SKKN Một số phương pháp cho trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua phương thức kể chuyện sáng tạo
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ 24 -36 tháng nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu ,hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất. Thông qua việc trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, cảm nhận về một sự vật hay sự kiện nào đó…bằng chính ngôn ngữ của trẻ.
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Chính vì lẽ đó, tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra “một số phương pháp cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua phương thức kể chuyện sáng tạo Từ đó nhằm phát huy những ưu điểm và rút kinh nghiệm, khắc phục những mặt còn hạn chế, bổ sung những thiếu sót trong việc tổ chức giáo dục cho trẻ ngày càng hiệu quả hơn
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp cho trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua phương thức kể chuyện sáng tạo
I. PHẦN MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp giữa con người với con người và là phương tiện cho việc dạy và học. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu, là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá.Ngôn ngữ trở thành một sợi dây gắn kết giúp trẻ hòa nhập và duy trì mối quan hệ với cộng đồng. Với chức năng giao tiếp, trao đổi thông tin, ngôn ngữ là phương tiện để mở rộng nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ được coi là phương tiện cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển trẻ em tuổi mầm non như: Phương tiện giáo dục nhận thức, phương tiện phát triển tình cảm, giáo dục đạo đức, phương tiện giáo dục thẩm mĩ, phương tiện phát triển thể chất. Chính vì vây, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhấtcủa giáo dục mầm non. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ 24 -36 tháng nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu ,hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất. Thông qua việc trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, cảm nhận về một sự vật hay sự kiện nào đóbằng chính ngôn ngữ của trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Chính vì lẽ đó, tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra “một số phương pháp cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng phát triển ngôn ngữ 2 II. NỘI DUNG 1. Thời gian thực hiện: Từ năm học . đến hết giữa học kì 1 năm học . 2. Đánh giá thực trạng: a) Kết quả đạt được: Kết quả khảo sát đầu năm học ở lớp Nhà Trẻ - Trường Mầm non. - 15% Trẻ sử dụng chính xác các từ chỉ đồ vật, con vật, hành động,... - 25 % Trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc - 20% Trẻ hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo - 15% Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ hoàn cảnh (kể chuyện sáng tạo) b) Những mặt còn hạn chế. - Trẻ còn rất nhỏ nên chưa thể nhớ được các âm, các từ và do phụ huynh để trẻ nói mà không chú ý đến việc sửa sai cho trẻ nên trẻ hay nói ngọng, nói bỏ bớt từ. - Đồ dùng trực quan còn ít chưa đa dạng phong phú, thẩm mỹ chưa đạt, giá trị sử dụng chưa cao. Đặc biệt là đồ dùng cho trẻ hoạt động còn ít. - Phụ huynh phần lớn là làm nghề nông nên rất khó khăn, nhận thức của phụ huynh về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ kể chuyện còn nhiều hạn chế, họ cho rằng điều đó là không cần thiết. c) Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế: - Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, bản thân tôi luôn nổ lực và không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, đồng nghiệp,nghiên cứu các loại sách báo nên tích lũy được một số kinh nghiệm về các biện pháp tốt nhất giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trong sáng, lành mạnhvà vận dụng những kiến thức mình đã có để ứng dụng làm đồ dùng đồ chơi đầy đủ, sáng tạo hướng về chủ đề, lôi cuốn trẻ vào tiết học. - Được tạo điều kiện tham gia tập huấn, học tập,bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh những thuận lợi trên thì trong thời gian thực hiện đề tài, tôi cũng gặp một số khó khăn như sau: 4 III.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1.Căn cứ thực hiện: Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ 24 – 36 tháng tuổi sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ cũa trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển. Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên , các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục toàn diên, là tiền đề thành công cho các công tác khác.Xuất phát từ những trăn trở ấy tôi đã xây dựng kế hoạch tổchức và biện pháp để hoạt động này mang tính hiệu quả nhất định. 2. Nội dung, phương pháp và cách thức thực hiện: 2.1: Phương pháp 1: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trình đổi mới. Hiện nay, nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường. Từ đó trẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện sáng tạo một cách dễ dàng. Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, những tập truyện tranh chữ to tôi còn đi sâu làm một số đồ dung trực quan, tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương như: sách, báo, lịch cũ, ống lon, chai nhựa, xốp, vải vụn cho trẻ hoạt động như: một số con rối dẹt có bánh xe, có cử động tay chân và tận dụng những truyện tranh cũ, cắt dán bồi bìa cứng cho trẻ ghép tranh hoặc cắt 6 dắt trẻ từ liệt kê các đồ vật đến chỗ kể ra mối quan hệ giữa chúng, sử dụng một số câu chuyện ngắn ( 3- 4 câu), kể theo tranh. Ví dụ: Kể chuyện theo tranh vẽ trẻ đang chơi bóng. Cô giáo: Các con chú ý nghe câu chuyện cô kể: Trên sân trường, các bạn đang chơi ném bóng. Bạn trai thì ném bóng, còn bạn gái bắt bóng. Khi đã tìm hiểu kỹ nội dung, tính cách của từng nhân vật trong câu chuyện thì tôi tìm ngữ điệu cho từng nhân vật trong câu chuyện đó phù hợp để khi kể câu chuyện đó được diễn cảm hơn. Ví dụ: Trong câu chuyện “ Chú vịt xám” + Giọng người dẫn chuyện: Đầm ấm, nhẹ nhàng + Giọng của vịt mẹ: Dịu dàng + Giọng của vịt con : Sợ hãi + Giọng của con cáo: Ồm ồm, gian ác. Khi dạy tôi đã chuẩn bị cho trẻ những tập truyện tranh sưu tầm bằng cách đọc kể cho trẻ nghe ở các giờ đón, giờ trả trẻ và giờ chơi hàng ngày. Đây là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ sở cho trẻ có kiến thức vững vàng khi thực hiện kể chuyện sáng tạo. Qua cách làm quen như vậy bước đầu trẻ có thể đánh giá về đặc điểm tính cách của các nhân vật (dưới sự gợi ý của cô. Trẻ nhỏ cháu nào cũng thích xem tranh, hình ảnh nhiều màu sắc, những bức tranh, hình ảnh đẹp, có nội dung vừa phát triền vốn từ, vừa giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật có trẻ. Ví dụ: Gà con xinh đẹp đáng yêu, sói già gian ác, bà tiên ông bụt thì tốt bụng còn phù thuỷ thì độc ác. Bên cạnh đó tôi còn định hướng cho trẻ quan sát các tranh chuyện , cho trẻ xem qua đĩa hình các câu chuyện. Khi xem tranh ảnh, nhân vật trẻ thường chú ý một cách tản mạn, thường tập trung vào những gì mình thích nhất,tôi hướng dẫn trẻ quan sát theo trật tự. Đầu tiên nhìn toàn bộ bức tranh để hiểu tranh vẽ về ai, cái gì, sau đó đi vào chi tiết. Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại giữa cô và trẻ, giúp cho vốn từ của trẻ được phong phú hơn. 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_cho_tre_nha_tre_24_36_thang_phat_tri.doc