SKKN Một số kinh nghiệm rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non Tây Hưng

Hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non có định hướng, có mục đích để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có cảm tình, có hứng thú. Vì thế nghệ thuật chủ yếu của cô thể hiện ở chỗ biết hòa nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ, như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô một cách thoải mái, vui vẻ. Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ mầm non phải được chú trọng thường xuyên liên tục và không ngừng được đổi mới. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, tiếp cận với cái mới một cách kịp thời để thực hiện việc chăm sóc - giáo dục trẻ, đặc biệt là rèn luyện nề nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ đạt kết quả cao. Ở góc độ giáo dục nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày đối với trẻ ở độ tuổi 24 36 tháng, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia đã thực hiện thì sẽ không đạt lại hiệu quả cao hơn, tính chủ động tích cực sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ của trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triển một cách thụ động.
docx 15 trang thuydung 26/06/2024 1101
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non Tây Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non Tây Hưng

SKKN Một số kinh nghiệm rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non Tây Hưng
 - Trẻ ở giai đoạn này khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều 
khó khăn, nhiều khi cô giáo vừa dỗ dành lại vừa học ngôn ngữ trẻ để hiểu nhu cầu 
trẻ đang muốn là gì? 
 - Trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ yêu thương 
chăm sóc. Khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẻ xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưa 
quen với nề nếp, thói quen của lớp. 
 - Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé việc rèn nề 
nếp cho trẻ chưa quan trọng nên ở nhà các cháu được nuông chiều thái quá muốn 
gì được nấy, nhiều phụ huynh cho con nghỉ học bừa bãi khiến việc rèn trẻ lại càng 
khó khăn hơn. 
 II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến 
 II.1 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.
 -Tên giải pháp: “Một số kinh nghiệm rèn nề nếp cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng 
tuổi trong trường mầm non”
 - Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụi giải pháp:
 + Hình thành nề nếp thói quen cho trẻ.
 + Giúp trẻ có nề nếp thói quen khi tham gia các hoạt động cùng cô và các 
bạn, tạo tiền đề cho trẻ hình thành nhân cách.
 + Nhiều trẻ có thói quen nề nếp tốt sẽ tạo lên lớp học có thói quen nề nếp.
 + Trẻ có thói quen nề nếp nhờ vào các biện pháp kịp thời, hiệu quả của giáo 
viên đưa ra.
 + Cha mẹ, người thân của trẻ cũng vì thế mà an tâm gủi con đến trường.
 - Nội dung của giải pháp mới: Một số kinh nghiệm rèn nề nếp cho trẻ nhà trẻ 
 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non.
 II.2. Tính mới, tính sáng tạo: 
 Hãy để trẻ hoạt động tích cực với nhiều đồ chơi mới sáng tạo đẹp mắt 
 Nêu gương tốt thông qua các hoạt động trong ngày 
 Bản thân cần tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nắm 
bắt về việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi. 
 Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp. 
 Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động. 
 Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp với gia 
đình về kiến thức khoa học 
 Tôi có thể khẳng định: Đề tài này có tính khả thi cao và chúng ta có thể áp 
dụng rộng rãi cho các trẻ cùng lứa tuổi ở các lớp 24- 36 tháng tuổi trong nhà 
trường, cũng có thể sử dụng đề tài này trong huyện và trên toàn thành phố.
 II.5. Phạm vi hảnh hưởng:
 Làm nền tảng cho việc xây dựng kế hoạch phát triển những năm tiếp theo. 
Tính ứng dụng của biện pháp cao có thể nhân rộng ra các trường.
 Tiên Lãng, ngày 30 tháng 12 năm 2022 
 Người viết đơn 
 Phạm Thị Thu Hiền
 tổn thương về tâm lý. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày 
cho trẻ, ngay từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm 
nhận được nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được an toàn, được yêu 
mến và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. Quan hệ của cô với 
trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con.
 Hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non có định hướng, có mục 
đích để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn thay đổi, 
phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có cảm tình, có hứng thú. Vì thế nghệ thuật 
chủ yếu của cô thể hiện ở chỗ biết hoà nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là 
người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo 
nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ, như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng 
dẫn của cô, biết vâng lời cô một cách thoải mái, vui vẻ. Muốn thực hiện những 
mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ mầm non phải 
được chú trọng thường xuyên liên tục và không ngừng được đổi mới. Đặc biệt là 
đội ngũ giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ 
chuyên môn thường xuyên được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, tiếp cận với cái 
mới một cách kịp thời để thực hiện việc chăm sóc - giáo dục trẻ, đặc biệt là rèn 
luyện nề nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ đạt kết quả cao.
 Ở góc độ giáo dục nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày đối với trẻ ở độ tuổi 24 
36 tháng, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia đã thực hiện thì sẽ 
không đạt lại hiệu quả cao hơn, tính chủ động tích cực sẽ không phát huy được 
khả năng sáng tạo, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ của trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triển 
một cách thụ động. Chính vì vậy trong quá trình rèn nề nếp cho trẻ giáo viên gặp 
những ưu điểm và hạn chế sau:
 a. Ưu điểm: 
 - Trẻ đã có nề nếp ở một số hoạt động.
 - Giáo viên tổ chức các hoạt động rèn nề nếp cho trẻ trong trường mầm non.
 - Giáo viên gần gũi, quan tâm, yêu mến trẻ.
 - Có sự ủng hộ của phụ huynh.
 b. Hạn chế: 
 - Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi ở giai đoạn phát triển lời nói đang phát 
triển do đó khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn, nhiều 
khi cô giáo vừa dỗ dành lại vừa học ngôn ngữ trẻ để hiều nhu cầu trẻ đang muốn 
là gì? 
 - Trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ yêu thương 
chăm sóc. Khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẻ xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưa 
 quan tâm và được yêu mến có thể được coi là một thành viên trong cộng đồng mà 
trẻ đang hoà nhập. Tình cảm của cô đối với trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương 
như quan hệ mẹ con, biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, 
quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Khi trẻ có cảm tình, có 
hứng thú cô có thể sử dụng nghệ thuật của mình để thu hút lôi cuốn trẻ vào các 
hoạt động một cách dễ dàng. 
 Ví dụ: Những ngày đầu khi đón trẻ vào lớp, trẻ còn bỡ ngỡ, sợ hãi và khóc 
lóc, gào thét, cô có thể đến bên bế trẻ âu yếm rồi trò chuyện dỗ dành, cô đưa trẻ 
đến gần các bức tranh hỏi trẻ về nội dung bức tranh để trẻ quên đi nỗi nhớ nhà, 
nhớ cha mẹ như: Bức tranh này vẽ gì? ...Thông qua nội dung các bức tranh, với 
lời dẫn nhẹ nhàng đầy tình cảm cô đã kích thích lòng ham muốn của trẻ được đến 
lớp, được vui chơi, được múa hát, được có nhiều đồ chơi mới và có nhiều bạn 
mới. Qua đó tình cảm thân mật giữa cô và các bạn ngày càng gắn bó và gần gũi 
hơn. 
 Giải pháp 2: Hãy để trẻ hoạt động tích cực với nhiều đồ chơi mới sáng 
tạo đẹp mắt 
 Giai đoạn 24-36 tháng, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động với đồ vật, trẻ 
học mà chơi, chơi mà học. Vì vậy muốn đưa chất lượng của việc rèn luyện nề nếp 
thói quen cho trẻ tốt hơn giáo viên cần không ngừng và tích cực sưu tầm, làm và 
sử dụng đồ dùng đồ chơi sao cho đẹp, sáng tạo, hấp dẫn, nhưng phải đảm bảo an 
toàn, sử dụng hợp lý và phù hợp với nội dung với độ tuổi của trẻ để thu hút trẻ 
vào mọi hoạt động một cách thoải mái và tự tin hơn. Đồng thời tận dụng các 
khoảng không gian và vị trí trong và ngoài lớp học để trang trí các đồ chơi tự tạo 
do cô và trẻ làm được để trẻ nhìn ngắm hoặc trang trí lớp, qua đó khơi gợi niềm 
vui thích thú của trẻ khi đến lớp. 
 Ví dụ: Cháu mới nhập lớp đang còn khóc vì nhớ bố mẹ, ông bà, giáo viên 
hãy đưa trẻ đến các góc chơi, giới thiệu và trò chuyện với trẻ về đặc điểm và tác 
dụng các loại đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Cô giáo có thể cùng trẻ gấp máy bay, 
gấp thuyền và sâu luồn những chiếc vòng nhiều màu sắc, điều này sẽ đem lại niềm 
vui trẻ được sáng tạo và sử dụng những sản phẩm tự tay bé làm, và sau đó là 
những bài học quí báu về sự quan tâm chia sẻ, tinh thần hợp tác và biết nghĩ đến 
người khác.
 Từ việc chú trọng đến đồ dùng, đồ chơi trang bị cho trẻ hoạt động trong ngày 
giúp trẻ hứng thú hơn, tăng phần tích hợp, tạo cho trẻ có giờ hoạt động tự tin và 
sinh động hơn, đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng hoạt động 
của trẻ đạt kết quả cao hơn. 
 Giải pháp 3 : Nêu gương tốt thông qua các hoạt động trong ngày

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_ne_nep_cho_tre_nha_tre_24_36_tha.docx