SKKN Sáng tạo một số hình thức phát triển kỹ năng thực hành cuộc sống nhằm xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non xã Hữu Hòa
Trong cuộc sống hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Chính vì vậy, nếu thiếu cảm xúc tích cực trẻ sẽ khó có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc và khó tập trung để học các kỹ năng thực hành cuộc sống cần thiết, trẻ dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Đặc biệt, trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng là giai đoạn nền tảng trong quá trình phát triển của mọi cá nhân. Ở độ tuổi này, trẻ cần được giáo dục về những cảm xúc tích cực và kỹ năng thực hành cuộc sống ở cả gia đình và trường mầm non. Điều này giúp trẻ an toàn, khỏe mạnh, tự lực, tự tin, giàu sáng tạo. Tuy nhiên, do đặc thù của lứa tuổi nên khả năng nhận thức của trẻ còn có nhiều hạn chế, trẻ dễ nhớ, dễ quên và hay hành động theo ý muốn. Vì vậy, dạy những kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ chỉ là những bước đầu giúp trẻ có các kỹ năng như: Biết về bản thân mình, mạnh dạn tự tin, kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ bản thân, biết hợp tác chơi với các bạn, kỹ năng thích nghi với môi trường... Để trẻ có được những cảm xúc tích cực và kỹ năng ở lứa tuổi này, cô giáo cần nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo, lồng ghép các hoạt động để truyền thụ cho trẻ. Ngoài ra cô giáo nên trang bị cho trẻ kiến thức, giúp trẻ có ý thức và niềm tin để thay đổi. Trẻ có kĩ năng thực hành cuộc sống tốt, trẻ sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn, dám nói lên những điều mình suy nghĩ, sẽ được an toàn hơn, được yêu thương hơn và được tôn trọng hơn. Chính những kĩ năng mà trẻ có được sẽ phần nào giúp trẻ được hạnh phúc hơn, cô giáo hạnh phúc hơn và phụ huynh hạnh phúc hơn, góp phần xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc theo đúng nghĩa. Bởi vậy, trẻ cần được hướng dẫn, phải được thực hành và vận dụng kỹ năng vào trong sinh hoạt thường ngày của trẻ để những kỹ năng này trở thành một thói quen tốt.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sáng tạo một số hình thức phát triển kỹ năng thực hành cuộc sống nhằm xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non xã Hữu Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sáng tạo một số hình thức phát triển kỹ năng thực hành cuộc sống nhằm xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non xã Hữu Hòa
MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.....................................................................3 I. Những nội dung lý luận:....................................................................................3 II. Thực trạng vấn đề:............................................................................................3 1. Đặc điểm tình hình:...........................................................................................3 2. Thuận lợi:..........................................................................................................4 3. Khó khắn:..........................................................................................................4 III. Các biện pháp đã tiến hành:............................................................................4 1. Thực hiện tốt chuyên đề “ Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm lồng ghép xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc4 2. Thiết kế các video, bài giảng E- Learning, ứng dụng Montessori giúp trẻ nâng cao kỹ năng thực hành cuộc sống.........................................................................8 3. Sáng tác thơ, ca, hò, vè đặt lời bài hát ....................................11 4. Thiết kế đồ dùng đồ chơi sáng tạo kích thích sự hứng thú trong hoạt động của trẻ.....12 5. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh giúp trẻ có thêm kỹ năng thực hành cuộc sống.................................12 IV. Hiệu quả của sáng kiến:....14 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....17 1. Kết luận:..17 2. Khuyến nghị:...17 PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 2 * Mục đích nghiên cứu: Với đề tài trên tôi muốn giúp trẻ được hoạt động trong môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện, hạnh phúc. Giúp trẻ có những kỹ năng ban đầu về cuộc sống, có những kinh nghiệm sống, biết được những điều nên làm và không nên làm giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống. * Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giúp phát triển kỹ năng sống cơ bản cho trẻ. * Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non. * Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Năm học 2020- 2021 * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp tham khảo tài liệu - Phương pháp điều tra thực trạng - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát * Khảo sát chất lượng đầu năm đối với trẻ. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để nắm được tình hình của trẻ và có kế hoạch dạy trẻ cho phù hợp. BẢNG KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM Số trẻ đầu năm: 25 trẻ Nội dung Số trẻ Tỉ lệ Kỹ năng tự phục vụ 18/25 72 % Kỹ năng giao tiếp 16/25 64 % Kỹ năng tự nhận thức 17/25 68 % Kỹ năng hợp tác 18/25 72 % Qua bảng khảo sát trên tôi thấy các kỹ năng sống cơ bản của trẻ còn khá thấp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hợp tác của trẻ còn hạn chế, kỹ năng giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh còn chưa linh hoạt, chưa nhanh nhẹn, khả năng tự nhận thức của trẻ chưa cao nên tôi luôn băn khoăn làm sao để tỉ lệ các kỹ năng thực hành cuộc sống được nâng cao lên. 4 Từ thực tế khảo sát và thực hiện đề tài tôi đã gặp một số thuận lợi, khó khăn sau: 2. Thuận lợi: - Ban giám hiệu luôn quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, đặc biệt, rất sát sao trong việc nâng cao kiến thức cho giáo viên: Cụ thể hàng tháng chúng tôi đều tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo khối 2 lần/tháng, trong những buổi họp này, tôi luôn cùng các chị em trao đổi về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách nhẹ nhàng và đem lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, ban giám hiệu cũng quan tâm đầu tư, bổ sung thêm tài liệu về kỹ năng sống cho giáo viên giúp chúng tôi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, đoàn kết, có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ. Một giáo viên mới đỗ viên chức đang học đại học sư phạm mầm non. - Các bậc phụ huynh quan tâm, tin tưởng cô, nhiệt tình trao đổi, phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 3. Khó khăn: - Giáo viên còn hạn chế về phương pháp tổ chức phương pháp Montessori thực hành cuộc sống cho trẻ. - Đa số trẻ lần đầu đến lớp nên còn nhiều bỡ ngỡ, cần có thời gian để làm quen với chế độ sinh hoạt của nhà trẻ. Nhiều trẻ còn nhút nhát, khả năng phát âm của trẻ còn hạn chế, một số trẻ sức khỏe yếu, hay nghỉ học, thời gian chăm sóc trẻ nhiều. - Ở nhiều gia đình, trẻ được nuông chiều, cung phụng khiến cho trẻ không có kỹ năng tự phục vụ. Sau khi nghiên cứu thực tế thuận lợi và khó khăn và tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng kĩ năng sống của trẻ, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp như sau: III. Các biện pháp thực hiện 1. Thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm lồng ghép xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc” giúp trẻ tự tin trong mọi hoạt động. 1.1. Tích cực học hỏi thay đổi tư duy, nhận thức để thực hiện tốt chủ đề “ Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”. Trong năm học 2020- 2021, nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học với chủ đề “ Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”. Hưởng ứng phong trào này, bản thân tôi tự nhủ mình phải thực sự thay đổi để xây dựng một lớp học hạnh phúc. Bởi tôi nghĩ rằng lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có 6 trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang tính chất khoa học chứ không phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. 1.2. Xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc tạo cho trẻ sự tự tin trong mọi hoạt động. Tự tin là chìa khóa của thành công. Người tự tin sẽ có 70% cơ hội chiến thắng. Tự tin giúp cho trẻ dám nghĩ, dám làm, dám thể hiện. Tự tin sẽ giúp cho trẻ có được kĩ năng và kiến thức nhanh nhất. Để phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ chúng ta cần tạo cho trẻ một môi trường lớp học mầm non hạnh phúc theo đúng nghĩa. Môi trường lớp học mầm non hạnh phúc là môi trường đảm bảo ba tiêu chí cốt lõi là an toàn- yêu thương và tôn trọng. Lớp mầm non hạnh phúc sẽ tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển toàn diện cả về tư duy và thể chất. Môi trường tốt sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần, trẻ tự do thể hiện hết bản thân của mình, từ đó trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, trẻ hạnh phúc thì cô giáo cũng hạnh phúc, trường học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc. Ngay từ đầu năm học, tôi đã cùng với giáo viên của lớp đặt mục tiêu là làm sao để mỗi buổi sáng trẻ đến lớp không khóc và ngày càng hào hứng khi đến trường. Giáo viên luôn niềm nở, thân thiện khi đón - trả trẻ, cố gắng quản lý cảm xúc tiêu cực, luôn coi các con như con của mình, luôn tạo cho các con cảm giác an toàn, yêu thương và tôn trọng khi đến lớp. Tôi nghiên cứu và tự thay đổi cách đón trẻ, không chỉ dừng lại ở việc chào hỏi lễ phép với bố mẹ và cô giáo, tôi lập cho các con một bảng “Chào bé đến lớp”. Theo đó, khi đến lớp, sau khi chào cô giáo, trẻ sẽ tự chọn cho mình một cách để giao lưu với cô theo cách trẻ muốn. Khi thì là một cái bắt tay, khi là một cái ôm thật chặt, hoặc cùng nhún nhảy theo giai điệu nào đó Chính việc làm đó đã tạo cho các con cảm giác rất an toàn, yêu thương tự nhiên, tự tin. Các con vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn mỗi khi đến lớp. (Hình ảnh cô và trẻ trao gửi yêu thương trong giờ đón, trả trẻ 1.2) Khi xây dựng lớp mầm non hạnh phúc, tôi đã thay đổi rất nhiều trong tư duy, trong cách nhìn nhận và quan hệ với các đồng nghiệp và trẻ. Thay vì áp đặt ý kiến chủ quan của mình, tôi cho trẻ được thỏa sức sáng tạo, trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân dưới định hướng của cô giáo. Các con được bày tỏ và được cô giáo lắng nghe một cách đầy tôn trọng. Thay vì la mắng, dọa dẫm, tôi cho các con được sai, được nói ra cảm xúc, suy nghĩ của mình. Điều đó sẽ giúp các con tự tin hơn,hòa đồng hơn, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. Bởi dù ở lứa tuổi nào, các con cũng có những cảm xúc như người lớn, các con
File đính kèm:
- skkn_sang_tao_mot_so_hinh_thuc_phat_trien_ky_nang_thuc_hanh.doc