SKKN Một số kinh nghiệm tạo sự hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động Âm nhạc
Trong các hoạt động giáo viên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo để dạy trẻ. Chúng tôi thấy được vai trò của giáo âm nhạc đối với trẻ. Từ đó chúng tôi suy nghĩ và tìm tòi, học hỏi từ sách vở, trang mạng và bạn bè đồng nghiệp để tìm ra những biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy và hoạt động giáo dục cho trẻ Nhà trẻ. Bản thân chúng tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều những kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả năng âm nhạc vốn có của mình. Chính vì điều đó chúng tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm tạo sự hứng thú cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong hoạt động âm nhạc”. Đây là một đề tài mà đã đưa lại những thành công nhất định cho chúng tôi, nó góp phần không nhỏ đưa chất lượng chăm sóc nuôi dạy các cháu của nhà trường ngày một đi lên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm tạo sự hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động Âm nhạc
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1.Lời giới thiệu. Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là một trong những hoạt động mà trẻ mầm non rất yêu thích. Vì vậy âm nhạc là nguồn hứng thú để trẻ cảm thụ nghệ thuật và không những lĩnh vực này mà còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục ở những lĩnh vực khác như phát triển ngôn ngữ hay phát triển nhận thức..... Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: hát, múa, vận động, trò chơi âm nhạc và cô hát cho trẻ nghe. Đặc biệt đối với trẻ trẻ mầm non và trẻ nhà trẻ và thì âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt hơn, mạnh dạn hơn, thông minh hơn qua việc tự sáng tạo ra các động tác minh hoạ cho các bài hát. Khi trẻ vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo qua các động tác. Đặc biệt với trẻ nhà trẻ (24- 36 tháng) giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản, biết nhún nhảy theo nhạc khi hát. Trẻ ở lứa tuổi này có những biểu hiện hưởng ứng với âm nhạc bằng thái độ cụ thể, rõ ràng như tươi cười hoặc yên lặng, vui vẻ, thích thú hoặc chăm chú, ngạc nhiên. Trẻ có khả năng chú ý nghe hơn và có thể phân biệt độ cao, thấp, to, nhỏ của âm thanh. Trẻ có thể hát theo người lớn những bài hát ngắn đơn giản, biết thể hiện cảm xúc âm nhạc bằng những vận động đơn giản như: Vỗ tay, giậm chân, vẫy tay, nhún nhảy theo nhịp điệu âm nhạc, chạy vòng quanh theo tiếng nhạc. Chúng tôi là một giáo viên đang công tác nhiều năm trong nhà trường mầm non lãng công, chúng tôi nhận thấy với trẻ nhà trẻ thì khả năng ghi nhớ và chú ý còn nhiều hạn chế, bộ máy phát âm chưa hoàn thiện cho nên việc dạy âm nhạc gặp nhiều khó khăn dẫn đến kết quả tiết dạy chưa cao. Đối với giáo viên có nhiều giáo viên còn cho rằng 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 07 tháng 09 năm 2020. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Thực trạng: Vào đầu mỗi năm học chúng tôi luôn khảo sát đánh giá tình hình thực tế, đánh giá sự phát triển của trẻ nói chung và đánh giá khả năng ngôn ngữ của từng trẻ nói riêng. Chúng tôi nhận thấy có những thuận lợi và còn những khó khăn như sau: 7.1.1. Thuận lợi: Trẻ thích được giao tiếp, trò chuyện, được nói ngôn ngữ của người lớn, biết giao lưu tình cảm, bày tỏ tình cảm của mình bằng ngôn ngữ. Trong những năm qua đội ngũ giáo viên mầm non đã từng bước khẳng định vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư và sáng tạo vào các hoạt động một cách tích cực. Ban Giám Hiệu nhà trường chú trọng đầu tư cơ sở vật chất. Luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên được đi tiếp thu chuyên đề để học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn. Bản thân chúng có kĩ năng sử dụng máy tính, kĩ năng sử dụng một số phần mềm tin học và tra cứu thông tin trên mạng Sĩ số học sinh lớp tôi là 24 trẻ, 13 trẻ nam và 11 trẻ nữ, các cháu đều là trẻ em nông thôn, các cháu đều rất ngoan. Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, nhiệt huyết với công việc. Nhà trường rất quan tâm đến việc dạy và học của cô và trẻ, nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia dự giờ các chuyên đề để đạt được những phương pháp hình thức đổi mới. Nhà trường đã lên kế hoạch cụ thể cho từng tiết học và có tài liệu để cho cô dạy tốt giúp trẻ học tốt. Về cơ sở vật chất: lớp học được xây dựng kiên cố, khang trang với trang thiết bị phần nào đã đáp ứng được cho việc dạy và học. 7.1.2. Khó khăn: - Trẻ bộc lộ cảm xúc với các giai 5 trẻ 11 trẻ 8 trẻ điệu âm nhạc =20,8% =45,8% =33,3% - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt 8 trẻ 10 trẻ 6 trẻ động âm nhạc =33,8% =41% =25% - Tự tin và có kỹ năng biễu diễn 5 trẻ 7 trẻ 12 trẻ =20,8% =29,1% =50% Qua khảo sát trên 24 trẻ ở độ tuổi 24 -36 tháng ở lớp đầu năm, kết quả như sau: - Mức độ nhận thức và khả năng cảm nhận âm nhạc của trẻ: 9 trẻ = 37,5% - Trẻ biết vận động theo bài hát: 7 trẻ = 29,1% - Trẻ bộc lộ cảm xúc với các giai điệu âm nhạc: 5 trẻ = 20,8% - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc: 8 trẻ = 33,8% - Tự tin và có kỹ năng biễu diễn: 5 trẻ = 20,8% Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy, mức độ nhận thức và khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ chưa cao, trẻ chưa thật hứng thú khi tham gia vào hoạt động âm nhạc theo yêu cầu của cô. Bằng kiến thức đã học và kinh nghiệm giảng dạy chúng tôi đã đề ra một số tài “Một số kinh nghiệm tạo sự hứng thú cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong hoạt động âm nhạc”. Để khuyến khích và tạo hứng thú cho trẻ phát huy hết khả năng của mình khi tham gia hoạt động âm nhạc. 7.2. Các giải pháp thực hiện: 7.2.1. Giải pháp 1: Bồi dưỡng giáo viên và tạo môi trường học tập để kích thích trẻ tham gia hoạt động âm nhạc. Để chuẩn bị dạy hát cho trẻ chúng tôi tìm hiểu bài hát trên cơ sở đó chúng tôi tập nhạc không lời và luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp nội dung bài hát. Từ đó chúng tôi luyện kỹ năng ca hát cho trẻ giúp trẻ đạt được sự hứng thú khi thể hiện và khi nghe các bài hát. Bên cạnh đó chúng tôi có kế hoạch bồi dưỡng cho những bé có năng khiếu về âm nhạc. Lời ca trong bài hát cần ngắn gọn dễ hiểu, chúng tôi chọn những bài hát có nội dung gắn với hiện tượng thiên nhiên xã hội gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ điểm. (Hình ảnh đồ chơi góc âm nhạc) Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên chúng tôi đều phải ở trạng thái mở, để trẻ dễ dàng lấy và sử dụng. Tại góc âm nhạc, chúng tôi chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau. Khuyến khích trẻ làm cùng cô trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí váy, áo làm mặt nạ hóa trang....Trẻ vô cùng thích thú khi được sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc. 7.2.2. Giải pháp 2: Luyện cho trẻ kỹ năng nghe nhạc và múa theo nhạc: Đối với lứa tuổi Nhà trẻ việc luyện cho trẻ kĩ năng nghe nhạc và múa theo nhạc là vô cùng cần thiết. Vì vậy vào đầu năm học chúng tôi chọn ra hai nhóm một nhóm bé có kỹ năng ca hát và một nhóm nghe nhạc không lời và có lời, chúng tôi nhận thấy các bé vỗ tay theo. Tiếp theo chúng tôi hướng cho các bé lắc lư theo nhịp bài hát, hưởng ứng 7.2.3. Giải pháp 3: Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục âm nhạc trong các hoạt động giáo dục khác. Trong trường mầm non ca hát luôn là một hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó còn là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Âm nhạc giúp cho các bộ môn khác trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Để việc lồng ghép nội dung giáo dục âm nhạc vào các hoạt động khác được hiệu quả cần chú ý đến cách chọn bài hát phù hợp với chủ đề, nội dung của đề tài mình dạy. Ví dụ: Với hoạt động làm quen văn học, khi dạy đề tài: “Trò chuyện về mẹ của bé”, chúng tôi cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” của tác giả Phan Văn Minh vừa giúp trẻ thay đổi không khí vừa góp phần giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng. Hay với môn nhận biết tập nói. Khi dạy đề tài: Nhận biết con gà, con mèo chúng tôi tổ chức cho trẻ hát và vận động bài “Gà trống mèo con và cún con”. Qua bài hát trẻ vừa được tham gia biểu diễn, vừa liên tưởng đến đặc điểm của con gà trống và con mèo (Gà trống gáy ò ó o, mèo con rình bắt chuột...). Khi chúng tôi tích hợp âm nhạc với các môn học khác một cách hợp lý, nhẹ nhàng không những giúp trẻ tiếp thu nội dung hoạt động một cách hào hứng, mà chúng tôi thấy nó làm thay đổi không khí tiết học mà còn tránh sự căng thẳng, mệt mỏi cho trẻ. Bên cạnh đó, âm nhạc còn được sử dụng nhiều trong các trò chơi, các bản nhạc vui nhộn sẽ kích thích trẻ rất nhiều trong các trò chơi tạo hứng thú hơn khi trẻ trực tiếp tham gia. Ngoài ra chúng tôi thấy trò chơi âm nhạc rèn luyện cho trẻ sự tập trung chú ý cao, chú ý lắng nghe và hưởng ứng theo nhịp của bài hát đây là một phương pháp hay giúp trẻ hứng thú và cảm nhận giai điệu của âm nhạc. Do vậy những trò chơi chúng tôi chọn đưa vào trong tiết dạy cần phải thường xuyên sáng tạo thêm nhiều trò chơi âm nhạc mới, lạ, hấp dẫn trẻ để trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi âm nhạc. Ví dụ: Cô vẽ một vòng tròn to ở giữa lớp, cô mở nhạc và bé đi ở phía ngoài vòng tròn vừa đi vừa nhún nhảy, hoặc vẫy tay. Khi cô tắt nhạc đột ngột trẻ phải bước
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_tao_su_hung_thu_cho_tre_24_36_thang.docx
- Đơn đề nghị SKKN Một số kinh nghiệm tạo sự hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động âm nhạc.docx