SKKN Sử dụng biện pháp kể chuyện theo tranh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng
Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trường Mầm non, hằng năm nhà trường luôn quan tâm, đầu tư cấp phát tài liệu, tranh ảnh, sách tranh, truyện kể theo từng độ tuổi, từng chủ đề; chỉ đạo các nhóm lớp xây dựng môi trường bố trí góc kể chuyện phù hợp, tạo sự hứng thú lôi cuốn vào hoạt động, tổ chức hội thi “Đồ dùng đồ chơi tự làm” cấp trường, để giáo viên có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo của mình như các loại đồ dùng, tranh truyện hấp dẫn được làm từ vải nỉ, mẹt tre, sa bàn, tranh lật, tranh treo tường, tranh khuyết,…cho trẻ hoạt động rất hứng thú và hiệu quả. Tuy nhiên, tình hình thực tế tại nhóm lớp đa số trẻ 24 -36 tháng chưa qua độ tuổi 18-24 tháng nên khả năng giao tiếp của trẻ còn hạn chế, vốn từ nghèo nàn, hay nói ngọng nói lắp. Phụ huynh ở địa phương đa số làm nghề đi biển cả ngày nên thời gian trò chuyện, trao đổi với con rất ít, thậm chí có nhiều phụ huynh chưa biết kể chuyện cho trẻ nghe nên trẻ càng nhút nhát, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Đối với giáo viên, trong những năm qua chỉ chú ý đến dạy các câu chuyện trong chương trình giáo dục, chưa chú ý dạy cho trẻ kể chuyện theo tranh và nếu có chỉ tiến hành rất ít, chưa đi sâu vào việc khai thác, sử dụng hiệu quả các tranh truyện, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ, trẻ chưa có cơ hội kể chuyện theo suy nghĩ của mình. Chính vì vậy biện pháp kể chuyện theo tranh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tôi rất quan tâm và chú trọng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng biện pháp kể chuyện theo tranh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng
Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trường Mầm non, hằng năm nhà trường luôn quan tâm, đầu tư cấp phát tài liệu, tranh ảnh, sách tranh, truyện kể theo từng độ tuổi, từng chủ đề; chỉ đạo các nhóm lớp xây dựng môi trường bố trí góc kể chuyện phù hợp, tạo sự hứng thú lôi cuốn vào hoạt động, tổ chức hội thi “Đồ dùng đồ chơi tự làm” cấp trường, để giáo viên có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo của mình như các loại đồ dùng, tranh truyện hấp dẫn được làm từ vải nỉ, mẹt tre, sa bàn, tranh lật, tranh treo tường, tranh khuyết,cho trẻ hoạt động rất hứng thú và hiệu quả. Tuy nhiên, tình hình thực tế tại nhóm lớp đa số trẻ 24 -36 tháng chưa qua độ tuổi 18-24 tháng nên khả năng giao tiếp của trẻ còn hạn chế, vốn từ nghèo nàn, hay nói ngọng nói lắp. Phụ huynh ở địa phương đa số làm nghề đi biển cả ngày nên thời gian trò chuyện, trao đổi với con rất ít, thậm chí có nhiều phụ huynh chưa biết kể chuyện cho trẻ nghe nên trẻ càng nhút nhát, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Đối với giáo viên, trong những năm qua chỉ chú ý đến dạy các câu chuyện trong chương trình giáo dục, chưa chú ý dạy cho trẻ kể chuyện theo tranh và nếu có chỉ tiến hành rất ít, chưa đi sâu vào việc khai thác, sử dụng hiệu quả các tranh truyện, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ, trẻ chưa có cơ hội kể chuyện theo suy nghĩ của mình. Chính vì vậy biện pháp kể chuyện theo tranh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tôi rất quan tâm và chú trọng 2. Biện pháp kể chuyện theo tranh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Để biện pháp “ Kể chuyện theo tranh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi” phát huy hết hiệu quả chúng ta cần làm tốt các vấn đề sau: * Thứ nhất: Lựa chọn tranh truyện Lựa chọn tranh truyện để dạy trẻ phát triển ngôn ngữ sao cho phù hợp là rất quan trọng. Những hình tượng trong tranh phải giúp trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ. Do vậy tôi đã lựa chọn như sau: an toàn (không có cạnh sắc nhọn, không nguy hiểm cho trẻ), hợp vệ sinh. lôi cuốn trẻ vào hoạt động dễ dàng hơn. VD: Làm bộ tranh sa bàn “Đôi bạn tốt” + Nguyên vật liệu: Giấy rôky, sơn đủ màu + Cách làm: Cắt giấy thành tấm 60x40cm, vẽ và sơn màu thành bức tranh theo nội dung tranh truyện, vẽ nhân vật gà, vịt ngộ nghĩnh, màu sắc đẹp,dán nổi lên bức tranh,..Hoàn thành bức tranh lấy keo ép lại để tăng độ bền khi sử dụng tranh * Về thể loại: Cần đa dạng hóa các thể loại tranh truyện để tạo hứng thú, tích cực cho trẻ trong hoạt động như: tranh treo tường, tranh lật, tranh đóng tập, sa bàn, tranh mô hình, tranh động Giáo viên có thể tìm tòi, sáng tạo làm các đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu khác nhau qua các chủ đề. *Thứ 2: Rèn luyện trẻ kể chuyện theo tranh Khi đã có một môi trường hoạt động đầy đủ các loại đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, thu hút trẻ hoạt động thì chúng ta còn phải lựa chọn cách thức dạy trẻ kể chuyện theo tranh. Để đạt được hiệu quả cao tôi thường tiến hành như sau: - Định hướng cho trẻ xem tranh + Cách sử dụng tranh truyện: Tùy vào từng loại tranh chúng ta có thể hướng dẫn trẻ sử dụng các hình thức khác nhau.VD: Đối với tranh lật thì cô hướng dẫn trẻ mở tranh, một tay cầm tranh một tay lật tranh, lật theo thứ tự từ trang đầu đến trang cuối. Đối với tranh khuyết: Trẻ biết quan sát toàn bộ bức tranh, trẻ thích nhân vật, hành động nào để thể hiện nội dung mình muốn kể thì chọn tranh dán vào vị trí bức tranh còn khuyết + Hướng dẫn trẻ quan sát tranh truyện: Trước tiên giáo viên nên cho trẻ tự xem tranh vài phút, tự trò chuyện với nhau về nội dung. Sau đó, giáo viên chú trọng việc xây dựng hệ thống các câu hỏi đàm thoại ngắn gọn, từ ngữ dễ hiểu, theo trình tự, bám sát nội dung cốt truyện về hành động, đặc điểm, trạng thái của nhân vật. gợi ý thêm cho trẻ. Qua đây trẻ được trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình để kể chuyện theo tranh bằng chính ngôn ngữ của trẻ thì lúc này vốn từ sẽ tăng lên, là cơ hội trẻ được rèn luyện trẻ phát âm rõ ràng, trọn câu, Quan trọng hơn là thông qua những câu truyện đó, tôi chú trọng việc cung cấp những từ mới, luyện tập trẻ nói từ khó cho trẻ - Thời điểm tổ chức: Dạy trẻ kể chuyện theo tranh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại nhóm lớp được tôi tiến hành dưới nhiều hình thức vào nhiều thời điểm khác nhau. Tận dụng các loại tranh truyện trong và ngoài lớp phù hợp độ tuổi 24-36 tháng để trẻ được tri giác tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh. Tạo cơ hội rèn luyện phát âm chuẩn, chính xác, khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ. Nhằm phát triển vốn từ và luyện phát âm cho trẻ một cách tích cực và hiệu quả. + Ở hoạt động học: Tôi cho trẻ về góc “Cô kể bé nghe” để tổ chức cho trẻ, tôi thường sử dụng tranh sa bàn cho trẻ hoạt động kể chuyện. Khi kể chuyện trẻ được quan sát bức tranh, chỉ vào từng nhân vật để trẻ kể dễ dàng, khắc sâu nội dung truyện kể + Vào buổi sáng giờ đón trẻ , tôi thường cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc, khuyến khích trẻ ít nói, khả năng nói chưa rõ,..tham gia vào góc kể chuyện. Ở đây trẻ được tự do xem các tranh ảnh như tranh lật, tranh khuyết. Qua đó trẻ nói những gì trẻ biết, giao tiếp các bạn trong nhóm, từ đó trẻ cảm nhận được những cái hay cái đẹp trong bức tranh, trẻ thích thú hơn với các hoạt động văn học, vốn kinh nghiệm trẻ được tăng lên thì đó là cơ sở giúp trẻ kể chuyện sáng tạo hơn. + Khi ra hoạt động chơi ngoài trời, tận dụng các tranh ảnh ở các mảng tường trẻ được quan sát, làm quen với nhiều hình ảnh khác nhau, phong phú hơn kích thích trẻ nói 1 cách tự nhiên, thoải mái. - Kết hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở nhà: Thông qua các cuộc trao đổi với phụ huynh thì giáo viên tuyên truyền phụ huynh hãy cố gắng dành thời gian để trò chuyện với trẻ, lắng nghe trẻ nói và tập nói cho trẻ. Khi Trên đây là kết quả cho thấy hiệu quả của việc áp dụng biện pháp vào thực tế tại nhóm lớp. Tỷ lệ các nội dung khảo sát đều tăng từ 12% - 24%. Đó là 1 dấu hiệu đáng mừng và là động lực để cho tôi tiếp tục rèn luyện cho trẻ trong thời gian tiếp theo IV. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của biện pháp: * Đối với giáo viên: - Bản thân nâng cao kĩ năng và biết được nhiều phương pháp khai thác sử dụng các loại phương tiện, đồ dùng kể chuyện theo tranh có hiệu quả - Tích lũy nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ được các đồng nghiệp học hỏi - Tạo ra mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trẻ * Đối với trẻ: - Vốn từ của trẻ tăng lên - Khả năng giao tiếp của trẻ rõ ràng, trọn câu - Trẻ hứng thú, tích cực vào các hoat động kể chuyện * Đối với phụ huynh: - Giúp phụ huynh đã phần nào hiểu được tầm quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường, hiểu các biện pháp để dạy trẻ phát triển ngôn ngữ tại nhà - Thu hút sự quan tâm hổ trợ vật chất cũng như tinh thần của phụ huynh đến với lớp học từ đó góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ 2. Kiến nghị, đề xuất * Kiến nghị: Khuyến nghị với chính quyền địa phương cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi nhất là độ tuổi nhà trẻ. Ngoài ra còn cần có sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ tại lớp.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_bien_phap_ke_chuyen_theo_tranh_de_phat_trien_ng.docx