SKKN Nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi B Trường Mầm non Văn Lang

Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Là một cô giáo mầm non trực tiếp dạy trẻ 25-36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các lĩnh vực khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy.

Do đó tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy tôi đã chọn sáng kiến “Nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi (B) trường mầm non Văn Lang”. Nhằm giúp trẻ khi giao tiếp sẽ mạnh dạn, tự tin nói năng mạch lạc.

docx 20 trang thuydung 19/09/2024 1170
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi B Trường Mầm non Văn Lang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi B Trường Mầm non Văn Lang

SKKN Nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi B Trường Mầm non Văn Lang
 giải pháp hữu ích về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các tiết học, các hoạt 
động và mọi lúc mọi nơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiềuđể từ đó rèn cho 
trẻ có kỹ năng phát âm, có vốn từ tốt.
 4. Nội dung sáng kiến
 4.1. Đặc điểm tình hình
 Năm học 2021-2022 tôi được BGH trường mầm non Văn Lang phân công phụ 
trách nhóm trẻ 25 - 36 tháng (B) gồm 21 cháu. Lớp có tương đối đầy đủ đồ dùng đồ 
chơi trang thiết bị dạy học theo VBHN số 01/VBHN của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 
23/03/2015 và hàng năm nhà trường mua bổ sung thêm trang thiết bị dạy học còn 
thiếu cho các lớp, bên cạnh đó bản thân tôi tự làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho 
hoạt động học và chơi của trẻ, phòng học rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng cho trẻ 
thực hiện các hoạt động trong ngày. Trẻ có nhận thức tốt trong các lĩnh vực, không có 
trẻ khuyết tật hoặc hạn chế về nhận thức.
 Tuy nhiên do đặc thù của độ tuổi một số trẻ vẫn còn nhút nhát , phát âm còn 
ngọng hoặc không chịu nói chính vì vậy, bản thân tôi với cương vị là giáo viên chủ 
nhiệm, tôi luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn 
nhằm đưa ra giải pháp tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ 
trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.
 * Thuận lợi 
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, 
thiết bị, được bố trí thời gian đi dự giờ đồng nghiệp nhằm nâng cao năng lực chuyên 
môn cho bản thân.
 - Phòng học, sân chơi rộng rãi, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ. 
 - Lớp có 02 giáo viên, luôn đoàn kết, biết cùng nhau đưa ra những giải pháp tổ 
chức các hoạt động cho trẻ phù hợp.
 - Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở 
nhà, thường xuyên dành thời gian trao đổi với giáo viên để phối hợp cùng chăm sóc 
và giáo dục trẻ.
 - 100% trẻ được ăn ngủ bán trú tại lớp, được đảm bảo an toàn khi vui chơi, học 
tập tại trường, lớp.
 * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên còn có một số khó khăn như 
sau: 
 - 100% phụ huynh là người dân tộc thiếu số sống trên địa bàn, ít có cơ hội được 
giao tiếp với môi trường bên ngoài, nên một sô từ khi phát âm còn chưa chuẩn, dẫn và cần phải tìm ra những giả pháp hay, hấp dẫn để giúp trẻ phát huy hết khả năng 
ngôn ngữ của mình.
 * Những hạn chế
 Khi tiếp xúc với trẻ tôi thấy trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ và cách phát âm. 
Khi trẻ nói hầu hết toàn bớt âm trong các từ, khi trẻ nói không đủ câu nên cô không 
hiểu được hết trẻ nói gì? Cũng có một số trẻ hạn chế khi nói trẻ chỉ biết chỉ tay vào 
những thứ mình cần khi cô hỏi.
 * Nguyên nhân 
 - Nguyên nhân khách quan: Một số phụ huynh còn nói ngọng tiếng địa phương 
nên ở nhà khi nói chuyện hoặc dạy trẻ đọc còn chưa chính xác ở một số từ như: bị 
"Ngã" thì nói là bị "Ngá"..bên cạnh đấy một số phụ huynh do công việc đi làm ăn 
xa, trẻ ở với ông bà đã già nên chưa chú ý rèn phát âm và trò chuyện nhiều với trẻ.
 - Nguyên nhân chủ quan: Giáo viên đôi khi chưa chú ý nhắc trẻ nói đủ câu, 
chưa thường xuyên cho cá nhân trẻ phát âm nhiều trong các tiết học.
 4.4. Nội dung các giải pháp
 Từ việc nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ và thấy được những mặt còn 
tồn tại nêu trên, tôi đã trăn trở và mạnh dạn đưa ra các giải pháp áp dụng tại nhóm 
trẻ 25-36 tháng B Trường Mầm non Văn Lang như sau:
 Giải pháp 1: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
 a. Giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới 
trường, tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ 
là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc 
biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, 
mở rộng vốn từ cho trẻ.
 VD: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:
 + Gia đình con có những ai?
 + Trong gia đình ai yêu con nhất?
 + Mẹ yêu con như thế nào?
 + Buổi sáng ai đưa con đến lớp?
 + Bố con đưa đi bằng phương tiện gì?
 - Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của 
trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn.
 - Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ chào ông, bà, bố, mẹ như 
vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn, bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép, 
biết vâng lời. Cô tạo tình huống: Ôi sao em búp bê nóng quá, sờ trán thử xem em bé có sốt 
không nào? Cô làm động tác sờ trán búp bê vẻ mặt lo lắng.
 Cô nói: Trán em búp bê nóng quá, làm sao bây giờ? Hỏi trẻ cách xử lý để trẻ 
trả lời.
 Qua giờ chơi cô không chỉ dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao 
tiếp cùng nhau và trao cho nhau những yêu thương, gắn bó của con người.
 Hình ảnh: Trẻ chơi hoạt động góc
 Ví dụ 2: Với góc hoạt động với đồ vật ở chủ đề " Mẹ và những người thân yêu 
của bé" cô cho trẻ xâu những chiếc vòng tặng mẹ 
 Cô hỏi trẻ: Con đang làm gì? (Con đang xâu vòng ạ)
 Con xâu vòng tặng ai? (Tặng mẹ ạ) Con xâu bằng gì đây (Dây, hoa Hình ảnh: Cô và trẻ trò chuyện trong giờ dạo chơi ngoài trời
 Giải pháp 2: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học:
 a. Thông qua giờ nhận biết tập nói:
 Đây là hoạt động học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung 
cấp vốn từ vựng cho trẻ. Trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy 
phát âm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho 
nên trong hoạt động học cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây 
hứng thú cho trẻ, bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn 
gọn, trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc.
 VD1: Trong bài nhận biết “Con cá” cô muốn cung cấp từ “đuôi cá” cho trẻ cô 
phải chuẩn bị một con cá thật và một con cá giả (được làm bằng bìa) để cho trẻ quan 
sát. Trẻ sẽ sử dụng các giác quan như: sờ, nhìn nhằm phát huy tính tích cực tư 
duy, rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích.
 Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần đưa ra hệ thống 
câu hỏi:
 + Đây là con gì? (Con cá ạ)
 + Các con nhìn xem cá muốn bơi được là nhờ cái gì đây? (Vây và đuôi ạ )
 + Đố các bạn biết cá sống ở đâu? (Sống ở dưới nước)
 + Trên mình cá có gì nào? (Có vẩy) VD1: Trẻ nghe câu truyện “ Đôi bạn nhỏ”. Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ đó là từ 
“Bới đất”. Cô có thể cho trẻ xem tranh mô hình một chú gà đang lấy chân để bới đất 
tìm giun và giải thích cho trẻ hiểu từ “Bới đất”. (Các con ạ, bản năng của những chú 
gà là mỗi khi đi kiếm ăn các chú phải lấy chân để bới đất, đào đất lên để tìm thức ăn 
cho mình, khi kiếm được thức ăn chú gà sẽ lấy mỏ để ăn đấy). Sau khi giải thích tôi 
cũng chuẩn bị một hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ được nội dung truyện và từ vừa 
học:
 + Hai bạn Gà và Vịt trong câu truyện cô kể rủ nhau đi đâu? (Đi kiếm ăn ạ)
 + Vịt kiếm ăn ở đâu? (Dưới ao)
 + Thế còn bạn Gà kiếm ăn ở đâu? (Trên bãi cỏ)
 + Bạn Gà kiếm ăn như thế nào? (Bới đất tìm giun)
 + Khi hai bạn đang kiếm ăn thì con gì xuất hiện đuổi bắt Gà con? (Con Cáo) - Thể hiện sắc thái, ngữ điệu nhân vật sẽ cuốn hút rất nhiều trẻ tham gia đặc 
biệt những trẻ nhút nhát qua đó cũng mạnh dạn hơn. Đối với những trẻ đó tôi động 
viên , khích lệ trẻ kịp thời.
 - Tôi cho trẻ thể hiện ngữ điệu của các nhân vật trong truyện “Thỏ ngoan” 
 + Giọng Bác Gấu bị mưa rét thì ồm ồm và run, nét mặt buồn.
 + Giọng con Cáo thì gắt gỏng, nét mặt kênh kiệu.
 + Giọng Thỏ thì ân cần, niềm nở.
 - Như vậy thông qua thơ, truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh 
của trẻ, mà còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện. Trẻ nhớ nội dung 
câu truyện và biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện để tiếp thu kiến thức. 
 c. Thông qua giờ âm nhạc:
 Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt hơn thôi thúc 
tôi phải nghiên cứu, sáng tạo những hình thức dạy học tốt nhất có hiệu quả với trẻ. 
 Đối với hoạt động âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều đồ vật (Trống, lắc, phách 
tre, xắc xô và nhiều chất liệu khác) trẻ được học những giai điệu vui tươi kết hợp 
với các loại vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng. Để làm được như vậy đó là 
nhờ sự hiểu biết, nhận thức vốn từ, kỹ năng nhất là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ của 
trẻ được tích luỹ và lĩnh hội, phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc.
 Qua những giờ hoạt động dạy hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn 
ngữ có mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh 
đẹp của bài hát.
 VD: Hát và vận động bài “Con voi”
 + Câu đầu tiên: Con vỏi con voi
 Cái vòi đi trước.
 (Trẻ đưa tay ra phía trước giả làm vòi con voi)
 + Câu thứ hai: Hai chân trước đi trước
 Hai chân sau đi sau.
 ( Hai tay chống hông , hai chân nhấc lên nhấc xuống)
 + Câu cuối: Còn cái đuôi đi sau rốt 
 Tôi xin kể nốt
 Câu chuyện con voi. 
 (Một tay chống hông, một tay đưa ra đằng sau vờ làm đuôi con voi)
 d. Thông qua giờ vận động:
 Trong khi vận động trẻ có thể vừa chơi vừa kết hợp âm nhạc hát: “Đoàn tàu tí 
hon”, “Tàu vào ga” vận dụng vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

File đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_chat_luong_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_25_36_t.docx