SKKN Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động ở trường mầm non

Ngôn ngữ luôn có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ,là phương tiện để phát triển tư duy, tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ.Phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mọi người đều lo làm ăn, kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ chăm sóc và trò chuyện với con trẻ để phát triển vốn từ còn ít, do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển còn hạn chế, bởi tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế, trẻ nhanh nhớ chóng quên. Chính vì vậy mà qua các hoạt động của trẻ trên lớp, tôi thấy rằng trẻ rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn ít, các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển.
doc 18 trang thuydung 08/05/2024 1650
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động ở trường mầm non

SKKN Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động ở trường mầm non
 Tìm ra những khó khăn trong khi tổ chức các hoạt động dạy trẻ 24-26 
tháng tuổi phát triển ngôn ngữ.
 Kết quả thực trạng:
 TT Kỹ năng Tổng số Kết quả
 Đạt Chưa đạt
 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
 1 Khả năng nghe, hiểu 30 16 80 4 20
 ngôn ngữ
 2 Khả năng phát âm 30 15 75 5 25
 chuẩn
 3 Khả năng nói mạch lạc 30 12 60 8 40
 4 Khả năng nói đúng 30 15 75 5 25
 ngữ pháp
 1.3 Nguyên nhân của hạn chế
 * Thuận lợi:
 - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ tương đối 
phong phú về màu sắc hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ.
 - Bản thân vững vàng về trình độ chuyên môn, cùng với lòng nhiệt 
tình, yêu nghề, cùng với sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, nên có 
nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là trẻ nhà 
trẻ. Được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên đề do phòng Giáo dục và 
Đào tạo mở, từ đó tôi nắm vững phương pháp dạy học của từng môn học.
 - Ngoài ra còn có sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Đây 
cũng là yếu tố thuận lợi để tôi có thể áp dụng một số biện pháp phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ. Bên cạnh những thuận lợi thì cũng gặp phải một số khó 
khăn.
 * Khó khăn:
 - Đa số phụ huynh là công nhân nên thời gian dành cho con còn hạn 
chế.
 - Đặc điểm tâm lý của trẻ 24 - 36 tháng tuổi là nhanh nhớ, chóng quên, 
vốn từ còn hạn chế, trẻ thường trả lời không đầy đủ câu. Hoạt động chơi với đồ chơi ở các góc giúp trẻ được khám phá rất 
nhiều thứ từ môi trường xung quanh, phát triển các giác quan, tìm hiểu sở 
thích của bản thân.
 Qua chơi trẻ học và tích lũy được nhiều kinh nghiệm và vốn sống cho
mình, giờ hoạt động ở các góc trẻ được chơi và giao tiếp cùng bạn bè, phối 
hợp chơi cùng nhau. Chính vì vậy, ngôn ngữ nói của trẻ được tăng lên. Qua 
chơi ở các góc cô có thể cung cấp thêm cho trẻ từ mới và nắm bắt được khả 
năng về ngôn ngữ của trẻ.
 Ví dụ 1: Cô đến các góc chơi: “Thao tác vai”
 Cô có thể đặt các câu hỏi như: Bác đang nấu gì đấy? Cơm đã chín 
chưa bác? Bác đang nấu canh gì đấy?..
 Ngoài ra còn tạo thêm các tình huống để các nhóm chơi được giao lưu cùng 
nhau.
 Ví dụ: Cô đến góc chơi nấu ăn: Cô có thể tạo tình huống
 - Cô thấy búp bê có vẻ rất đói rồi. Búp bê muốn ăn cơm với 
trứng rán. Vậy bác nào sẽ đến cửa hàng mua trứng nào? Khi đến cửa hàng 
các bác nói như thế nào?....
 Từ tình huống trên kích thích trẻ trò chuyện, trao đổi giao lưu cùng nhau, 
qua đó ngôn ngữ của trẻ được tăng lên.
 Như vậy, qua việc tổ chức cho trẻ chơi ở các góc, các biểu tượng mà 
trẻ
thu nhận trước đây được chính xác hóa bằng ngôn ngữ. Qua các trò chơi đã 
giúp trẻ nhớ ngôn ngữ, được sử dụng ngôn ngữ nhiều hơn để trao đổi với 
bạn, với cô, đồng thời tạo ra các tình huống để trẻ sử dụng vốn từ đã tích luỹ 
được...
 Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạo chơi ngoài 
trời.
 Hoạt động dạo chơi ngoài trời cũng là một hoạt động không thể thiếu 
trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Thông qua hoạt động ngoài trời, 
trẻ được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, được khám phá, thỏa mãn trí tò mò. 
Chính vì vậy, tôi lựa chọn những nội dung trò chuyện với trẻ thật nhẹ nhàng, 
thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ gọi tên các đồ chơi ngoài trời như: đu quay, 
xích đu, Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ mọi vấn đề đang diễn ra xung 
quanh trẻ.
 Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát vườn hoa. Cô có thể hỏi: Nhận biết quả xoài
 - Đây là quả gì?( đây là quả xoài), quả xoài có những gì đây?( chỉ vào 
các phần để trẻ quan sát và phát âm)
 - Ngoài quả táo và quả xoài còn có những quả nào nữa?
 Giáo dục trẻ biết bỏ vỏ,rửa sạch trước khi ăn và khi ăn 1 số quả không 
ăn được hạt thì phải biết bỏ hạt.
 Qua nhận biết “quả xoài,quả táo” trẻ được mở rộng thêm về thế giới 
xung quanh, biết đặc điểm, lợi ích của hoa quả đối với sức khỏe. Bên cạnh 
đo tôi cung cấp cho trẻ những từ tương ứng.
 Cứ như vậy tôi đặt câu hỏi từ dễ đến khó, tổng thể đến chi tiết cho trẻ trả 
lời nhằm kích thích trẻ tư duy, nhằm làm tăng vốn từ và khả năng giao tiếp 
của trẻ. Trẻ được nhìn, sờ, ngửi, cầm, nếm. Qua đó tính tích cực tư duy, khả 
năng ghi nhớ có chủ định của trẻ được nâng lên.
 Như vậy qua giờ nhận biết đã rèn luyện kỹ năng phát âm của trẻ, rèn 
luyện cho trẻ nói đúng, đủ câu và đặc biệt là vốn từ của trẻ đã tăng 
nhanh. 
 * Thông qua giờ thơ, truyện.
 Giờ thơ, truyện cũng là giờ cung cấp vốn từ cho trẻ nhiều nhất. Trẻ 
được trả lời cô, được đọc thơ, được cô sửa lỗi phát âm. Cô khuyến khích trẻ 
đọc nhiều, kết hợp sửa sai, cô nhắc lại và yêu cầu trẻ phát âm từ đó. Đối với 
những trẻ cá biệt, cô gây sự chú ý cho trẻ bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ. Khi 
trẻ có biểu hiện không nghe lời, cô đặt câu hỏi, nêu tình huống và yêu cầu 
trẻ đó trả lời, nhằm chuyển sự chú ý của trẻ theo mục đích của cô.
 Ví dụ: Trong giờ kể chuyện: “Thỏ con không vâng lời”, để phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ, trong quá trình trích dẫn, giảng giải tôi chú trọng cung cấp 
từ mới cho trẻ và cho trẻ đọc từ mới, từ khó. Tiếp theo tôi dùng hệ thống câu 
hỏi đàm thoại theo hướng mở để kích thích trẻ trả lời những câu dài.
Cụ thể: Cô vừa kể chuyện gì? Trong truyện có những ai? Thỏ mẹ đã dặn 
Thỏ con như thế nào? Ai đã đến rủ Thỏ con đi chơi? Bạn Bươm Bướm đã rủ 
Thỏ con như thế nào? Ai đưa Thỏ con về? Thỏ con đã nói gì với Thỏ mẹ?
 - Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, vâng lời người lớn.
 Tôi phải luôn thay đổi hình thức dạy để trẻ thực sự có hứng thú, trẻ được 
trực tiếp tham gia vào các hoạt động một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. cung cấp ngay âm đúng và yêu cầu trẻ phát âm lại. Khi dạy trẻ phát âm, tôi 
dạy trẻ phát âm với cường độ, tốc độ khác nhau.
 Bên cạnh đó tôi còn cung cấp vốn từ và rèn luyện kỹ năng phát âm 
cho trẻ qua trò chơi dân gian, ca dao, đồng dao. Tôi lựa chọn các trò chơi 
dân gian phù hợp để cung cấp thêm vốn từ và rèn luyện kỹ năng phát âm cho 
trẻ. Thông qua trò chơi, trẻ được củng cố sự hiểu biết về thế giới xung quanh, 
vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của trẻ nhờ đó mà được tăng lên.
 Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
 Gia đình là nền tảng, là xã hội thu nhỏ của trẻ, xác định được điều này 
tôi luôn trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trường bằng nhiều hình 
thức như: gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, việc học của 
trẻ, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về cách nuôi con theo khoa học, 
thống nhất về kế hoạch hoạt hoạt động cho từng tháng, từng tuần ngoài ra tôi 
còn phô tô thêm tài liệu như: thơ, chuyện, bài hát, để phụ huynh nắm bắt 
được chương trình, kết hợp dạy trẻ ở tại gia đình. Như vậy sẽ tận dụng được 
thời gian dạy trẻ, phát triển tư duy với môi trường xung quanh, ngôn ngữ của 
trẻ được phát triển tốt.
 Tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ và yêu cầu phụ huynh cùng phối hợp với cô giáo trong việc phát 
triển ngôn ngữ. Hàng ngày phụ huynh phải dành nhiều thời gian thường 
xuyên trò chuyện cùng trẻ, nhất là trò chuyện với trẻ bằng tiếng Việt, cho trẻ 
được tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật hiện tượng xung quanh, luôn đặt câu 
hỏi, khuyến khích trẻ trả lời, luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng, đáp ứng 
những mong muốn chính đáng của trẻ.
 Ví dụ: Từ: “Cơm, cá”, nhưng một số cháu sẽ phát âm thành: “Chơm, 
chá”. Tôi gặp gỡ phụ huynh và cùng thống nhất tuần này cô cùng gia đình 
dạy cháu phát âm chuẩn từ cơm, cá. Tôi đưa tranh con cá, bé đang ăn cơm 
về nhà cho phụ huynh và nhờ phụ huynh dạy trẻ phát âm ở nhà.
 Đối với những cháu nói ngọng, nói lắp thì vai trò của phụ huynh 
trong việc phối hợp với cô giáo để trò chuyện với trẻ là rất cần thiết bởi nó 
giúp trẻ được vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống của trẻ, trẻ 
được giao tiếp, được nói nhiều, được sửa lỗi phát âm..
 Như vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giúp trẻ lĩnh hội cả ba thành phần 
của ngữ pháp đó là: phát âm, vốn từ, ngữ pháp. Nhiệm vụ quan trọng nhất của 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ là dạy trẻ nghe, hiểu và giao tiếp 

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_cham_soc_nuoi_duong_giao_duc_tre_ph.doc