SKKN Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm lớp 24-36 tháng

Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Điều 23 mục 1 chương 2 Luật giáo dục có chỉ rõ “nội dung giáo dục mầm non là phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với người lớn , bạn bè,thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học Điều 24 có quy định “chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, cụ thể hóa các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non.Trong giáo dục hiện nay muốn thực hiện tốt mục tiêu và nội dung trên đòi hỏi mỗi trường mầm non, mỗi giáo viên mầm non nghiên cứu học tập để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi.
docx 7 trang thuydung 08/05/2024 1240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm lớp 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm lớp 24-36 tháng

SKKN Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm lớp 24-36 tháng
 biệt tâm huyết với nghề coi mình như là một người mẹ thứ hai của trẻ thì mới thực 
hiện tốt việc nâng cao giáo dục trẻ ở từng độ tuổi được tốt.
 Qua việc giảng dạy nhiều năm thì tới năm 2004-2005, tôi được phân công 
dạy lớp nhóm 24-36 tháng. Cùng thời điểm đó trường mẫu giáo Ngan Dừa thực 
hiện chương trình dạy mới ở lớp lá. Qua nghiên cứu, học tập được dự các chuyên 
đề của phòng và trường tổ chức cùng với sự giúp đỡ của BGH nhà trường, các chị 
em đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng muốn thực hiện tốt việc đổi mới ở các nhóm 
lớp là việc làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục ở từng nhóm lớp. 
Do đó tôi đã mạnh dạng chọn đề tài “nâng cao chăm sóc-giáo dục trẻ ở lớp nhóm 
24-36 tháng” để viết sáng kiến kinh nghiệm.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận:
 Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Điều 23 mục 
1 chương 2 Luật giáo dục có chỉ rõ “nội dung giáo dục mầm non là phải bảo đảm 
phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm 
sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn biết kính 
trọng, yêu mến, lễ phép với người lớn , bạn bè,thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu 
thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học Điều 24 có quy định “chương trình giáo 
dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, cụ thể hoá các yêu cầu về nuôi 
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định việc tổ chức các hoạt 
động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ 
hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non.
 Trong giáo dục hiện nay muốn thực hiện tốt mục tiêu và nội dung trên đòi 
hỏi mỗi trường mầm non, mỗi giáo viên mầm non nghiên cứu học tập để nâng cao 
chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi.
 Qua thực tiễn giảng dạy chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp nhóm từ 
năm 2004-2005 đến nay cùng với sự đổi mới của giáo dục mầm non tôi nhận thấy 
rằng việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi là hết sức cần 
 2/6 thúc đẩy tôi cố gắng và cố gắng vượt bật để ngày càng nâng cao chất lượng giảng 
dạy, chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Biện pháp thực hiện:
 Bậc học mầm non là nấc thang đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân và lớp 
nhóm là nấc thang đầu tiên của bậc học giáo dục mầm non, những người làm công 
tác giáo dục mầm non lại càng phải thắm nhuần tư tưởng trên như ông bà ta đã dạy:
 “Uốn cây từ thuở còn non
 Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”.
 Giáo dục mầm non cần đặt những viên gạch đầu tiên trong việc giáo dục những 
con người ham học hỏi, luôn có nhu cầu nhận thức, năng động, mạnh dạn, tự tin và 
sáng tạo.
 Muốn dạy trẻ có tính năng động, sáng tạo, tự tin, mạnh dạn thì bản thân người 
giáo viên mầm non phải có những hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục phù 
hợp, cho phép trẻ tự thể hiện, bọc lộ ý tưởng riêng của mình. Vì thế giáo dục mầm 
non phải được phép chủ động trong việc thực hiện chương trình nâng cao, chăm 
sóc, giáo dục trẻ.
 Để thực hiện chương trình nâng cao chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp nhóm đòi hỏi 
người giáo viên phải biết am hiểu, tâm sinh lý lứa tuổi để có biện pháp chăm sóc, 
giáo dục trẻ một cách có hiệu quả.
Lớp nhóm là một lớp đầu tiên trẻ đến trường, ngày đầu tiên đến trường trẻ phải xa 
mẹ, xa người thân của mình trẻ rất hay khóc và khóc rất nhiều, có những cháu 
không chịu cô, vậy làm thế nào để gần gũi đối với cháu, đó chính là khó khăn khó 
lớn nhất đối với tôi khi bắt đầu dạy nhưng dần dần nhận được sự giúp đỡ của nhà 
trường, sự chỉ bảo của chị em đồng nghiệp tôi đã quen dần và nhận thấy rằng muốn 
chăm sóc các cháu lớp nhóm được tốt, trước hết cô giáo phải thật sự là người mẹ 
thứ hai của trẻ, phải luôn gần gũi chăm sóc vỗ về trẻ tạo tâm thế an toàn cho trẻ. 
Đối với các cháu khóc nhiều cô phải luôn lấy gương các bạn ngoan để vỗ dành trẻ 
tuyệt đối không hất hủi trẻ.
 4/6 Một phần không kém phần quan trọng dẫn đến sự thành công trong việc nâng cao 
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Kết hợp hài hoà giữa chăm sóc, giáo dục trẻ đó 
là giáo viên phải biết lập kế hoạch theo đlúng thời gian biểu của lớp mình và phù 
hợp với đặc điểm lứa tuổi cũng như đặc điểm nhận thức của trẻ.
 Đối với trẻ lớp nhóm thì sinh hoạt của các cháu phải luôn có sự hướng dẫn 
và bảo ban của người lớn, chính vì vậy mà việc chăm sóc, giáo dục các cháu phải 
luôn được tiến hành thường xuyên trong suốt thời gian cháu ở trường.
Ngoài ra muốn thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục các cháu 
ở lớp nhóm thành đổi mới hiện nay thì đồi hỏi mỗi giáo viên phải luôn tự học hỏi 
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình để nâng cao chất lượng giáo dục, gắn 
các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ vào trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, trong 
từng sinh hoạt của trẻ.
 Chính vì vậy trong suốt những năm học qua tôi luôn cố gắng nâng cao trình 
độ để thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Đồng thời thường 
xuyên phối hợp chặc chẽ với các bật phụ huynh thông qua các buổi hợp phụ huynh, 
bảng phụ huynh cần biết, qua các giờ đón và trả trẻ hàng ngày để hiểu được đặc 
điểm của từng trẻ, đồng thời cũng giúp cho phụ huynh hiểu được chế độ sinh hoạt 
của trẻ ở trường và dinh dưỡng hợp lý đối với trẻ để trẻ được phát triển một cách 
toàn diện cả ở nhà và ở trường từ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục các cháu ở lớp 
tôi ngày càng nâng lên.
4. Hiệu quả SKKN:
 Qua thực hiện việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp nhóm 
theo sự chỉ đạo của phòng và của nhà trường trong suốt những năm học qua. Tôi đã 
tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân, chất lượng các cháu ở lớp tôi phụ 
trách được nâng lên theo từng năm học, cháu đến lớp ngày càng nhiều, cháu luôn 
gần gũi với cô, mạnh dạn, hồn nhiên.
 6/6

File đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_chat_luong_cham_soc_giao_duc_tre_o_nhom_lop_24.docx