SKKN Một số phương pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ được tốt

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người nó là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách. Song ngôn ngữ không hẳn là cái bẩm sinh mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình đứa trẻ sống và giao lưu với những người xung quanh, và tiếng “mẹ đẻ” là cơ sở phát triển trí tuệ, là vốn quý của mọi tri thức. Mặt khác, ở lứa tuổi nhà trẻ yêu cầu khả năng nghe hiểu ngôn ngữ, phát âm, vốn từ, khả năng nói đúng ngữ pháp, khả năng giao tiếp tiếng mẹ đẻ là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng trước tiên giúp trẻ biểu đạt suy nghĩ và hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, từ đó phát triển tư duy, năng lực nhận thức cho trẻ, hình thành và phát triển tính tích cực, tính sáng tạo và chủ động của trẻ trong mọi hoạt động, góp phần hình thành nhân cách của trẻ, tạo tiền đề tốt nhất cho trẻ phát huy tối đa khả năng của bản thân ở các lứa tuổi học tiếp theo. Cô giáo đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bằng sự tâm huyết với nghề, sự hiểu biết của bản thân, tình yêu thương đối với trẻ tôi đã hiểu: muốn phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ thì cô nên thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, hình ảnh thông qua các hoạt động trên lớp (như tranh, ảnh, các đồ dùng, đồ chơi tự tạo của cô và trẻ, các video clip về thế giới xung quanh, con người…). Bên cạnh đó, cô giáo luôn nhẹ nhàng, gần gũi cùng trò chuyện và lắng nghe trẻ nói, từ đó chú ý sửa sai và uốn nắn câu, từ cho trẻ, cô giáo luôn phải nói đúng, nói hay và tập cho trẻ thói quen lắng nghe, hiểu và nói, kích thích trẻ nói ở mọi lúc, mọi nơi, cô cũng cần thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với nhau qua các hoạt động vui chơi, các trò chơi và phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác phát triển ngôn ngữ. Với mong muốn giúp các con phát triển ngôn ngữ tích cực hơn, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số phương pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ được tốt” để góp phần nâng cao chất lượng ngôn ngữ cho trẻ.
pptx 25 trang thuydung 08/05/2024 1610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ được tốt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ được tốt

SKKN Một số phương pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ được tốt
 ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người nó là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách. 
Song ngôn ngữ không hẳn là cái bẩm sinh mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình đứa trẻ sống và giao
lưu với những người xung quanh, và tiếng “mẹ đẻ” là cơ sở phát triển trí tuệ, là vốn quý của mọi tri thức. Mặt khác, 
ở lứa tuổi nhà trẻ yêu cầu khả năng nghe hiểu ngôn ngữ, phát âm, vốn từ, khả năng nói đúng ngữ pháp, khả năng
giao tiếp tiếng mẹ đẻ là vô cùng quan trọng.
Chính vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng trước tiên giúp trẻ biểu đạt suy nghĩ và hiểu biết của
mình về thế giới xung quanh, từ đó phát triển tư duy, năng lực nhận thức cho trẻ, hình thành và phát triển tính tích
cực, tính sáng tạo và chủ động của trẻ trong mọi hoạt động, góp phần hình thành nhân cách của trẻ, tạo tiền đề tốt
nhất cho trẻ phát huy tối đa khả năng của bản thân ở các lứa tuổi học tiếp theo.
Cô giáo đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bằng sự tâm
huyết với nghề, sự hiểu biết của bản thân, tình yêu thương đối với trẻ tôi đã hiểu: muốn phát triển tốt ngôn ngữ cho
trẻ thì cô nên thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, hình ảnh thông qua các hoạt động trên lớp (như
tranh, ảnh, các đồ dùng, đồ chơi tự tạo của cô và trẻ, các video clip về thế gới xung quanh, con người). Bên cạnh
đó, cô giáo luôn nhẹ nhàng, gần gũi cùng trò chuyện và lắng nghe trẻ nói, từ đó chú ý sửa sai và uốn nắn câu, từ cho
trẻ, cô giáo luôn phải nói đúng, nói hay và tập cho trẻ thói quen lắng nghe, hiểu và nói, kích thích trẻ nói ở mọi lúc, 
mọi nơi, cô cũng cần thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với nhau qua các hoạt động vui chơi, các trò chơi và phối kết
hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác phát triển ngôn ngữ.
 Với mong muốn giúp các con phát triển ngôn ngữ tích cực hơn, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số phương
pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ được tốt” để góp phần nâng cao chất lượng ngôn ngữ cho
trẻ. 3. Các biện pháp tiến hành • Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là phương thức tốt nhất 
 giúp cho giáo viên tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn 
 nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo được giao.
• Bên cạnh đấy trẻ em trong xã hội phát triển hiện nay được thường xuyên tiếp cận với 
 những kiến thức mới, những hình ảnh sống động và hấp dẫn, chính vì vậy trẻ cũng biết 
 thêm rất nhiều và đòi hỏi kiến thức cung cấp cho trẻ ngày càng phải nâng cao và nghệ 
 thuật cung cấp kiến thức của cô phải hấp dẫn, thu hút trẻ.
• Để quá trình học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ có hiệu quả 
 cao, tôi đã lựa chọn các hình thức bồi dưỡng phù hợp với khả năng, sở trường. Chính 
 vì vậy tôi đã sắp xếp thời gian tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn 
 nghiệp vụ cho phù hợp với đặc trưng công việc của mình
• Hình thức tự học tự bồi dưỡng thông qua hoạt động cá nhân giảng dạy, nghiên cứu tài 
 liệu ngoài ra tôi luôn học hỏi về chuyên môn, phương pháp tổ chức, cách sửa ngọng, 
 cách kích thích trẻ phát âm, phát triển ngôn ngữ từ đồng nghiệp qua các buổi sinh hoạt 
 chuyên môn hàng tuần. Trước khi tham gia các buổi sinh hoạt tôi thường nghiên cứu 
 trước tài liệu, tôi luôn đưa ra những gì khó khăn,vướng mắc để tham khảo ý kiến của 
 đồng nghiệp để từ đó đúc kết và học hỏi những kinh nghiệm cho bản thân mình.
• Tôi có thể tìm tài liệu bồi dưỡng qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại 
 chúng, qua mạng Internet. Tôi đã và đang bổ sung kịp thời những kiến thức về tin học, 
 ngoại ngữ, đổi mới về phương pháp nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong các mục tiêu GD 
 đặc biệt là mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ.` • Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới hình thức sửa sai, sửa ngọng cho trẻ qua sự gần gũi, yêu 
 thương trẻ có một ý nghĩa hết sức quan trọng bởi lẽ giáo viên là người trực tiếp chăm sóc, giáo dục, là 
 người bạn chơi cùng trẻ. Trong lớp tôi có nhiều cháu chậm nói, phát âm chưa rõ lời, nên tôi luôn chú 
 ý đến những cháu này trong tất cả các hoạt động ở lớp như cháu: Thùy Hân, Gia Huy, Phan Giang, 
 Thanh Trúc, Vào giờ hoạt động góc, tôi đưa những cháu này chơi cùng nhóm với các bạn phát âm rõ 
 lời, tôi chỉ việc theo dõi, giúp đỡ khi có tình huống xảy ra. 
• Tôi trao đổi với phụ huynh để luyện cho các cháu lúc ở nhà. Khi các cháu đã phát âm được những âm 
 đơn giản, tôi tiếp tục tập cho các cháu phát âm những âm khó dần. tôi tập cho những cháu chậm nói, 
 phát âm chưa rõ lời này nói những câu dài hơn trong các trò chơi khác. Bằng nhiều hình thức, tôi luôn 
 tạo cơ hội cho những cháu chậm nói, phát âm chưa rõ lời nói nhiều.
• Ở trẻ 24 - 36 tháng khả năng phát âm theo các âm chuẩn câu tiếng Việt còn ngọng (có nhiều trẻ còn 
 rất ngọng), cách sử dụng các câu, từ trong giao tiếp còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để trẻ có thể cởi mở 
 trong giao tiếp hơn với người lớn (cô giáo) thì việc đầu tiên là tôi phải có được lòng tin của trẻ, tôi 
 luôn luôn gần gũi với trẻ để tạo cho trẻ cảm giác được an toàn, không gò bó. Từ đó, tôi luôn lắng nghe 
 cách phát âm của trẻ, uốn nắn từ ngữ, cho trẻ phát âm nhiều lần
• Ví dụ: Trò chơi trong góc “Bế em” trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn 
 bằng ngôn ngữ hàng ngày:
 + Bác đã cho búp bê ăn chưa? (Chưa ạ)
 + Khi ăn bác nhớ đeo yếm để bột không dây ra áo của búp bê nhé! (Vâng ạ) 
 + Ngoan nào để chị cho búp bê ăn nhé!
 + Bột vẫn còn nóng lắm để chị thổi cho nguội đã! (Giả vờ thổi cho nguội)
 + Búp bê của chị ăn ngoan rồi chị cho búp bê của mẹ đi chơi nhé! (Âu yếm em búp bê) • Thông qua các hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, dạo 
 chơi, thăm quan, trong giờ sinh hoạt hàng ngày dưới sự 
 hướng dẫn định hướng của cô giáo trẻ có thể nhẹ nhàng tiếp 
 thu được các câu từ chỉ sự vật hiện tượng, từ chỉ tên gọi các 
 dụng cụ lao động, đồ vật, tên các hoạt động lao động một 
 cách chính xác làm phong phú vốn từ cho trẻ. “Cô giáo giống 
 như người mẹ hiền”, song để là một “người mẹ hiền” thật sự 
 trong mắt của trẻ thơ điều này cũng không phải dễ, chỉ có 
 tình yêu, tình thương của một người mẹ thứ hai, sự gần gũi, 
 thân quen giống như một người bạn biết nhiều điều hay để 
 trẻ có thể chia sẻ và học tập. Muốn đến được với tâm hồn 
 của trẻ thơ thì trước hết chính bản thân tôi cũng cần có một 
 tâm hồn trong sáng, trẻ trung, tạo niềm tin để trẻ có cảm giác 
 tự tin khi được sinh hoạt, giao tiếp cùng cô. Biện pháp 3 : 
 Làm giàu vốn từ cho trẻ 
thông qua các hoạt động 
 chơi tập. • Hay như ở hoạt động làm quen với văn học, để bài thơ, câu chuyện được khắc sâu trong tri thức của trẻ, tôi đã 
 cho trẻ diễn rối tay hóa thân vào các nhân vật trong câu chuyện, cho trẻ gắn trình tự nhân vật theo câu chuyện để 
 trẻ nắm được tình tiết của câu chuyện, để trẻ luôn hào hứng tham gia hoạt động.
• *Ví dụ: Trong hoạt động truyện, qua câu chuyện “Đôi bạn nhỏ”. Tôi vừa kể vừa diễn rối tay, đàm thoại và dẫn dắt 
 trẻ đặt tên cho câu chuyện, trẻ biết tên câu chuyện, biết các nhân vật trong câu chuyện, hiểu nội dung câu 
 chuyện. Sau đó tôi đưa hệ thống câu hỏi để hỏi trẻ, để cho trẻ nhớ được nội dung của câu chuyện.
• + Trong câu truyên có những ai? (Bạn gà, bạn vịt, con cáo)
• + Hai bạn gà và vịt rủ nhau đi đâu (Đi kiếm ăn)
• + Khi bạn gà đang kiếm ăn thì chuyện gì đã xảy ra với gà con (Bị con cáo rình bắt)
• + Bị con cáo rình bắt thì ai đã cứu gà con (Bạn vịt) • Thông qua các hoạt động vui chơi, các trò chơi, các lần đi dạo cho trẻ thường 
 xuyên tiếp xúc với nhau sẽ giúp trẻ phát triển vốn từ một cách hiệu quả. Qua 
 trò chơi, các biểu tượng mà trẻ thu nhận trước đây được chính xác hoá bằng 
 ngôn ngữ, trẻ còn tập trung vận dụng các tri thức đã thu nhận được, giúp trẻ 
 nhớ ngôn ngữ
• *Ví dụ: Cho trẻ quan sát cây hoa cúc
• - Cô cho trẻ đi dạo chơi,quan sát vườn hoa sân trường, tôi đã chuẩn bị rất kỹ 
 hệ thống câu hỏi khi cho trẻ quan sát có mục đích một đối tượng nào đó, hệ 
 thống câu hỏi này chính là chìa khóa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mạch lạc, rõ 
 ràng.
• + Các con ơi đây là cây hoa gì? (Cây hoa cúc ạ)
• + Lá cây có màu gì (Màu xanh ạ)
• + Hoa cúc có màu gì? (Màu vàng ạ)

File đính kèm:

  • pptxskkn_mot_so_phuong_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_phat_trien.pptx