SKKN Một số kinh nghiệm ứng dụng hiệu quả lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori vào video bài học cho trẻ 24-36 tháng tuổi
Hiện nay, tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi 24-36 tháng tuổi được phát huy tác dụng “đôi bàn tay của mình” là rất hạn chế. Dẫn đến việc kết nối và phối hợp linh hoạt 5 giác quan cho trẻ cũng bị hạn chế theo. Đồng thời, trẻ mắc bệnh “mất tập trung”, “ tăng động giảm chú ý” có xu hướng khá phổ biến. Thực trạng này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và phát triển não bộ của trẻ theo độ tuổi, và học tập thông qua các giác quan của trẻ bị hạn chế nếu như trẻ không được chú ý đến các biểu hiện đặc biệt và áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời. Để hạn chế và giảm hiện tượng này ở trẻ thì cần có phương pháp giáo dục trẻ hợp lý sao cho tôn trọng cá tính riêng biệt, tính tự lập, tự do mang tính kỷ luật của mỗi trẻ; Ngoài ra cũng cần chú ý đến tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ các kiến thức thực tiễn. Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến Montessori vào các hoạt động giáo dục trẻ mầm non sẽ giúp giáo viên mầm non và các phụ huynh rèn sự chú ý hiệu quả cho trẻ, tăng cường tính kết nối và phối hợp linh hoạt 5 giác quan cho trẻ; Đồng thời đem lại hiệu quả vượt trội trong giáo dục trẻ trở thành những công dân thế kỷ 21 tự lập, chủ động, có tính kỷ luật, tự tin, sáng tạo,…; ưu việt về chương trình học, môi trường được chuẩn bị sẵn sàng, tối ưu cho sự phát triển của trẻ;…
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm ứng dụng hiệu quả lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori vào video bài học cho trẻ 24-36 tháng tuổi
MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG A. ĐẶT VẤN ĐỀ 01 - 02 I. Lý do chọn đề tài 01 II. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 02 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 03 - 15 I. Cơ sở lý luận 03 II. Thực trạng vấn đề 04 - 06 1. Thuận lợi 04 2. Khó khăn 05 III Các biện pháp đã thực hiện 06 - 15 1. Biện pháp 1: Xây dựng ngân hàng nội dung hoạt động 06 ứng dụng lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori phù hợp với MTGD. 2. Biện pháp 2: Ứng dụng lĩnh vực cảm giác trong phương 07 pháp Montesssori vào video bài học. 3. Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào video 10 bài học để tăng hiệu quả thu hút trẻ. 4. Biện pháp 4 : Phối hợp thường xuyên với phụ huynh 13 đánh giá sự hứng thú tham gia của trẻ với video bài học. IV. Hiệu quả SKKN 15 C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 17 - 18 I. Kết luận 17 II. Kiến nghị 18 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách tham khảo II. Tài liệu trên mạng 1. Sử dụng nghiên cứu viết SKKN 2. Sử dụng làm bài tuyên truyền tới phụ huynh E. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG A/ ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: “Quá trình giáo dục quan trọng nhất không phải là trường đại học mà là giai đoạn đầu tiên - giai đoạn từ 0-6 tuổi. Trong giai đoạn này trí thông minh - công cụ vĩ đại nhất của con người - được hình thành; không chỉ có trí thông minh mà toàn bộ những năng lực tinh thần đều được xây dựng trong giai đoạn này” (Trích “Trí tuệ thẩm thấu”) - Tiến sỹ Maria Montessori. Maria Montessori là một tiến sỹ người Ý (1870 - 1952) - một chuyên gia trong các lĩnh vực triết học, nhân văn học và giáo dục học - đã sáng lập ra một phương pháp giáo dục khoa học, hiện đại vào khoảng đầu thế kỷ XX, đó là phương pháp giáo dục Montessori. Phương pháp giáo dục Montessori được coi là một phương pháp giáo dục hoàn thiện trên thế giới hiện nay! Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ bằng việc học tập thông qua các giáo cụ trực quan. Montessori tập trung thúc đẩy tiềm năng của trẻ bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với các giáo viên được đào tạo bài bản về chuyên môn cùng với các giáo cụ học tập chuyên biệt... Có 5 lĩnh vực được thực hiện trong phương pháp Montessori, đó là: thực hành cuộc sống, cảm giác (giác quan), ngôn ngữ, toán học, văn hóa (lịch sử, địa lý, khoa học, nghệ thuật). Khi tìm hiểu về “lĩnh vực cảm giác” trong phương pháp giáo dục Montessori thì tôi thấy: Học tập thông qua các giác quan theo lĩnh vực cảm giác trong Montessori mang đến cho các bạn nhỏ nhiều trải nghiệm thú vị, kích thích các giác quan phát triển, khả năng tư duy linh hoạt, tạo điều kiện xây dựng nền tảng cơ bản cho mỗi đứa trẻ ngay từ những năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi. Qua đó, trẻ được phát triển đồng đều về mặt não bộ, khả năng thu nhận kiến thức cũng như hình thành những kỹ năng xã hội từ rất sớm, có kỹ năng học tập độc lập, giao tiếp hiệu quả, tinh thần hợp tác và đoàn kết cao. Tiến sĩ Maria Montessori cũng đã có nhận định liên quan đến lĩnh vực cảm giác trong Montessori, đó là nhận định về tác dụng của “đôi bàn tay”: “Đôi bàn tay chính là công cụ của trí thông minh loài người” giúp ta khám phá thế giới và mở đường dẫn bước tới sự hiểu biết. Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy: vai trò của giáo viên mầm non là vô cùng quan trọng trong việc phát huy tác dụng “đôi bàn tay của trẻ”, phát triển trí thông minh cho trẻ - đặc biệt là trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi - là thời kỳ mà trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, với mọi tác động của bên ngoài, kèm theo sự giáo dục của người lớn. Trẻ ở giai đoạn này sẽ có ảnh hưởng rất lớn 1/19 B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Cơ sở lý luận: “Không có trí tuệ nào mà không bắt nguồn từ chính các giác quan” – Tiến sỹ, bác sĩ, nhà giáo dục Maria Montessori đã khẳng định như vậy sau cả quá trình quan sát và làm việc với trẻ, đặc biệt là quá trình quan sát và làm việc với những trẻ bị mắc bệnh “mất tập trung”, “tăng động giảm chú ý”. Khi trẻ bị bệnh này thì sự phối hợp giác quan của trẻ sẽ bị hạn chế: - Trẻ bị “mất tập trung” thông thường sẽ có nhiều kiểu biểu hiện khác nhau như: không thể tập trung lâu vào 1 việc, không tuân theo các chỉ dẫn, dễ bị chi phối bởi các hoạt động bên ngoài, hay quên, khó hòa nhập. - “Tăng động giảm chú ý” là một rối loạn sinh học thần kinh, đặc trưng bởi giảm tập trung chú ý rõ rệt kết hợp với tăng hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế. Nếu chọn phương pháp giáo dục trẻ không phù hợp với tâm lý của trẻ thì sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển toàn diện của trẻ; cản trở học tập, sinh hoạt, công việc và các mối quan hệ của trẻ, không phát triển được tiềm năng trong mỗi đứa trẻ. Dù là phát triển tiềm năng khác nhau của mỗi đứa trẻ nhưng điểm xuất phát thì đều giống nhau là “rèn sự chú ý, phát huy tiềm năng của trẻ từ chính các giác quan của trẻ”. Trong bối cảnh sống chung với dịch bệnh Covit 19 hiện nay thì việc rèn luyện, giáo dục trẻ đa phần phụ thuộc vào sự phối hợp từ phía gia đình, các phụ huynh của trẻ - người giáo viên chỉ thực hiện phối hợp với phụ huynh rèn luyện, giáo dục trẻ qua các video bài học; đánh giá trẻ dựa vào các hình ảnh, video tương tác bài học của trẻ. Vậy nên, tôi đã đặt ra 2 câu hỏi: “Làm thế nào để phối hợp với phụ huynh rèn luyện sự chú ý cho trẻ, thu hút trẻ tham gia tích cực với video bài học?”, “ Làm thế nào để phát huy tiềm năng của trẻ từ chính các giác quan của trẻ qua các video bài học”, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện theo độ tuổi, đúng tâm lý và tiềm năng sẵn có của trẻ. Khi tìm hiểu về “lĩnh vực cảm giác trong phương pháp giáo dục tiên tiến Montessori” thì tôi đã tìm được câu trả lời cho các câu hỏi mà mình đặt ra. Cảm giác là một lĩnh vực quan trọng, thể hiện rõ nét nhất phương châm giáo dục chủ đạo của phương pháp Montessori - “Học tập thông quan giác quan”. Lĩnh vực cảm giác có mối liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác (như thực hành cuộc sống, toán học, ngôn ngữ và văn hóa), từ đó tạo nền tảng vững chắc cho quá trình học tập sau này của trẻ. Trẻ được phát huy tiềm năng của trẻ từ chính các giác quan của mình. Lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori gồm các nhóm sau: 3/19 - Bản thân tôi là một giáo viên mầm non có 18 năm tuổi nghề, trong đó có 6 năm liền phụ trách lứa tuổi 24-36 tháng nên bản thân nắm vững phương pháp, có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động sáng tạo linh hoạt cho trẻ, thu hút trẻ trong các hoạt động. - Bản thân luôn tìm tòi, trải nghiệm, ứng dụng các hình thức phát huy tính tích cực tối đa cho trẻ trong các hoạt động. Đồng thời, tôi cũng đã được ban giám hiệu tạo điều kiện tham gia lớp tập huấn chuyên đề về “ứng dụng phương pháp Montessori trong giáo dục mầm non” do phòng Giáo dục huyện Gia Lâm tổ chức tại trường mầm non Yên Thường năm học 2021-2022. - Tôi có kĩ năng tốt trong ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy, biên soạn bài dạy video chất lượng tốt, hiệu quả trên trẻ. - Lớp học sạch sẽ, trang trí phù hợp độ tuổi của trẻ, tạo cho trẻ hứng thú tham gia các hoạt động khi đến lớp trở lại. - Trẻ khỏe mạnh, tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về thể chất và tâm lý tương đối cao. - Phụ huynh học sinh quan tâm đến tình hình phát triển về thể chất, tâm lý và chương trình học tập của con em mình. - Nhà trường tăng cường các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”, quan điểm giáo dục “ Hãy để trẻ làm, không làm hộ trẻ” - Cô là người gợi mở, hướng dẫn trẻ phát huy được tính tích cực của trẻ giúp trẻ bộc lộ mình. 2/ Khó khăn: - Dịch bệnh Covit 19 khiến giáo viên, trẻ, phụ huynh không gặp nhau trực tiếp được. Giáo viên gặp trẻ, phụ huynh qua zalo, qua điện thoại, qua phòng họp Zoom của lớp. Điều này khiến việc nhận xét đánh giá trẻ bị hạn chế và thiếu độ chính xác, không kịp thời, thiếu thực tế trực quan khi đánh giá. - Trẻ không được đến trường nên sẽ bị hạn chế về đồ dùng trực quan thực hiện theo video bài học, đồ dùng ở nhà đôi khi mang tính chất tương đồng chứ không giống đồ dùng trong video bài học. - Theo tâm sinh lý của trẻ mầm non, khoảng giờ để trẻ tiếp thu kiến thức hiệu quả là từ 8h30 - 9h15. Đa số các phụ huynh không sử dụng khung giờ này cho con xem video bài học mà chủ yếu là sử dụng khung giờ buổi trưa, buổi tối khi mà phụ huynh không bận rộn với công việc. Khi trẻ được bố, mẹ mở video bài học cho xem thì bố mẹ trong trạng thái tâm lý đã mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi nên không cùng đồng hành hiệu quả với con xem video bài học được, vậy nên sẽ bị hạn chế việc tương tác động viên khen ngợi con kịp thời. 5/19
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_ung_dung_hieu_qua_linh_vuc_cam_giac.doc