SKKN Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động Làm quen văn học cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Hải Thiện

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non. Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp với nhau trong học tập cũng như vui chơi. Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa. Trẻ 24- 36 tháng tuổi là thời kỳ ngôn ngữ phát triển mạnh nên vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tốt đòi hỏi người giáo viên cần có những giải pháp hay, hấp dẫn nhằm thu hút trẻ vào các hoạt động, dạy cho trẻ nói chính xác, nói chuẩn tiếng việt, câu nói có nghĩa.

Trong năm học 2022 - 2023 khi được nhà trường phân công nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục lớp nhà trẻ 24 -36 tháng B, tôi hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ và ngôn ngữ cho trẻ. Đây là độ tuổi mà ngôn ngữ của trẻ có sự phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi này là vấn đề hết sức quan trọng. Tôi đã không ngừng tìm ra các biện pháp tích cực nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, đặc biệt thông qua các hoạt động dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện. Nhận thức được vấn đề trên, tôi đã chọn biện pháp: “Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động Làm quen văn học cho trẻ 24-36 tháng” tại trường Mầm non Hải Thiện.

doc 9 trang thuydung 02/09/2024 780
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động Làm quen văn học cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Hải Thiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động Làm quen văn học cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Hải Thiện

SKKN Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động Làm quen văn học cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Hải Thiện
 2
 - Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá 
đúng khả năng về ngôn ngữ của trẻ, để chọn biện pháp phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ tốt nhất đạt được kết quả cao, nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo 
sát đánh giá trẻ và đạt kết quả như sau:
 Kết quả khảo sát lĩnh vực phát triễn ngôn ngữ của trẻ của đầu năm 
như sau:
 STT Tiêu chí Số trẻ Đạt Chưa đạt
 Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ
 Vốn từ
 1 14 6 42% 8 58%
 Khả năng nghe 
 và hiểu ngôn 
 2 14 6 42% 8 58%
 ngữ
 Khả năng phát 
 3 âm 14 5 36% 9 64%
 Khả năng nói đủ 
 4 14 5 36% 9 64%
 câu, rõ ràng
 Qua kết quả khảo sát đầu năm tôi thấy tỷ lệ đạt ở trẻ còn thấp. Đây cũng 
chính là điều làm cho tôi rất lo lắng. Cho nên bản thân tôi đã mạnh dạn đề ra 
một số biện pháp như sau.
 2. Nội dung biện pháp
 2.1 Sử dụng thơ, truyện vào hoạt động chơi tập có chủ đích để phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ
 Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, chuyện nhằm giúp trẻ 
hiểu nội dung câu chuyện, trả lời được các câu hỏi về tên câu chuyện, tên của 
các nhân vật trong câu chuyện, trẻ đọc được bài thơ với sự giúp đỡ của cô giáo
 + Trước tiên giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho hoạt động 
phải đảm bảo:
 + Chuẩn bị tranh ảnh phù hợp với nội dung bài thơ, câu chuyện, tranh 
ảnh phải hấp dẫn thu hút trẻ, hình ảnh trên máy vi tính thì phải sinh động lôi 
cuốn trẻ.
 + Đối với câu chuyện thì giáo viên phải kể diễn cảm, thể hiện đúng ngữ 
điệu của các nhân vật, đối với bài thơ thì giáo viên đọc rõ ràng, ngắt đúng nhịp 
và thể hiện tình cảm trong bài thơ để thu hút trẻ.
 Ví dụ: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Đôi bạn nhỏ”.
 - Sau khi cô kể chuyện cho trẻ nghe 1-2 lần thì cô diễn giải nội dung câu 
chuyện cho trẻ dễ hiểu. Sau đó cô đặt các câu hỏi cho trẻ trả lời, giúp trẻ nhớ 
được nội dung câu chuyện và từ vừa học thông qua trả lời các câu hỏi của cô thì 
khả năng nói của trẻ sẽ nhiều hơn:
 + Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
 + Ai đây? (Bạn Gà, bạn Vịt, Cáo)
 + Hai bạn Gà và Vịt trong câu chuyện cô kể rủ nhau đi đâu? 4
 Hoặc một số bài thơ mà cô sưu tầm được qua sổ tích lủy chuyên môn để 
phù hợp với từng đối tượng trẻ và chủ đề mà trẻ đang học.
 Như vậy thông qua giờ đón trẻ, cô trò chuyện cùng trẻ, trẻ đọc thơ cùng 
cô nhiều lần, qua việc trẻ trả lời câu hỏi của cô. Như vậy thông qua hoạt động 
này đả giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn trẻ tự tin hơn khi đọc thơ cùng cô, 
cùng bạn, mạnh dạn khi giao tiếp
 b. Hoạt động trả trẻ
 Cô luôn trao đổi với phụ huynh dành thời gian để tâm sự với trẻ, lắng 
nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, để trẻ nghe cho rõ. 
Cha mẹ và người thân phải cố gắng phát âm cho đúng để cho trẻ bắt chước, hạn 
chế nói tiếng địa phương.
 Cô cho trẻ đọc bài thơ : “Chia tay”
 Chia tay cô giáo 
 Con về với mẹ rồi
 Hẹn cô ngày mai
 Con sẽ đến nhé!
 Thông qua giờ hoạt động trả trẻ, ngoài thời gian trao đổi với phụ huynh, 
thông qua việc cho trẻ đọc cùng cô những bài thơ gần gủi như vậy giúp trẻ dần 
dần hoàn thiện và phát triển hơn về ngôn ngữ của mình., và củng qua giờ hoạt 
động này giáo dục trẻ biết vâng lời cô giáo, biết chào cô giáo khi ra về, và chào 
hỏi lể phép khi gặp người lớn
 c. Thông qua hoạt động góc
 Ví dụ: Trong góc “Bé kể chuyện cùng cô” những trẻ chơi ở góc sách thì 
trẻ được xem tranh các câu chuyện, bài thơ mà trẻ đã học, trẻ có thể xem tranh 
và nhớ tên nhân vật trong câu chuyện, cô gợi ý cho trẻ trả lời các câu hỏi của cô 
và đọc các bài thơ đã học.
 Ở hoạt động này tôi luôn hướng dẫn, động viên, khen ngợi trẻ kịp thời
 Như vậy trong một giờ hoạt động học trẻ không thể phát triển ngôn ngữ 
một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt 
động góc. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác 
dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ. 
Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian 
trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong quá trình trẻ chơi trẻ có điều kiện học và sử 
dụng các loại từ có nội dung khác nhau.
 d. Thông qua hoạt động ngoài trời
 Hoạt động ngoài trời tạo điều kiện cho trẻ được quan sát, trò chuyện 
cùng cô và bạn về các sự vật hiện tượng xung quanh như một số đặc điểm của 
cây cối, con vật, thời tiết, hoạt động của con người
 Hoạt động này góp phần không nhỏ vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
Hiểu được điều đó tôi đã sử dụng một số bài thơ trong giờ hoạt động này để phát 
triển ngôn ngữ của trẻ như sau:
 Ví dụ : Trước khi ra hoạt động ngoài trời thay vì dặn dò trẻ trẻ trước lúc 
ra sân tôi cho trẻ đọc bài thơ : “Giờ ra sân”
 Nào các bạn ơi
 Cùng ra sân nhé 6
 + Trong giờ hoạt động kể chuyện: Tôi cho trẻ quan sát mô hình câu 
chuyện tôi đang kể.
 Từ mô hình này sẽ giúp trẻ nhận ra các nhân vật trong truyện các tình 
tiết diễn ra trong câu chuyện. Trẻ sẽ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong 
truyện. Cũng từ mô hình này sẽ gúp trẻ nhớ lâu hơn nội dung câu chuyện. Do 
vậy, trẻ biết tập kể lại câu chuyện cùng cô một cách rõ ràng lưu loát.
 + Sau hoạt động kể chuyện: Tôi treo tranh, hình ảnh các nhân vật có 
trong câu chuyện trẻ vừa học ở xung quanh lớp.
 Ví dụ: Trẻ vừa được nghe và tập kể lại câu truyện “ Cây táo” cùng cô.
 Khi để tranh, ảnh các nhân vật như: Ông cụ, em bé, gà trống, bươm 
bướm. Trẻ dễ dàng nhận ra tên các các nhân vật mà trẻ vừa học. Trẻ biết gọi tên 
các nhân vật có trong câu chuyện đó, nhờ vậy mà trẻ sẽ nhớ lâu hơn khắc sâu 
hơn câu chuyện trẻ vừa học. 
 Như vậy từ việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi phù hợp, tạo môi trường học 
tập gần gủi với trẻ. Gúp trẻ tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn hơn khi giao tiếp 
với bạn, với côTừ đó, củng cố vốn từ cho trẻ, giúp trẻ phát triển vốn từ, phát 
triển ngôn ngữ một cách toàn diện hơn.
 2.4 Giáo viên cần tuyên truyền và phối hợp tốt với cha mẹ trẻ
 Để vốn từ của trẻ phát triển tốt không thể thiếu được đó là sự đóng góp 
của gia đình. Việc giáo dục trẻ ở gia đình là rất cần thiết tôi luôn kết hợp chặt 
chẽ với phụ huynh trao đổi thống nhất về cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và kế 
hoạch lịch sinh hoạt dạy học cho từng tháng, từng tuần cho phụ huynh nắm bắt 
được.
 Thông qua các buổi gặp gỡ, các nhóm zalo, facbook của lớp, giáo viên 
tuyên truyền để phụ huynh vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm 
sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, 
tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm 
đúng cho trẻ bắt chước. Ngoài ra, tôi còn trao đổi thông tin, chia sẽ các các câu 
chuyện, bài thơ, đồng dao, ca dao, . qua đó phụ huynh rèn luyện thêm cho trẻ 
ở nhà. Khuyến khích phụ huynh cung cấp thêm kiến thức cho trẻ. Tránh không 
nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không 
chính xác.
 Sau thời gian phối hợp với phụ huynh thì tôi nhận thấy trẻ mạnh dạn, 
hồn nhiên hơn, thích trò chuyện với người lớn, đặc biệt là có một vốn từ đáng 
kể, mạnh dạn khi giao tiếp, biết vận dụng ngôn ngữ vào mọi tình huống khác 
nhau
 PHẦN III. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
 Bằng sự cố gắng của bản thân, luôn ham học hỏi và mạnh dạn áp dụng 
những biện pháp trên nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm 
quen với văn học, tôi nhận thấy việc kết hợp và sử dụng nhiều hình thức khác 
nhau để phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một phương pháp hữu hiệu để đạt được 
kết quả cao nhất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Qua thời gian áp 
dụng, hiệu quả của biện pháp mang lại:
 *Đối với trẻ:

File đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_ngon_ngu_thong_qua_hoat_dong_lam_quen_van_ho.doc