SKKN Một số kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng ở Trường Mầm non Hoa Trạng Nguyên

Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24- 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24- 36 tháng ở trường Mầm Non.” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN mới hiện nay.
docx 20 trang thuydung 08/05/2024 710
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng ở Trường Mầm non Hoa Trạng Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng ở Trường Mầm non Hoa Trạng Nguyên

SKKN Một số kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng ở Trường Mầm non Hoa Trạng Nguyên
 MỤC LUC
Trang phụ bìa..........................................................................................................1
Mục lục.....................................................................................................................2
Danh mục viết tắt .....................................................................................................3
Phần I: Đặt vấn đề ....................................................................................................4
Phần II : Giải quyết vấn đề...................................................................................... 5
I - Cơ sở lý luận........................................................................................................5
II- Thực trạng vấn đề............................................................................................... 5
1- Thuận lợi ........................................................................................................5
2- Khó khăn ........................................................................................................6
3 - Quá trình điều tra thực tiễn.............................................................................6
Phần III: Những biện pháp thực hiện đề tài .............................................................7
I - Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ơ mọi lúc mọi nơi...................................................7
II - Giáo dục ngôn ngữ thông qua giờ học khác...................................................10
Phần IV : Một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ ..........................................15
1- Trò chơi 1: Cái gì? Dùng để làm gì? ................................................................16
2- Trò chơi 2: Con Muỗi.......................................................................................17
3- Trò chơi 3: Trò chuyện về các PTGT quen thuộc............................................17
4- Trò chơi 4: Trò chuyện cùng cô .......................................................................18
Phần V : Phối kết hợp với phụ huynh ................................................................... 19
Phần VI : Kết quả khi thực hiện đề tài ...................................................................19
Phần VII : Kết luận ...............................................................................................20
Phần VIII : bài học kinh nghiệm ............................................................................21
* ý kiến đề xuất.....................................................................................................21
* Tài liệu tham khảo ....................................................22
 2 PHẦN I : ĐĂT VẤN ĐỀ
1- Lý do chon đề tài:
 Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, 
chúng ta phải giữ gìn nó , quý trọng nó.”
 Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em . Ngôn 
ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát 
triển xã hội của loài người . Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ 
là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người 
lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người và biến nó 
thành cá i riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh 
hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn.
 Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương 
tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội 
và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là 
nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
 Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24- 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn 
trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con 
thông qua các môn học khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng 
ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát 
triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo 
dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài:
 “Một số kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24- 36 
tháng ở trường Mầm Non.” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương 
trình GDMN mới hiện nay.
 2- Phạm vi thực hiện đề tài:
 Tại lớp D1 ( nhóm trẻ 24- 36 tháng) trường Mầm Non 3/2 Quận Hà Đông- TP Hà 
Nội từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013.
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 4 - 60% trẻ phát âm chưa chính xác hay ngọng chữ x-s, dấu ngã - dấu sắc, dấu hỏi - dấu nặng.
3- Quá trình điều tra thực tiễn:
 - Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến đặc điểm 
 tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ giao tiếp của từng trẻ nhằm khám phá , tìm hiểu khả năng giao 
 tiếp bằng ngôn ngữ để kịp thời có những biện pháp giáo dục và nâng cao dần ngôn ngữ cho 
 trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, về 
 cách phát âm. Khi trẻ nói hầu hết toàn bớt âm trong các từ, giao tiếp không đủ câu cho nên 
 nhiều khi giáo viên không hiểu trẻ đang nói về cái gì? Cũng có một số trẻ còn hạn chế khi nói 
 , trẻ chỉ biết chỉ tay vào những thứ mình cần khi cô hỏi. Đây cũng là một trong những nguyên 
 nhân của việc ngôn ngữ của trẻ còn nghèo nàn.
 - Qua quá trình tiếp xúc với trẻ bản thân tôi thấy rất lo lắng về vấn đề này và tôi nghĩ rằng 
 mình phải tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện pháp phát triển ngôn ngữ giao 
 tiếp cho trẻ một cách có hiệu quả nhất để có thể giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người.
 * Kết quả điều tra của đầu năm như sau:
 Tốt Khá TB Yếu
 Phân loại khả năng
 Sl % Sl % Sl % Sl %
 Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và 5 14 10 29 15 43 5 14
 phát âm
 Vốn từ 5 14 10 29 15 43 5 14
 Khả năng nói đúng ngữ pháp 5 14 15 43 10 29 5 14
 Khả năng giao tiếp 10 29 10 29 10 29 5 14
 PHẦN III : NHỮNG BIÊN PHÁP THƯC HIÊN ĐỀ TÀI
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, 
phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục văn hoá 
giao tiếp lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức 
.Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và 
hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng 
một số biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động sau:
 6 - Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao tiếp cùng 
 nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương , gắn bó của con người
VD2: Trong góc “ Hoạt động với đồ vật” ở chủ điểm “Giao thông” bằng đồ
dùng tự tạo đó chính là những chiếc ô tô đã đục sẵn lỗ và những chiếc ô tô, máy bay chưa có 
bánh xe tôi đã cho trẻ lấy dây xâu qua những lỗ đó và tôi sẽ hỏi trẻ:
 + Linh ơi, con đang xâu gì vậy? ( Con đang xâu ô tô ạ)
 + Con xâu ô tô bằng gì đấy? (Con xâu bằng dây xâu ạ)
 + Dũng ơi, ô tô này đã đi được chưa hả con? ( Chưa đi được ạ)
 + Muốn ô tô đi được phải làm thế nào? ( Lắp thêm bánh xe ạ)
 + Khi xâu xong con để sản phẩm của mình nhẹ nhàng vào khay nhé!
( Vâng ạ)
 VD3:Ở góc “ Bé khéo tay” cũng ở chủ điểm “Giao thông ” bằng miếng xốp
thừa tôi đã tận dụng cắt thành hình ô tô, xe máy để cho trẻ in màu. Trẻ sẽ được in những PTGT 
đủ màu sắc tạo lên giấy thành sản phẩm của mình một cách nghệ thuật. Tôi thấy trẻ rất khéo léo, 
chăm chú khi làm . Khi trẻ làm tôi ân cần đến bên trẻ trò chuyện cùng trẻ:
 + Con đang làm gì vậy? ( Con in hình ô tô ạ)
 + Ô tô của con có màu gì? ( Màu đỏ ạ)
 + Đây là phương tiện gì con có biết không? ( Xe đạp ạ )
 + Xe đạp này có màu gì ? ( Màu vàng ạ)
 + Ô tô và xe đạp đi ở đâu hả con ? ( Trên đường ạ )
 - Như vậy bằng những đồ chơi tự tạo thông qua hoạt động chơi không những rèn cho trẻ sự 
khéo léo mà còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3- Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt đông ngoài trời:
 - Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ được gọi tên 
các đồ chơi quanh sân trường như : Đu quay, cầu trượt , bập bênh.. ..Ngoài ra tôi còn giới thiệu 
cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở vườn trường và hỏi trẻ:
 + Cây hoa này có màu gì? ( Trẻ trả lời màu đỏ)
 + Thân cây này có to không? ( Có ạ)
 + Cây phượng vĩ này rất cao và có lá màu gì?
 ( Màu xanh ạ)
 8

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_linh_vuc_phat_trien_ngon_ngu_c.docx
  • pdfSKKN Một số kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng ở Trường Mầm.pdf