SKKN Phương pháp sử dụng đồ chơi tự tạo trong công tác giảng dạy trẻ mẫu 24-36 tháng ở Trường Mầm non Gia Thượng
Trong thực tế, qua những năm giảng dạy, hàng ngày được tiếp xúc với trẻ, được xem trẻ chơi, thấy rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi với những đồ chơi mới lạ, đặc biệt là những đồ chơi mà do tự tay trẻ làm ra (với sự giúp đỡ của cô). Trong khi đó, những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, hạn chế về số lượng và không được thay đổi thường xuyên. Vì vậy, nhiều trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực sáng tạo trong các hoạt động. Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, như vỏ chai dầu gội, sữa tắm, lon bia, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD hỏng,… đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm những việc hữu ích. Nếu thu gom, chọn lọc và có ý tưởng làm các đồ dùng, đồ chơi thì có thể biến những chiếc hộp, bìa to, nhỏ,... thành ô tô, tàu hỏa, nhà cửa, bàn ghế,… đưa vào các giờ dạy, các góc chơi của trẻ. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo, phong phú cho lớp học. Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ học và các hoạt động. Qua đó hình thành ý thức tuyền truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường. Góp phần giảm thiểu lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môi trường.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp sử dụng đồ chơi tự tạo trong công tác giảng dạy trẻ mẫu 24-36 tháng ở Trường Mầm non Gia Thượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp sử dụng đồ chơi tự tạo trong công tác giảng dạy trẻ mẫu 24-36 tháng ở Trường Mầm non Gia Thượng
2. Mục đích nghiên cứu Từ các đồ chơi tự tạo sử dụng trong các hoạt động nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy. 3. Đối tượng nghiên cứu Đồ chơi tự tạo sử dụng trong các hoạt động giảng dạy. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Sáng kiến tiến hành khảo sát, thực nghiệm trên đối tượng trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non (Năm học 2019-2020) 5. Phương pháp nghiên cứu Sáng kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu logic, thực nghiệm, thử nghiệm, đánh giá. 6. Phạm vi nghiên cứu Sáng kiến nghiên cứu tại lớp nhà trẻ D2 trường Mầm non Gia Thượng (Năm học 2019-2020) PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Theo chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Vì vậy: Giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó nhu cầu đồ dùng, đồ chơi tự tạo cũng rất quan trọng. Thông qua đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. Việc sử dụng đồ chơi thông qua các trò chơi giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình. Chơi với đồ chơi còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. Bên cạnh đó giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động 2/10 trẻ tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày. 3. Khó khăn: - Công việc bận rộn, không có nhiều thời gian đầu tư cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. - Trẻ còn nhỏ nên nhận thức chưa đồng đều, khả năng tư duy của trẻ còn hạn chế. - Số trẻ đi học không đồng đều phần nào cũng gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động sáng tạo, thu hút trẻ tham gia. - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các trò chơi theo từng chủ đề còn ít, chưa phong phú. III. Cách làm một số đồ dùng, đồ chơi và ứng dụng Điều gì gắn bó và hấp dẫn trẻ với đồ dùng, đồ chơi tự tạo? Phải chăng những đồ dùng, đồ chơi phần nào thỏa mãn nhu cấu thiết yếu của trẻ thơ. Ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc và phát triển thể lực, trẻ còn có những nhu cầu khác mà các bậc phụ huynh, cô giáo cần quan tâm đến như: Nhu cầu tham gia các hoạt động; nhu cầu giải trí, vui chơi; nhu cầu nhận thức; nhu cầu giao tiếp; nhu cầu tưởng tượng của trẻ,... Vì vậy, tôi xin đưa ra một số cách thức làm đồ dùng, đồ chơi như sau: 1. Rối tay a) Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ - Vải dạ, bút, kéo, kim, chỉ, súng bắn keo, keo, các loại mắt nhựa, kim sa. b) Cách làm - Gập đôi miếng vải dạ, dùng bút vẽ lên vải dạ hình bàn tay, dùng kéo cắt vải dạ thành hình bàn tay. - Dùng súng bắn keo dán các mép của ngón tay lại thành cái bao tay (Găng tay) hoặc dùng kim chỉ để khâu. - Trang trí lên găng tay hình những nhân vật truyện, cỏ cây, ngôi nhà, chim, cá. Theo chủ đề cần thiết (Ví dụ truyện 3 chú lợn con, thơ cá và chim.) Hình ảnh 1: Rối bàn tay Hình ảnh 2: Cô và trẻ sử dụng rối tay c) Cách sử dụng Với loại rối này, sử dụng để làm các nhân vật truyện trong giờ làm quen văn học hoặc đưa vào hoạt động góc. - Sử dụng để bày vào các sa bàn dạy làm quen văn học, làm quen với môi trường xung quanh. 4/10 - Vò cho tờ giấy hơi nhăn lại một chút, sau đó cho giấy vụn vào trong và bọc lại thành cuộn tròn. - Cuốn một băng giấy nhỏ có chiều dài khoảng 40cm, bề rộng 6cm để làm tai thỏ. - Đặt ngang băng giấy lên giữa bọc giấy tròn sau đó gấp phần giấy thừa của bọc giấy xuống chặn ngang băng giấy. Cuối cùng nhét và giấu các mép giấy thừa cho thật khéo, vừa làm vừa chỉnh lại bọc giấy cho giống khuôn mặt chú thỏ, kéo chỉnh băng giấy cho đều hai bên để làm tai thỏ. - Vo hai cục giấy tròn nhỏ màu trắng, một cục giấy màu hồng và cắt hai dải giấy nhỏ màu hồng. - Dùng hồ dán dải giấy màu hồng lên hai tai thỏ. - Dán hai cục giấy màu trắng và hồng lên khuôn mặt để làm mũi và mồm, vẽ mắt, dính thêm mấy sợi râu và đính nơ cho thỏ. Hình ảnh 5: Thỏ giấy c) Cách sử dụng Với loại đồ chơi này ta có thể sử dụng để làm các nhân vật trong truyện, thơ, các trò chơi cho trẻ. (ví dụ: ở trẻ nhỏ trẻ sử dụng những con thỏ này để cùng nhau kể lại chuyện hay tự nghĩ ra nội dung câu chuyện để kể dựa vào những con thỏ sẵn có. 5. Mũ Gà,Vịt a) Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ Vải dạ, kéo, keo nến, súng bắn keo.... b) Cách làm - Dùng kéo cắt vải dạ thành những sợi dài 30cm, rộng 3cm - Xếp những sợi vải thành hình cái mũ và dán lại bằng súng bắn keo - Cắt mỏ, tai Gà, Vịt và dán vào mũ - Dán mắt Gà, Vịt bằng nhựa hoặc cắt bằng vải dạ Hình ảnh 6: Trẻ đóng vai Gà, Vịt Hình ảnh 7: Trẻ chơi trò chơi “Gà trong vườn rau” c) Cách sử dụng Dùng làm các nhân vật trong truyện, thơ, chơi trò chơi 6. Búp bê ngộ nghĩnh a) Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ Vỏ chai sữa tươi Fristi; Bút dạ màu đen; Quả bóng bàn (màu vàng); Nắp chai nhựa (hoặc nắp chai bia); Mút xốp; Một túm len (màu vàng hoặc da cam,...); Hồ dán, băng dính hai mặt. 6/10 Hình ảnh 10: Bé khám phá đường hầm c) Cách sử dụng - Dùng trong giờ thể dục, chơi góc, vận động... 9. Chú Êch vui vẻ a) Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ - Vải dạ màu xanh lá cây, màu da, bạt trắng to, bút, kéo, súng bắn keo, keo nến.. b) Cách làm - Cắt tấm bạt thành hình chữ nhật dài 1,5m rộng 1m - Cắt vải dạ màu xanh lá cây thành những chiếc lá sen có đường kính khoảng 30cm (8 cái) - Cắt vải dạ màu da thành những đôi bàn chân vừa với cỡ chân của trẻ - Dán một đường thẳng ở một đầu tấm bạt để làm vạch chuẩn. - Dán 2 lá sen cạnh nhau vào tấm bạt lên phía trên vạch chuẩn, sau đó dán 1 lá sen lên phía trên 2 lá sen khoảng cách giữa 2 lá sen. Cứ như vậy dán 2 lá rồi đến 1 lá rồi hai lá...cho đến hết) - Dán mỗi bên1 bàn chân vào hai lá sen cạnh nhau, dán 2 bàn chân vào chỗ dán 1 lá sen. - Trang trí một chú ếch nghộ nghĩnh phía đích. c) Cách sử dụng - Dùng trong trò chơi bật chụm tách chân, dung chơi góc, chơi vận động, chơi trò chơi. Hình ảnh 11 : Trò chơi “Chú Ếch vui vẻ”. 10. Đồ chơi thả bóng a) Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ - 1 tấm Formex dài 1m, rộng 1m - 1 cây ống nước to, 5 cút nối góc vuông bằng ống nước - Vải dạ các màu, kéo, súng bắn keo, keo nến. - Bóng nhỏ vừa lỗ ống nước. b) Cách làm - Cắt ống nước thành 5 đoạn dài 50cm. Bọc ống nước bằng vải dạ để hở hai đầu ( Mỗi ống 1 màu- màu cơ bản phù hợp với trẻ nhà trẻ). Bọc 5 cút nối bằng các màu tương ứng với màu đã bọc ống nước. - Gắn ống nước vào tấm Formex theo chiều dọc, bằng đầu nhau, (mỗi ống cách nhau 10cm). Gắn cút nối phía dưới ống nước tương ứng các màu, tương úng khoảng cách. 8/10
File đính kèm:
- skkn_phuong_phap_su_dung_do_choi_tu_tao_trong_cong_tac_giang.doc