SKKN Một số phương pháp phát triển lời nói cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Đằng Lâm

Ớ lứa tuổi mầm non, trẻ đều rất tích cực hoạt động với đồ vật, nhờ đó mà tư duy của trẻ phát triển mạnh. Việc phát triển của tư duy không thể tách rời việc trau dồi ngôn ngữ vì ngôn ngũ là phương tiện biểu đạt của tư duy. Ngôn ngữ của trẻ được phát triển thì tư duy mới phát triển và ngược lại. Đối với trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng, đây là lứa tuổi bắt đầu hình thành mầm mống đầu tiên của sự phát triển ngôn ngữ, sự phát triển ngôn ngữ ở lứa tuổi này chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: Môi trường sống, cách dạy dỗ của gia đình và nhà trường, tình cảm của người lớn dành cho trẻ.Từ khi được sinh ra trẻ luôn được sống trong sụ yêu thương của cha mẹ, người thân.Khi đến tuổi đi học ở trường mầm non, trẻ được sống trong sự yêu thương quan tâm dạy dỗ của các cô giáo. Do đó, môi trường trong lớp học,tình cảm của cô giáo có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhiều mặt của trẻ đặc biệt là sự phát triển về ngôn ngữ.Để sử dụng được ngôn ngữ, trẻ phải được trải qua một quá trình rèn luyện thường xuyên và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Yếu tố sinh lý( bộ máy phát âm, cơ quan thính giác...); Yếu tố tâm lý( trẻ nhanh nhẹn hay nhút nhát); Yếu tố xã hội… Kỹ năng nói của trẻ còn được hình thành và phát triển trong các hoạt động. Với trẻ 24-36 tháng thì hoạt động giao lưu cảm xúc và hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo.Trẻ phải được tham gia vào các hoạt động thì lời nói của trẻ mới được phát triển, vì vậy cô giáo là người có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cô giáo là người hiểu rõ nhất khả năng nhận thức và phát âm của từng trẻ nhờ đó mà có những biện pháp giúp trẻ phát triển lời nói tốt hơn.
docx 17 trang thuydung 14/06/2024 880
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp phát triển lời nói cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Đằng Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp phát triển lời nói cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Đằng Lâm

SKKN Một số phương pháp phát triển lời nói cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Đằng Lâm
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BẢN CAM KẾT
 I. Tác giả
 Họ và tên : PHẠM THỊ BẮC
 Năm sinh : 14 - 02- 1980
 Đơn vị : Trường Mầm Non Đằng Lâm
 Điện thoại trường : 0313.829553 ; Di động : 01214174283
 II. Sản phẩm
 * Tên đề tài :
 “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN LỜI NÓI CHO TRẺ 24 
- 36 THÁNG”
 III. Cam kết
 Tôi xin cam kết nghiên cứu khoa học sư phạm này là sản phẩm của cá 
nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn 
bộ nghiên cứu khoa học này, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn 
vị về tính trung thực của bản cam kết này.
 Đằng Lâm, ngày 15 tháng 02năm 2014
 Người cam kết
 PHẠM THỊ BẮC
 2 MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI ....................................................................................5
II. GIỚI THIỆU ............................................................................................6
 1. Giải pháp thay thế..................................................................................7
 2. Vấn đề nghiên cứu .................................................................................8
 3. Giả thuyết nghiên cứu: ........................................................................8
III. PHƯƠNG PHÁP .....................................................................................8
 1. Khách thể nghiên cứu............................................................................8
 2. Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................9
 3. Quy trình nghiên cứu: .........................................................................10
 4. Đo lường và thu thập dữ liệu ..............................................................11
 5. Tiến hành đánh giá ..............................................................................11
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ ..............................................11
V. BÀN LUẬN ............................................................................................12
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................13
 1. Kết luận.................................................................................................13
 2. Khuyến nghị .........................................................................................13
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................14
VIII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................14
 1. Phụ lục 1: Các bài tập thực nghiệm: ..................................................14
 2. Phụ lục 2: Tiêu chí đánh giá: ..............................................................16
 3. Phụ lục 3: Mầu phiếu điều tra ............................................................17
 4. Phụ lục 4: Bảng điểm...........................................................................18
 4 thấy sau tác động đã có ảnh hưởng tới kết quả trên. nhóm 1 là nhóm thực nghiệm 
kết quả cao hơn so với nhóm 2 là nhóm đối chứng. Điểm đánh giá tiêu chí của 
nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 5,5;điểm trung bình của nhóm đối 
chúng là 5,6.Kết quả kiểm chứng Ttest cho thấy P = 0,004 < 0,05 là có sự khác 
biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều 
đó đã chứng minh việc to chức cho trẻ tích cực phát âm trong các giờ hoạt động 
đã phát triển được lời nói cho trẻ
 II. GIỚI THIỆU
 Trường mầm non Đằng Lâm là trường luôn đảm bảo đi đầu trong công tác 
chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy điều kiện có nhiều khó khăn nhưng nhà trường luôn 
quan tâm đầu tư trang thiết bị, mua sắm đồ dùng để nâng cao chất lượng chăm 
sóc giáo dục trẻ.
 về đội ngũ giáo viên: Hầu hết các giáo viên đã đạt trình độ chuẩn và trên 
chuẩn .
 về học sinh: Các cháu đều khỏe mạnh, tâm sinh lý phát triển bình thường, 
phụ huynh quan tâm chăm sóc yêu thương trẻ.
 Thực tế tại trường:
 * về phía giáo viên:
 - Hình thức tổ chức các hoạt động của giáo viên còn hạn chế, chưa sáng 
tạo.
 - Đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn trẻ.
 * về phía trẻ:
 - Một số trẻ chưa tích cực nói, phát âm khi tham gia vào các hoạt động
 - Trẻ cảm thấy chán, mệt mỏi, gò bó khi tham gia vào hoạt động.
 - Nhiều trẻ còn nhút nhát.
 1. Giải pháp thay thế
 Để gây hứng thú kích thích trẻ tham gia tích cực vào hoạt động nhằm phát 
triển lời nói cho trẻ thì việc sáng tạo ra các hình thức to chức các hoạt động kích 
thích trẻ nói là việc làm cần thiết.Ngoài việc lựa chọn các hoạt động cô giáo phải 
là người chủ động gợi mở tạo tình huống bằng cách đặt câu hỏi kích thích trẻ tìm 
hiểu, khám phá và trả lời câu hỏi.
 Ví dụ :
 - Khi cho trẻ quan sát và tìm hiểu về quả cam, đầu tiên cô đặt câu hỏi trực 
tiếp: Đây là quả gì? Sau đó cô lần lượt tiến hành các thao tác bóc, tách múi, cho 
trẻ ăn...và đặt câu hỏi về tên các bộ phận, vị, hình dạng của quả cam...
 Ví dụ:
 - Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Thỏ con không vâng lời”, ngoài việc 
 6 1. Khách thể nghiên cứu
 Lựa chon đề tài nghiên cứu tôi thấy có những thuận lợi sau:
 * Giáo viên:
 Tôi dạy cùng cô có trình độ chuyên môn,có kinh nghiệm giảng dạy.
 Bản thân tôi cũng là một giáo viên đã đứng lớp nhiều năm ở độ tuổi này.
 Chúng tôi có lòng nhiệt tình,có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác 
chăm sóc giáo dục trẻ.
 1. Phạm Thị Bắc - Giáo viên dạy nhóm 1(Nhóm thực nghiệm)
 2. Nguyễn Thị Thảo - Giáo viên dạy nhóm 2 (Nhóm đối chứng)
 * Học sinh:
 Hai nhóm được tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau.
 Ý thức học tập: Các trẻ 2 nhóm đều tích cực, các thành tích học tập của năm 
trước cả 2 nhóm tương đương nhau.
 Bảng 1: Giới tính của 2 nhóm nhà trẻ trường MNĐằng Lâm
 Tỉ lệ cháu sức 
 Số học sinh các nhóm khỏe bình 
 thường
 Tổng số Nam Nữ
Nhóm 1 10 5 5 87%
Nhóm 2 10 5 5 88%
 2. Thiết kế nghiên cứu
 Tôi lựa chon thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm 
tương đương. Tôi chọn nhóm 1: 10 cháu là nhóm thực nghiệm; Nhóm 2: 10 cháu 
là nhóm đối chứng.
 Tôi dùng một số bài kiểm tra khảo sát trước tác động cho trẻ như sau:
 - Truyện : Thỏ con không vâng lờì.
 - Nhận biết quả cam.
 - Thiết kế môi trường hoạt động theo chủ đề “Tết và mùa xuân”
 Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau, do 
đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số 
trung bình của 2 nhóm khi tác động.
 8 của trẻ giúp trẻ tích cực phát âm, cung cấp vốn từ cho trẻ.
 * Tiến hành dạy thực nghiệm:
 Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn thực hiện theo kế hoạch dạy học 
của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
 Cụ thể:
 Bảng 4: Thời gian thực nghiệm:
 Tháng/năm Tên họat động Tên chủ đề
Tháng 11/2012 Kể chuyện: Thỏ con không 
 Những con vật đáng yêu
 vâng lời
Tháng 12/2012 Nhận biết quả cam Cây và những bông hoa đẹp
Tháng 1/2013 Chơi theo ý thích Tết và mùa xuân
 4. Đo lường và thu thập dữ liệu
 Bài kiểm tra trước tác động là bài khảo sát đầu năm do nhà trường và to 
khối chuyên môn đề ra.
 Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra do cô Nguyễn Thị Thảo dạy nhóm 
2 và tôi - giáo viên dạy nhóm 1 nghiên cứu thiết kế. Bài kiểm tra sau tác động có 
các câu hỏi để kiểm tra vốn từ và khả năng điễn đạt của trẻ ở mỗi hoạt động.
 5. Tiến hành đánh giá
 Sau khi hiện xong tôi đã tiến hành đánh giá theo mục tiêu đã đề ra. Sau khi 
thực hiện xong mỗi bài chúng tôi tiến hành kiểm tra trên trẻ. Thời gian kiểm tra 
giống nhau, thang điểm đánh giá do 2 cô cùng xây dựng.
 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
 Bảng 5: Bảng so sánh điểm trung bình sau tác động:
 Nhóm Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 5,6 6,7
Độ lệch chuẩn 0,69 0,94
Giá trị P của T-test 0,004
Chênh lệch giá trị trung 1,594
bình chuẩn(SMD)
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_phuong_phap_phat_trien_loi_noi_cho_tre_24_36_tha.docx
  • pdfSKKN Một số phương pháp phát triển lời nói cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Đằng Lâm.pdf