SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24-36 tháng

“Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi không Có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.Tháng 4/2019,Công đoàn giáo dục Việt Nam cùng Bộ giáo dục và Đào tạo phát động“ Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng trường học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng.Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, làm tốt 3 tiêu chí này, mỗi người chúng ta sẽ thấy hạnh phúc và hạnh phúc thật sự, chứ không phải sự ép buộc. Đây là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu. Thực tế cho thấy việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy, trẻ được học trong một môi trường tốt sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần để thể hiện hết bản thân của mình, từ đó trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, trẻ hạnh phúc thì cô giáo cũng hạnh phúc,trường học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc.
docx 15 trang thuydung 08/05/2024 3040
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24-36 tháng

SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24-36 tháng
 Chính vì vậy cần thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng những ngôi trường 
hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ các trường Mầm non. 
 Bởi giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc 
dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm 
mĩ và nhân cách của trẻ. 
 Tạo dựng môi trường hạnh phúc và hòa bình có ý nghĩa quan trong trong sự 
phát triển của trẻ về trí tuệ, thể chất và tinh thần, đặc biệt là sự tự lập và hành vi 
cư xử của trẻ. Môi trường hạnh phúc và hòa bình giúp trẻ luôn có một thái độ 
sống tích cực, lạc quan và vui vẻ. Điều này giúp trẻ học hỏi mỗi ngày thông qua 
những hành động nhỏ như cách cư xử lịch sự, nhã nhặn sẵn sàng nói cảm ơn, 
xin lỗi đúng lúc, phát huy được các tiềm năng của trẻ. Nhận thức được tầm 
quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúc với sự phát triển và thành 
công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm 
ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên chung 
tay xây dựng trường học hạnh phúc một cách có hiệu quả. Đồng thời chia sẻ 
kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi 
dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tố thơn..Xuất phát từ những lý do trên, tôi 
chọn đề tài “Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24–
36 tháng” làm đề tài sáng kiến.
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
 “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi không Có bạo lực học đường, 
không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm 
danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là 
nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. 
Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh 
đến trường là một niềm hạnh phúc.Tháng 4/2019,Công đoàn giáo dụcViệt Nam 
cùng Bộ giáo dục và Đào tạo phát động“ Triển khai kế hoạch nâng cao năng 
 2 thích và say mê. Ở đó, trẻ không học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gì 
có ý nghĩa, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu. Từng hoạt 
động được biến hóa thành bài học thú vị qua những trò chơi, trải nghiệm. 
 Để cảm nhận được sự hạnh phúc, trẻ phải được tích lũy kiến thức thông 
qua những hoạt động trải nghiệm. Các hoạt động không chỉ nằm trong khuôn 
khổ lớp học mà còn được tổ chức ngoài khuôn viên trường lớp, giúp trẻ cảm 
nhận sâu sắc về thế giới tự nhiên xung quanh.
 Một điều quan trọng nữa, trẻ sẽ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó 
trẻ được bày tỏ và được lắng nghe một cách đầy tôn trọng. Thay vì la mắng, dọa 
dẫm, hãy cho các em được sai, được nói ra cảm xúc của mình trong môi trường 
học đường. Điều đấy sẽ giúp các em tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. 
 Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản 
thân. Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. 
Bởi dù ở lứa tuổi nào, trẻ cũng có những cảm xúc như người lớn: cần được lắng 
nghe, tôn trọng và được yêu thương, giúp trẻ tìm và phát huy thế mạnh của 
riêng mình.
 * Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD -ĐT 
quận Long Biên cùng với ban giám hiệu trường nhà trường năng động, sáng tạo 
có tinh thần trách nhiệm cao, có đội ngũ giáo viên nhiệt tình năng nổ, yêu mến 
trẻ, có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau trong quá trình nghiên cứu
Nhà trường thực hiện mô hình trường học điện tử nên cơ sở vật chất, thiết bị 
dạy học của nhà trường ngày hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho giảng 
viên như bảng tương tác thông minh, máy tính, máy chiếu, máy chiếu đa vật 
thể..
- Giáo viên trong nhà trường đã nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết 
về việc xây dựng lớp học hạnh phúc
 4 Trẻ nmạnh dạn, tự tin 12 trẻ
 Đạt tỷ lệ: 40%
 Trẻ thích đến lớp (Trẻ không khóc, gặp cô 15 trẻ
 chào hỏi vui vẻ bố mẹ, cô giáo) Đạt tỷ lệ: 50%
 Trẻ hợp tác với cô và bạn 11 trẻ
 Đạt tỷ lệ:36%
 3. Các biện pháp đã tiến hành:
 3. 1. Biện pháp 1: Tự học, tự rèn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ và tìm hiểu 
lý luận về xây dựng lớp học hạnh phúc.
 Muốn có một trường mầm non hạnh phúc để mang đến tình yêu thương 
ấm áp và phát triển tiềm năng trí tuệ của trẻ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các 
giáo viên. Trước hết, các thầy cô giáo phải có năng lực, kĩ năng sư phạm, phải 
yêu nghề, yêu trẻ, phải có lòng kiên nhẫn và phải có kĩ năng ứng xử sư phạm. 
Đồng thời, phải có môi trường làm việc tốt,môi trường lớp học phải được bài trí 
khoa học phù hợp với trẻ. Để làm được điều này giáo viên là người phải nắm 
bắt các yếu tổ lý luận, thay đổi tu duy và xây dựng kế hoạch cho lớp mình phụ 
trách. Trẻ chính là đối tượng trung tâm của sự nghiệp giáo dục vàlà chủ nhân 
của “Trường học hạnh phúc”, cần được lưu tâm đầu tiên.
 Bản thân tôi luôn tích cực tự học, tự rèn luyện, bổ sung kỹ năng 
 nghiệp tự học thông qua sách vở, qua mạng Internet để nâng cao năng lực 
 ứng xử sư phạm, biến những khó khăn, thách thức trong nghề thành 
 những cơ hội để khẳng định phẩm chất, năng lực của bản thân trước phụ 
 huynh, đồng nghiệp và học sinh.Bên cạnh đó, tôi cũng tham gia những 
 buổi tập huấn của Phòng GD và ĐT, Ban giám hiệu nhà trường, tổ 
 chuyên môn ở trường tôi giúp cho những giáo viên như chúng tôi cũng 
 nhau trao đổi, chia sẻnhững vướng mắc trong quá trình xây dựng lớp học 
 hạnh phúc.Việc tự tìm hiểu qua sách, qua internet và tham gia các buổi 
 tập huấn, hội thảo giúp tôi nhận ra rằng phải dũng cảm phá vỡ lối mòn, 
 6 Giáo viên hạnh phúc khi học được chuẩn bị tiết dạy đơn giản, tiết 
kiệm thời gian và có không gian riêng cho chính bản thân mình.
 Phụ huynh hạnh phúc khi họ biết và hiểu con đang học gì, có thể 
học và chơi cùng con, có sự thống nhất về cách giáo dục giữa phụ huynh 
và cô giáo
 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học phù hợp.
 Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực 
chủ động của trẻ; từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết 
định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. 
 Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết 
đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi. Trẻ sẽ dần 
rút ra những bài học cho bản thân mình.
 Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú 
cho trẻ và cả giáo viên; góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ 
thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau.
 Căn cứ vào những tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc và hướng 
dẫn xây dựng môi trường của Sở GD&ĐT tôi cùng những đồng nghiệp 
của mình đã xây dựng môi trường theo đúng nguyên tắc lấy trẻ làm trung 
tâm. 
 Ở lứa tuổi nhà trẻ có 5 góc chơi. Các góc phải được bày biện hấp 
dẫn. Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc .Học 
liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong góc hoạt động đóng vai trò 
không nhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ. 
 Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc 
hoạt động cần được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ giáo viên lên kế 
hoạch cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các 
cơ hội học tập khác.
 Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, 
gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Đồ dùng, đồ chơi, 
 8 Một lớp học hạnh phúc là khi lớp học đó có chương trình đào tạo 
chất lượng. Vì vậy, tôi cũng đã áp dụng một số phương pháp giáo dục 
tiên tiến như Montessori, Steam và quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm vào lớp học của tôi.
 Điều quan trọng nhất của việc ứng dụng phương pháp mới này 
giúp trẻ cảm thấy hứng thú với đang được học. Điều này sẽ kích thích sự 
khám phá, tìm tòi xuất phát từ nhu cầu của bản thân trẻ và hứng thú hơn 
nữa khi trẻ được khám phá bằng chính những trải nghiệm trực tiếp của 
mình. Những trải nghiệm đó khiến cho bé nhớ lâu hơn và cảm thấy yêu 
thích việc học tập, kiến thức từ đó cũng được “ngấm” một cách tự nhiên.
 Tôi đã áp dụng phương pháp này để phát triển xúc giác và vận 
động tinh cho trẻ lớp tôi. Một số các bài tập về cảm nhận chất liệu, bài tập 
phát triển vận động tinh như đổ hạt từ cốc này sang cốc khác, gắp hột hạt, 
nhỏ giọt, dùng kẹp giấy, ...
 Trẻ được tiếp cận STEAM từ sớm mang tới những lợi ích tuyệt 
vời, hỗ trợ và giúp trẻ khám phá bản thân, xây dựng cho trẻ có những kỹ 
năng cần thiết có thể vận dụng và phát triển trong thế giới công nghệ hiện 
đại ngày nay. 
 Vì vậy, tôi cũng áp dụng phương pháp này vào một số hoạt động 
của tôi. Như trong các giờ hoạt động nhận biết tập nhận biết phân biệt nói 
các phương tiện giao thông, tôi không chỉ đơn thuần cho trẻ quan sát qua 
tranh ảnh, mà tôi còn cho trẻ quan sát sử dụng một số sản phẩm của 
Steam, trên những mô hình với những động cơ có thể di chuyển được. 
Việc dạy trẻ phải dựa trên nhu cầu, hứng thú, hiểu biết và kinh nghiệm 
riêng, cách học riêng của từng trẻ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả.
 Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, có khả năng và nhịp độ phát 
triển riêng. Mọi sự thay đổi của trẻ đều được tôi ghi nhận và quan sát.
Ví dụ trong lớp tôi có những trẻ đẻ cuối năm, vềvận động và ngôn ngữ 
chưa được tốt, các kĩ năng tựphục vụnhư đi vệsinh, xúc ăn còn hạn chế. 
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_lua_tuoi.docx