SKKN Sử dụng một số trò chơi để nâng cao hoạt động nhận biết cho trẻ 25-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non Hải Dương

Đối với trẻ 25 -36 tháng tuổi, để phát triển khả năng nhận biết cho trẻ ngoài việc tập nói, tập phát âm, giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt thì còn phải cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm, học hỏi vui chơi thông qua các hình ảnh, đồ dùng, đồ chơi, mô hình trực quan, giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn ,chơi cùng trẻ mọi lúc mọi nơi, cần có sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để hoạt động nhận biết đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, thực tế việc rèn và nâng cao hoạt động nhận biết cho trẻ nhà trẻ chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với các bậc phụ huynh tạo cơ hội cho trẻ phát triển.

Thời gian đầu năm học trẻ mới bắt đầu đến trường chưa quen với môi trường mới và phải xa bố mẹ, người thân trong gia đình nên trẻ còn hay khóc, chưa chịu học, chịu chơi vì vậy việc phát triển khả năng nhận biết còn nhiều hạn chế. Từ những cơ sở lý luận trên là một giáo viên đứng lớp chịu trách nhiệm trước nhà trường về công tác chăm sóc - giáo dục trẻ 25 -36 tháng tuổi tại trường Mầm non Hải Dương, bản thân tôi nhận thấy rằng tôi cần cố gắng tìm tòi học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, tìm biện pháp để thực hiện có hiệu quả việc cho trẻ nâng cao khả năng nhận biết thông qua các trò chơi, từ đó nâng dần kết quả học tập của trẻ. Vì thế tôi luôn trăn trở làm thế nào ra những trò chơi hấp dẫn, hữu hiệu để thu hút trẻ đến lớp và giờ học của trẻ đạt kết quả tốt hơn.

docx 13 trang thuydung 11/09/2024 1070
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số trò chơi để nâng cao hoạt động nhận biết cho trẻ 25-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng một số trò chơi để nâng cao hoạt động nhận biết cho trẻ 25-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non Hải Dương

SKKN Sử dụng một số trò chơi để nâng cao hoạt động nhận biết cho trẻ 25-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non Hải Dương
 2
sự nhạy cảm của các giác quan, thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin từ bên ngoài của 
trẻ, phát hiện những điểm yếu và những hiểu biết chưa chính xác và kịp thời chỉnh 
sửa, bổ sung.
 - Phương pháp thực hành: Sử dụng thao tác hoạt động với đồ vật, đồ chơi 
hằng ngày dưới sự hướng dẫn của cô giáo giúp cho trẻ phối hợp các giác quan, hành 
động nhằm rèn luyện sự tư duy, sự nhanh nhẹn, khéo léo, kích thích trẻ tự nguyện 
tham gia, hứng thú tìm tòi học hỏi và tư duy tích cực.
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 - Đề tài được áp dụng cho trẻ 25-36 tháng tuổi ở trường mầm non Hải Dương.
 - Thời gian: Bắt đầu từ tháng 9 năm 2022 kết thúc tháng 5 năm 2023.
 PHẦN II. NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận của đề tài
 Đối với trẻ 25 -36 tháng tuổi, để phát triển khả năng nhận biết cho trẻ ngoài 
việc tập nói, tập phát âm, giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt thì còn phải cho trẻ có cơ 
hội được trải nghiệm, học hỏi vui chơi thông qua các hình ảnh, đồ dùng, đồ chơi, mô 
hình trực quan, giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn ,chơi cùng trẻ mọi lúc mọi 
nơi, cần có sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để hoạt động nhận biết đạt 
hiệu quả cao. Tuy nhiên, thực tế việc rèn và nâng cao hoạt động nhận biết cho trẻ nhà 
trẻ chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với các bậc phụ huynh tạo cơ hội 
cho trẻ phát triển.
 Thời gian đầu năm học trẻ mới bắt đầu đến trường chưa quen với môi trường 
mới và phải xa bố mẹ, người thân trong gia đình nên trẻ còn hay khóc, chưa chịu học, 
chịu chơi vì vậy việc phát triển khả năng nhận biết còn nhiều hạn chế. Từ những cơ 
sở lý luận trên là một giáo viên đứng lớp chịu trách nhiệm trước nhà trường về công 
tác chăm sóc - giáo dục trẻ 25 -36 tháng tuổi tại trường Mầm non Hải Dương, bản 
thân tôi nhận thấy rằng tôi cần cố gắng tìm tòi học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, tìm biện 
pháp để thực hiện có hiệu quả việc cho trẻ nâng cao khả năng nhận biết thông qua các 
trò chơi, từ đó nâng dần kết quả học tập của trẻ. Vì thế tôi luôn trăn trở làm thế nào ra 
những trò chơi hấp dẫn, hữu hiệu để thu hút trẻ đến lớp và giờ học của trẻ đạt kết quả 
tốt hơn.
 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu
 2.1. Thuận lợi
 - Năm học 2022 - 2023 tôi được phân công nhiệm vụ chăm sóc giáo dục nhóm 
trẻ 25-36 tháng. Tổng số trẻ trong lớp là 20 trẻ.
 - Lớp học có trang thiết bị, phòng học thoáng mát, an toàn đảm bảo để trẻ có 
điều kiện vui chơi nhằm phát triển hoạt động nhận biết cho trẻ nhiều hơn.
 - Bản thân tôi tâm huyết yêu nghề mến trẻ, luôn có tinh thần tự học hỏi qua 
sách báo, internet, đồng nghiệp để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc sử dụng 
các trò chơi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nhận biết cho trẻ 25-36 đạt kết quả 4
nâng cao hoạt động nhận biết cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi ở trường” như sau:
 3. Các giải pháp thực hiện
 3.1.Sử dụng trò chơi để giúp trẻ nhận biết một số bộ phận của cơ thể con 
người
 - Các bộ phận trên cơ thể chính là thứ gần gũi, quen thuộc nhất đối với mỗi con 
người chúng ta nói chung và cũng như đối với trẻ nhỏ, mỗi đứa trẻ dù chậm nói, chậm 
phát âm nhưng vẫn có thể hiểu được hoặc chỉ được các bộ phận trên cơ thể mình khi 
được hỏi đến. Nhằm giúp trẻ biết được cụ thể về tên gọi, vị trí cũng như chức năng 
chính của các bộ phận đó như thế nào, tôi đã tổ chức một số trò chơi sau:
 Ví dụ: Hoạt động “Bé với các bộ phận trên khuôn mặt của bé”. Chủ đề “Bé và 
các bạn”.
 * Trò chơi: “Mắt - mồm - tai“
 - Mục đích: Giúp trẻ biết tên, vị trí, chức năng chính của một số bộ phận của 
cơ thể: mắt, mũi, miệng,tai, tay, chân.
 - Trẻ nói được tên, vị trí và chức năng của một số bộ phận khi được hỏi.
 + Cách chơi: Cô tổ chức cho trẻ vừa chơi vừa hát bài hát: “Mắt- mồm - tai” ,
 ,
 Mắt- mồm - tai
 Mắt- mồm - tai
 Mắt - tai- mồm - tai
 Trán cằm tai
 Trán cằm tai
 Trán tai cằm tai.
 - Cô có thể thay đổi lời bài hát theo tên các bộ phận để trẻ chơi tiếp.
 - Khi lời bài hát hát đến từ chỉ bộ phận nào thì trẻ dùng tay chỉ ngay vào bộ 
phận đó cho đúng, khi hát đến câu cuối, cô dừng lại để kiểm tra xem trẻ chỉ đúng chưa 
và phải nói được bộ phận đó nằm ở đâu, dùng để làm gì?
 * Kết quả:
 - Với lời bài hát dễ thương và giai điệu nhí nhảnh chỉ rõ tên từng bộ phận, trẻ 
đã hứng thú tham gia chơi và hát bập bẹ cùng cô, trẻ đã chỉ được tên các bộ phận: mắt, 
mồm, tai, ...và biết các bộ phận đó dùng để làm gì.
 * Trò chơi: Ai nhanh hơn
 + Cách chơi: Cô nói tên từng bộ phận trên cơ thể và yêu cầu trẻ làm động tác.
 Ví dụ: Cô nói “mắt”, trẻ nói “Mắt để nhìn”, đồng thời chớp chớp mắt; Cô nói: 
“Mũi” trẻ nói”Mũi để ngửi” đồng thời làm động tác ngửi “hít.. .hít”’; cô nói “Tai” trẻ 
trả lời tai “để nghe” đồng thời nghiêng đầu làm động tác nghe. Tương tự với các bộ 
phận khác cũng như vậy, cô nói tên các bộ phận khác trẻ trả lời và kèm theo động tác 
phù hợp. 6
 - Trò chơi này đã tạo sự hứng thú, tò mò cho trẻ, trẻ đã chú ý, tập trung vào để 
mong được đến lượt chơi, trẻ nhận biết được tên các đồ dùng, đồ chơi mới lạ theo sự 
hướng dẫn của cô giáo, ngôn ngữ của trẻ cũng được mở rộng và phát triển theo.
 3.3. Sử dụng trò chơi để nhận biết một số phương tiện giao thông quen 
thuộc
 - Mục đích: Giúp trẻ biết tên, đặc điểm nổi bật, công dụng của các phương tiện 
giao thông quen thuộc.
 * Trò chơi: Âm thanh vui nhộn
 + Cách chơi: Cho trẻ lắng nghe tiếng kêu các phương tiện giao thông trên máy 
tính và trẻ đoán xem đó là âm thanh phương tiện gì, tập tạo dáng theo các PTGT . ~
 + Luật chơi: Trẻ nào tạo dáng tốt, cô tuyên dương vỗ tay thật to khen trẻ.
 * Kết quả:
 - Trẻ đã rất hứng thú chú ý nghe âm thanh và bắt chước lại âm thanh,bắt chước 
được hoạt động của các PTGT đó, từ đó trẻ ghi nhớ và khắc sâu hơn về các PTGT gần 
gũi.
 * Trò chơi: Taxi
 - Mục đích: Trẻ nhận biết được tên phương tiện giao thông: xe taxi, rèn kỹ 
năng ngồi yên, ngồi vững khi đi trên xe
 - Cách chơi: Cô giáo nói: Tay đâu, tay đâu
 Trẻ: tay đây, tay đây
 Và sau đó cùng hát.
 Taxi, taxi
 Đi vòng quanh thế giới
 Bao nhiêu, bao nhiêu
 5 đồng thôi anh nhé
 Đắt thế, đắt thế, 2 đồng thôi anh nhé
 OK OK xin mời anh lên xe
 Hết xăng, hết xăng
 Xin mời anh xuống xe
 Ô hay! Ô hay! anh này vô duyên ghê.
 * Kết quả:
 - Trẻ thích tham gia chơi và hát cùng cô theo bài hát nhí nhảnh, vui nhộn này, 
khi muốn đi xe phải trả tiền mới được đi, trẻ biết được khi đi xe phải ngồi yên và thắt 
dây an toàn, giáo dục kỹ năng giữ an toàn khi tham gia giao thông, khi đi trên đường 
có xe phải tránh .
 3.4. Sử dụng trò chơi để nhận biết một số con vật, hoa quả quen thuộc
 - Mục đích: Nhằm giúp trẻ nhận biết tên, một số đặc điểm nổi bật của con vật, 
rau, hoa quả quen thuộc.
 - Tôi đã sử dụng các trò chơi như: Gieo hạt; Con bọ dừa; Cá tôm cua; Về đúng 8
quan sát, nhóm nào nhớ được nhiều loại quả nhất sẽ thắng cuộc.
 - Có thể thay đổi các loại quả, hoa quen thuộc với trẻ rồi cô giáo tăng hoặc bớt 
số lượng qua trong các lần chơi để nâng cao chất lượng trò chơi
 * Kết quả:
 - Trẻ đã nhận biết, gọi tên các loại quả, hoa gần gũi quen thuộc có trong hộp 
và 1 số hoa quả mà trẻ biết. Qua đó trẻ đã được phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, 
bước đầu làm quen với việc nhận xét giúp phát triển ngôn ngữ và khả năng tư duy cho 
trẻ.
 3.5. Sử dụng trò chơi trong hoạt động nhận biết bản thân và người gần 
gũi.
 Ví dụ : Chủ đề “Mẹ và những người thân yêu ”, “nhánh người thân của bé”
 * Trò chơi: Gia đình ngón tay
 - Cách chơi: xòe 1 bàn tay ra và đọc theo bài đồng dao, đọc đến lượt ai thì đưa 
lần lượt từng ngón tay để tượng trưng cho 5 thành viên trong gia đình.
 Gia đình ngón tay
 Gia đình tôi có 5 người
 Bố tôi này
 Mẹ tôi đây
 Anh trai cả
 Chị gái xinh
 “Còn tôi đây bé út nhất nhà.
 * Kết quả:
 - Trẻ tham gia cùng cô rất vui vẻ,biết đưa các ngón tay khéo léo và đọc theo 
cô bài bài đồng dao “Gia đình ngón tay”, trẻ đã kể được những người trong gia đình 
mình và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình, nói được tên của 
bản thân và những người gần gũi khi được hỏi.
 3.6. Sử dụng trò chơi để nhận biết hình dạng, nhận biết trên dưới trước 
 sau
 * Trò chơi: “Bé thi tài”
 - Chủ đề “Đồ dùng đồ chơi của bé”, nhánh “Tết trung thu”.
 - Sau khi tổ chức hoạt động chơi tập có chủ định với đề tài: “Bé chơi với 
 hình tròn”, cô tổ chức trò chơi “Bé thi tài” qua trò chơi để củng cố lại khả năng 
 nhận biết được và chọn hình tròn lên trang trí theo yêu cầu.
 + Cách chơi: Cho trẻ cầm hình tròn lên trang trí bức tranh đêm trung thu, 
 Đây là bức tranh giới thiệu về đêm trung thu, các con chọn hình tròn trang trí hoàn 
 thiện chuẩn bị tổ chức đêm trung thu cùng với chị Hằng chú cuội để chúng mình 
 cùng đón trong thu .
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi và cùng chơi với trẻ.
 * Kết quả:

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_mot_so_tro_choi_de_nang_cao_hoat_dong_nhan_biet.docx
  • pdfSKKN Sử dụng một số trò chơi để nâng cao hoạt động nhận biết cho trẻ 25-36 tháng tuổi ở Trường Mầm n.pdf