SKKN Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học cho trẻ 24–36 tháng ở Trường Mầm non Hải Khê
Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như: hoạt động nhận biết, làm quen với Toán, Âm nhạc và tạo hình tuy nhiên thông qua hoạt động làm quen với Văn học như: Đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch sẽ giúp trẻ phát triển trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ và khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái xấu của mọi vật xung quanh. Do đó hoạt động “Làm quen với Văn học” là một hoạt động rất hay và hấp dẫn nếu giáo viên có sự đầu tư vào bài giảng. Tuy nhiên nó sẽ trở nên đơn điệu, khô khan nếu giáo viên không có sự chuẩn bị chu đáo.Vì vậy muốn dạy tốt giáo viên phải nắm được yêu cầu của bài dạy và những kỹ năng cần truyền đạt trong từng bài để vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp.
Thông qua bài thơ, câu chuyện, các nhân vật sự vật hiện tượng gần gũi giúp cho trẻ phát triển óc tư duy sáng tạo, trí tò mò mà thích khám phá từ đó nảy sinh trong trẻ những nhận thức tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, yêu qúy ông bà, cha mẹ, thầy cô, yêu quý loài vật, yêu thiên nhiên cỏ cây, hoa lá…. Làm cho tâm hồn trẻ ngày thêm hướng thiện, gần gũi với con người và mọi vật xung quanh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học cho trẻ 24–36 tháng ở Trường Mầm non Hải Khê
hoàn thiện. Trẻ mới học nói, nói còn ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ câu nên khả năng diễn đạt ngôn ngữ, câu từ chưa được rõ ràng, mạch lạc, các từ ngữ trong câu trẻ chưa biết sắp xếp. 2. Cơ sở thực tiễn: Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này tôi nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ cũng như nắm chắc phương pháp hữu ích phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, học hỏi áp dụng những phương pháp phù hợp với tâm sinh lí của trẻ. Chính vì những lý do trên nên tôi xin mạnh dạn xây dựng và thực hiện đề tài “Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văng học cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non Hải Khê " II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Tìm hiểu một số biện pháp để đổi mới phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng, để từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho thông qua hoạt động làm quen văn học cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non Hải Khê . III. ĐỐI TƯỢNG CƠ SỞ NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của đề tài là trẻ nhà trẻ trường Mầm non Hải Khê. 2. Cơ sở nghiên cứu: Cơ sở của đề tài nghiên cứu là thông qua các hoạt động thực tế ở lớp nhà trẻ đơn vị Trường mầm non Hải Khê. Iv. ph¬ng ph¸p nghiªn cøu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu, Tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp tham khảo tài liệu 2. Phương pháp quan sát – ghi chép phải gần gũi với trẻ bằng cách nói chuyện thường xuyên và đặt ra những câu hỏi đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: 1 Thuận lợi: - Đầu năm 2020 – 2021, tôi được phân công chủ nhiệm lớp Nhà trẻ 24-36 tháng A với tổng số là 14 trẻ. - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt để giáo viên phát huy hết khả năng của mình trong giảng dạy, luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên được học tập bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn. - Môi trường học tập bên trong bên ngoài lớp học được xây dựng theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. - Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, nắm vững phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. - Bản thân luôn có tinh thần tự học hỏi từ đồng nghiệp, sách báo, internet để tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ 24-36 tháng đạt kết quả cao. 2. Khó khăn: - Là xã ven biển, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Một số phụ huynh do bận rộn với công việc nên ít giao tiếp với trẻ, thường chiều theo ý của trẻ, dẫn đến phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng có phần hạn chế. - Đa số trẻ mới đi học các cháu khóc nhiều, chưa thích ghi với nề nếp và điều kiện sinh hoạt của lớp. - Ngôn ngữ của trẻ phát triển chưa đồng đều, một số trẻ ở đầu độ tuổi còn nói chưa rõ ràng, nhút nhát, khả năng nhận thức chậm, dùng từ không chính xác. 3. Thực trạng về lớp học của cô và trẻ: - Đa số trẻ mới đi học các cháu khóc nhiều, chưa thích nghi với nề nếp và điều kiện sinh hoạt của lớp. Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, chuyện nhằm giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện, trả lời được các câu hỏi về tên chuyện, tên của các nhân vật trong câu chuyện, trẻ đọc được bài thơ với sự giúp đỡ của cô giáo, trẻ nói được câu đơn, câu có 5-7 tiếng. + Để giờ thơ, giờ chuyện đạt kết quả cao, cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo: + Chuẩn bị tranh ảnh phù hợp với nội dung bài thơ, câu chuyện, tranh ảnh phải hấp dẫn thu hút trẻ, hình ảnh trên máy vi tính thì hình ảnh phải động lôi cuốn trẻ. + Đối với câu chuyện thì giáo viên phải kể diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật, đối với bài thơ thì giáo viên đọc rõ ràng, ngắt đúng nhịp và thể hiện tình cảm trong bài thơ để thu hút trẻ. VD: Cô kể cho trẻ nghe câu truyện “Thỏ con không vâng lời” Sau khi cô kể chuyện cho trẻ nghe 1-2 lần thì cô diễn giải nội dung câu chuyện cho trẻ dễ hiểu. Sau đó cô đặt các câu hỏi cho trẻ trả lời: + Cô vừa kể cho các nghe câu chuyện gì?: Trẻ trả lời: “Dạ câu chuyện thỏ con không vâng lời” + Trong truyện có những ai? Trẻ trả lời: “Thưa cô có thỏ mẹ, thỏ con” + Thỏ mẹ dặn thỏ con đều gì? Trẻ trả lời: “Dạ con ở nhà không đi chơi” + Ai đến rủ thỏ con đi chơi? Trẻ trả lời: “Thưa cô bạn bươm bướm” + Bươm bướm nói gì thỏ con? Trẻ trả lời: “Ra vườn chơi, có cỏ, có hoa” + Khi thỏ con mãi ham chơi chuyện gì xảy ra với bạn thỏ? “Thưa cô quên đường về nhà” + Thỏ con đang khóc có ai đi ngang qua?: Trẻ trả lời: “Dạ bác gấu” + Bác gấu giúp đỡ gì thỏ con? Trẻ trả lời: “Dạ nhắt thỏ con về nhà” + Khi về đền nhà thỏ con nói gì với mẹ?: Trẻ trả lời: “Dạ con xin lỗi mẹ” nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong qúa trình trẻ chơi trẻ có điều kiện học và sử dụng các loại từ có nội dung khác nhau. Ví dụ: Trong góc “ Hoạt động với đồ vật” những trẻ chơi ở góc sách thì trẻ được xem tranh các câu chuyện, bài thơ mà trẻ đã học, trẻ có thể xem tranh và nhớ tên nhân vật trong chuyện, cô gọi ý cho trẻ trả lời các câu hỏi của cô, và đọc các bài thơ đã học. * Biện pháp 4: Sử dụng cao dao, đồng dao vào hoạt động ngoài trời: - Cô có thể cho trẻ đọc đồng dao cùng với sự giúp đỡ của cô khi chơi các trò chơi dân gian. Ví dụ: Với trò chơi kéo cưa lửa xẻ cho trẻ chơi vừa chơi vừa đọc đồng dao * Biện pháp 5: Sử dụng thơ, chuyện, cao dao, đồng dao để dạy trẻ mọi lúc mọi nơi: *Thông qua giờ đón trẻ và trả trẻ : Lúc đón trẻ và lúc trả trẻ tôi có thể cho trẻ chơi trò chơi các trò dân gian, hoặc nhắc lại các câu chuyện bài thơ mà trẻ đã học. *Thông qua giờ ăn : Trước khi ăn cơm tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ “Giờ ăn”, Ví dụ 1: Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ “Giờ ăn” Đến giờ ăn cơm Vào bàn bạn nhé Nào thìa, bát, đĩa Xúc cho gọn gàng Chớ có vội vàng Cơm rơi, cơm vãi. Qua bài thơ cô giáo dục cho trẻ biết giữ vệ sinh trong khi ăn cơm, không làm rơi vãi thức ăn. Đồng thời giáo viên cung cấp vốn từ cho trẻ và tập cho trẻ đọc theo cô để tạo không khí bữa ăn cho trẻ vui vẽ, hứng thú hơn. Sau khi áp dụng số biện pháp mới thay đổi hình thức dạy cho trẻ ở lớp tôi đã đạt được kết qủa đáng mừng như sau: 1. Kết quả đạt được: Phát triển Trước khi áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp ngôn ngữ Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt thông qua SL % SL % SL % SL % hoạt động làm quen văn học Trẻ nghe, nói được câu đơn 12/14 85,7% 2/14 14,2% 6/14 42,8% 8/14 57,1% giản, câu có 5-7 tiếng. Trẻ nghe, hiểu lời nói 11/14 78,5% 3/14 21,4% 5/14 35,7% 9/14 64,2% và nhắc lại các câu. Trẻ biết sử dụng ngôn 6/14 42,8 8/14 57,1% ngữ để giao 14/14 100% 0 0 tiếp Qua đây tôi thấy bản thân luôn tận tâm với công việc của mình hơn. Luôn tìm tòi nghiên cứu các phương pháp, hình thức để dạy trẻ phù hợp và đạt kết quả tốt nhất. * Trên đây là những chia sẻ về việc phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường Mầm Non , qua đó để nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ trong nhà trường mà chúng tôi đã thực hiện và bước đầu mang lại hiệu quả. Tôi mong rằng, những biện pháp tôi đã áp dụng sẽ được phổ biến và thu được kết quả cao. Tôi tiếp tục thực hiện trong năm học tiếp theo 2021-2022. Đề tài không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Vì vậy rất mong được sự góp ý bổ sung, những ý kiến sữa đổi của quý cấp trên để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cám ơn! Hải Khê, ngày 15 tháng 05 năm 2021 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người viết sáng kiến kinh nghiệm XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ Hoàng Thị Thanh Huyền Phạm Thị Hoài Nhi
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_ngon_ngu_thong_qua_hoat_dong_lam_quen_van_ho.docx