sai 
lầm của con đến đâu, tại sao con lại làm như thế? Trong thời gian suy nghĩ đó, bản 
thân cha mẹ cũng sẽ giảm đi sự nóng giận của mình, từ đó đưa ra được biện pháp 
giáo dục trẻ hợp lý hơn.
 + Thái độ mềm mỏng, kiên trì, biết tự kiềm chế cảm xúc của cha mẹ khi dạy 
con, bao giờ cũng có hiệu quả tích cực và lâu dài hơn việc trừng phạt trẻ.
 + Để việc dạy trẻ có hiệu quả và trẻ có thể sửa chữa được lỗi lầm của mình, cha 
mẹ nên áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực. Đó là những biện pháp không dùng 
vũ lực, không đánh mắng mà vẫn có hiệu quả. VD: Chiếc ghế suy nghĩ – cho trẻ 
ngồi trên ghế 5 phút và suy nghĩ về lỗi mình đã gây ra.
 + Phản đối nhẹ nhàng: Nói với trẻ nhẹ nhàng, nêu hình thức phạt nếu không 
thực hiện. Ví dụ bạn nói: “Con đừng đừng vứt đồ chơi lung tung thế hãy nhặt vào 
rổ cho mẹ”. Khi trẻ không thực hiện thì nói tiếp: Nếu con không nhặt đồ chơi vào 
mà vứt thế thì mẹ sẽ phạt con đấy, nếu trẻ không nhặt vào thi bạn sẽ phạt con 
đúng cách còn nếu trẻ nghe lời, bạn hãy thể hiện sự hài lòng cho trẻ biết và đừng 
quên khen trẻ.
 6

File đính kèm:

  • docskkn_tuyen_truyen_ket_hop_voi_phu_huynh_trong_viec_hinh_than.doc