SKKN Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động Làm quen văn học cho trẻ 24-36 tháng

Trong năm học 2022 - 2023 khi được nhà trường phân công nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục lớp nhà trẻ 24 -36 tháng B, tôi hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ và ngôn ngữ cho trẻ. Đây là độ tuổi mà ngôn ngữ của trẻ có sự phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi này là vấn đề hết sức quan trọng. Tôi đã không ngừng tìm ra các biện pháp tích cực nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, đặc biệt thông qua các hoạt động dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện. Nhận thức được vấn đề trên, tôi đã chọn biện pháp: “Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động Làm quen văn học cho trẻ 24-36 tháng” tại trường Mầm non Hải Thiện.

doc 13 trang thuydung 09/08/2024 570
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động Làm quen văn học cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động Làm quen văn học cho trẻ 24-36 tháng

SKKN Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động Làm quen văn học cho trẻ 24-36 tháng
 2
lớp học được bố trí phù hợp, không gian rộng rãi, thoáng mát, hình ảnh sinh 
động, phong phú về các loại sách, tranh thơ, truyện, các loại rối, sa bàn về nội 
dung thơ, truyện kích thích tính tò mò của trẻ và thu hút được trẻ tham gia hoạt 
động. Bên cạnh những thuận lợi thì cũng gặp phải một số khó khăn.
 1.2 Khó khăn
 - Đặc điểm tâm lý của trẻ 24 - 36 tháng tuổi là nhanh nhớ, chóng quên, 
vốn từ còn hạn chế, trẻ thường trả lời không đầy đủ câu.
 - Là lứa tuổi mới bắt đầu đi học nên còn quấy khóc nhiều, chưa quen với 
các hoạt động của trường mầm non, cũng như các thói quen học tập dẫn đến 
việc cung cấp ngôn ngữ cho trẻ còn gặp khó khăn.
 - Khả năng vốn từ của trẻ còn hạn chế, nhiều trẻ nói chưa rõ, nói ngọng, 
chưa biết sử dụng vốn từ theo ý tưởng của mình, nếu cô truyền đạt một câu dài 
hoặc một sự việc có nội dung truyền tải nhiều trẻ sẽ không tiếp thu được nội 
dung mà cô cần truyền tải trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
 - Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá 
đúng khả năng về ngôn ngữ của trẻ, để chọn biện pháp phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ tốt nhất đạt được kết quả cao, nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo 
sát đánh giá trẻ và đạt kết quả như sau:
 Kết quả khảo sát lĩnh vực phát triễn ngôn ngữ của trẻ của đầu năm 
như sau:
 ST Tiêu chí Số trẻ Đạt Chưa đạt
 T Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ
 Vốn từ
 1 14 6 42% 8 58%
 Khả năng nghe và 
 2 hiểu ngôn ngữ 14 6 42% 8 58%
 Khả năng phát âm
 3 14 5 36% 9 64%
 Khả năng nói đủ 
 4 14 5 36% 9 64%
 câu, rõ ràng 4
 + Trong chuyện có những ai? (Ông, Gà con, Chim bạc má, Cóc vàng) 
 + Ông gặp bạn Gà con, bạn Gà chào ông như thế nào? (Cháu chào Ông 
ạ)
 + Khi ông gặp bạn Chim, bạn Chim chào Ông như thế nào? (Cháu chào 
Ông ạ)
 + Anh Cóc vàng chào ông như thế nào? (Cháu chào Ông ạ)
 - Vậy các con thấy các bạn trong câu chuyện như thế nào?
 (Các bạn ngoan, lễ phép)
 - Khi gặp người lớn các con phải thế nào? (Phải biết chào)
 - Qua đây trẻ biết chào khi gặp người lớn.
 Ví dụ: Qua bài thơ “Hoa nở”
 Để thu hút trẻ vào bài thơ, tôi tạo tình huống cho trẻ cùng cô đến thăm 
vườn hoa, trò chuyện với trẻ về các loài hoa và màu sắc của hoa. Sau đó dẩn dắt 
trẻ vào bài thơ hoa nở sau đó đàm thoại với trẻ:
 + Cô vừa đọc bài thơ gì?
 + Hoa Cà có màu gì? (Tim tím)
 + Hoa Huệ có màu gì? (Trắng tinh)
 Qua bài thơ hoa nở cung cấp cho trẻ thêm những từ mới như: Tim tím, 
trắng tinh, xinh xinh.
 Qua bài thơ, qua câu chuyện, ngoài việc cung cấp kiến thức cho trẻ ra 
thì còn cung cấp nhiều vốn từ mới, khi áp dụng vào bài dạy tôi luôn chú ý nhắc 
trẻ trả lời đủ câu, phát âm to, rõ ràng và sửa sai luôn cho trẻ bằng cách: tôi nói 
mẫu cho trẻ nghe 1-2 lần sau đó yêu cầu trẻ nói theo.
 Như vậy thơ, truyện không những kích thích nhận thức của trẻ mà còn 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện. Trẻ nhớ nội dung câu chuyện, 
lời bài thơ và biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện để tiếp thu kiến thức.
 2.2 Cho trẻ làm quen văn học thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày 
của trẻ
 a. Hoạt động đón trẻ 6
động này giáo dục trẻ biết vâng lời cô giáo, biết chào cô giáo khi ra về, và chào 
hỏi lể phép khi gặp người lớn
 c. Thông qua hoạt động góc
 Ví dụ: Trong góc “Bé kể chuyện cùng cô” những trẻ chơi ở góc sách thì 
trẻ được xem tranh các câu chuyện, bài thơ mà trẻ đã học, trẻ có thể xem tranh 
và nhớ tên nhân vật trong câu chuyện, cô gợi ý cho trẻ trả lời các câu hỏi của cô 
và đọc các bài thơ đã học.
 Ở hoạt động này tôi luôn hướng dẫn, động viên, khen ngợi trẻ kịp thời
 Như vậy trong một giờ hoạt động học trẻ không thể phát triển ngôn ngữ 
một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt 
động góc. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác 
dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ. 
Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian 
trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong quá trình trẻ chơi trẻ có điều kiện học và sử 
dụng các loại từ có nội dung khác nhau.
 d. Thông qua hoạt động ngoài trời
 Hoạt động ngoài trời tạo điều kiện cho trẻ được quan sát, trò chuyện 
cùng cô và bạn về các sự vật hiện tượng xung quanh như một số đặc điểm của 
cây cối, con vật, thời tiết, hoạt động của con người
 Hoạt động này góp phần không nhỏ vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
Hiểu được điều đó tôi đã sử dụng một số bài thơ trong giờ hoạt động này để phát 
triển ngôn ngữ của trẻ như sau:
 Ví dụ : Trước khi ra hoạt động ngoài trời thay vì dặn dò trẻ trẻ trước lúc 
ra sân tôi cho trẻ đọc bài thơ : “Giờ ra sân”
 Nào các bạn ơi
 Cùng ra sân nhé
 Đội mủ, đeo dép
 Nghe lời cô dặn
 Chớ chạy lung tung
 Ngã đau lắm đó 8
chuyện, như khung sân khấu, sắp đặt tranh và các con rối sao cho trẻ dễ sử dụng, 
kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
 Ví dụ: Giờ kể truyện “Đôi bạn nhỏ” tôi sắp xếp các đồ dùng trong lớp 
như:
 + Treo tranh gà, vịt ở các góc.
 + Sắp xếp mô hình gà, vịt sao cho trẻ dễ nhìn, dễ thấy.
 + Tôi dã sử dụng môi trường hoạt đông một cách linh hoạt và khoa học.
 + Trước giờ hoạt đông kể chuyện: Tôi cho trẻ xem đồ vật thật.
 Ví dụ: Trước khi tôi kể câu chuyện “Cây khế” tôi cho trẻ quan sát quả 
táo thật và giới thiệu với trẻ về quả táo nhờ vậy trẻ sẽ khắc sâu hơn, lâu hơn 
hình ảnh quả táo.
 + Trong giờ hoạt động kể chuyện: Tôi cho trẻ quan sát mô hình câu 
chuyện tôi đang kể.
 Từ mô hình này sẽ giúp trẻ nhận ra các nhân vật trong truyện các tình 
tiết diễn ra trong câu chuyện. Trẻ sẽ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong 
truyện. Cũng từ mô hình này sẽ gúp trẻ nhớ lâu hơn nội dung câu chuyện. Do 
vậy, trẻ biết tập kể lại câu chuyện cùng cô một cách rõ ràng lưu loát.
 + Sau hoạt động kể chuyện: Tôi treo tranh, hình ảnh các nhân vật có 
trong câu chuyện trẻ vừa học ở xung quanh lớp.
 Ví dụ: Trẻ vừa được nghe và tập kể lại câu truyện “ Cây táo” cùng cô.
 Khi để tranh, ảnh các nhân vật như: Ông cụ, em bé, gà trống, bươm 
bướm. Trẻ dễ dàng nhận ra tên các các nhân vật mà trẻ vừa học. Trẻ biết gọi tên 
các nhân vật có trong câu chuyện đó, nhờ vậy mà trẻ sẽ nhớ lâu hơn khắc sâu 
hơn câu chuyện trẻ vừa học. 
 Như vậy từ việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi phù hợp, tạo môi trường học 
tập gần gủi với trẻ. Gúp trẻ tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn hơn khi giao tiếp 
với bạn, với côTừ đó, củng cố vốn từ cho trẻ, giúp trẻ phát triển vốn từ, phát 
triển ngôn ngữ một cách toàn diện hơn.
 2.4 Giáo viên cần tuyên truyền và phối hợp tốt với cha mẹ trẻ 10
 2 Khả năng nghe 14 13 92% 1 8%
 và hiểu ngôn 
 ngữ
 3 Khả năng phát 14 13 92% 1 8%
 âm
 4 Khả năng nói đủ 14 13 92% 1 8%
 câu, rõ ràng
 Sau thời gian áp dụng một số biện pháp trên để dạy trẻ tôi thấy trẻ hứng 
thú tham gia vào hoạt động, kỹ năng đọc thơ, đồng dao, ca dao của trẻ được rõ 
ràng hơn, trẻ trả lời đủ câu, thể hiện qua quá trình khảo sát đánh giá chất lượng 
giờ học đã được nâng lên rõ rệt.
 Từ kết quả khảo sát đến tháng 12 cho thấy việc áp dụng biện pháp “Phát 
triển ngôn ngữ thông qua hoạt động Làm quen văn học cho trẻ 24-36 tháng 
tuổi” rất hiệu quả và đó là động lực để cho tôi tiếp tục rèn luyện cho trẻ trong 
thời gian tiếp theo.
 * Đối với giáo viên
 Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Tôi đã chia sẻ biện pháp này và đã 
nhận được sự đồng thuận từ các đồng nghiệp. 100% giáo viên trong trường đều 
nhất trí với nội dung biện pháp và thấy được hiệu quả của biện pháp mang lại.
 Bản thân tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn, qua thực hiện biện pháp này 
đã giúp bản thân nâng cao năng lực chuyên môn trong việc phát triển ngôn ngữ 
một cách hiệu quả nhất
 * Đối với phụ huynh
 Qua quá trình thực hiện giải pháp phối hợp với phụ huynh, tôi nhận thấy 
đa số phụ huynh cũng đã từng bước hiểu được tầm quan trọng về việc cho trẻ 
đến trường và phối hợp với giáo viên phát triển vốn từ cho trẻ tại gia đình, cha 

File đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_ngon_ngu_thong_qua_hoat_dong_lam_quen_van_ho.doc