SKKN Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng

Hoạt động lao động s­ư phạm của cô giáo mầm non có định h­ướng, có mục đích để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động s­ư phạm của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có cảm tình, có hứng thú. Vì thế nghệ thuật chủ yếu của cô thể hiện ở chỗ biết hòa nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là ng­ười lớn để thực sự là ng­ười bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ, nh­ư thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô một cách thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến thức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn. Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ mầm non phải đ­ược chú trọng thường xuyên liên tục và không ngừng đ­ược đổi mới. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải th­ường xuyên bồi d­ưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên đ­ược tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, tiếp cận với cái mới một cách kịp thời để thực hiện việc chăm sóc - giáo dục trẻ, đặc biệt là rèn luyện nề nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ đạt kết quả cao.
doc 13 trang thuydung 08/05/2024 890
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng

SKKN Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng
 Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ 24- 36 tháng 
tuổi lớp D1. Trường mầm non Thanh Thùy
 MỤC LỤC
 Trang
 Bìa.1
 PHẦN I: MỞ ĐẦU ...........................................................................................3
 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................3
 2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................3
 3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................3
 4.Đối tượng khảo sát- thực nghiệm..3
 5 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu...................................................3
 6. Phương pháp nghiên cứu..3
 PHẦN II. NỘI DUNG.......................................................................................4
 1. Cơ sở lý luận của vấn đề. ..........................................................................4
 2.Thực trạng ..................................................................................................5
 3. Các giải pháp thực hiện.............................................................................6
 3. 1. Hãy đến với trẻ bằng tình cảm yêu thương trìu mến của người mẹ......6
 3. 2 Hãy để trẻ hoạt động tích cực với nhiều đồ chơi mới sáng tạo đẹp mắt
 .......................................................................................................................7
 3.3. Nêu gương tốt thông qua các hoạt động trong ngày..............................7
 3.4. Giáo viên cần tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng 
 nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 24 - 36 tháng 
 tuổi.................................................................................................................8
 3.5. Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp....8
 3.6. Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi 
 lúc mọi nơi.....................................................................................................8
 3.7. Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp với 
 gia đình về kiến thức khoa học......................................................................9
 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ......................................................10
 PHẦN III KẾT LUẬN ................................................................................10
 1. Kết quả đạt được.................................................................................. 11 
 2. Bài học kinh nghiệm................................................................................11
 3. Kiến nghị................................................................................................12
 2/12 Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ 24- 36 tháng 
 tuổi lớp D1. Trường mầm non Thanh Thùy
 3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, nghiên cứu và hệ thống hoá một số 
tài liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài.
 3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
 3.2.1 Phương pháp quan sát 
 3.2.2. Phương pháp điều tra
 3.2.3. Phương pháp đàm thoại
 3.3. Phương pháp thống kê toán học
 Và để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, đề tài còn sử dụng một số thủ pháp 
như: hệ thống, phân loại, phân tích, đối chiếu, so sánh, khái quát, tổng hợp
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
* Thời gian thực hiện đề tài: Tháng 3/2016
* Địa điểm: Lớp nhà trẻ D1.
 PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 
 Giai đoạn trẻ 24 -36 tháng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát 
triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng 
lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với tác 
động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt. trẻ rất 
dễ bị tổn thương về tâm lý. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng 
ngày cho trẻ, ngay từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để 
trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được an toàn, 
được yêu mến và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. Quan hệ 
của cô với trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con. Vậy 
hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non đòi hỏi phải rất linh hoạt, 
nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu 
phát triển của trẻ.
 Hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non có định hướng, có mục 
đích để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn thay 
đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có cảm tình, có hứng thú. Vì thế nghệ 
thuật chủ yếu của cô thể hiện ở chỗ biết hoà nhập vào thế giới trẻ, biết quên 
mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm 
với trẻ tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ, như thế trẻ dễ nghe theo 
sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô một cách thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ 
những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến thức 
đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững 
vàng và tự tin hơn. Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề 
nếp thói quen ban đầu cho trẻ mầm non phải được chú trọng thường xuyên liên 
tục và không ngừng được đổi mới. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải thường 
xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên được 
tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, tiếp cận với cái mới một cách kịp thời để thực 
 4/12 Một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ 24- 36 tháng 
 tuổi lớp D1. Trường mầm non Thanh Thùy
- Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi ở giai đoạn phát triển lời nói đang phát triển 
do đó khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi 
cô giáo vừa dỗ dành lại vừa học ngôn ngữ trẻ để hiều nhu cầu trẻ đang muốn là 
gì? 
- Trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ yêu thương 
chăm sóc. Khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẻ xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưa 
quen với nề nếp, thói quen của lớp, trẻ khóc nhiều vì vậy mà giáo viên mất 
nhiều thời gian để dỗ dành trẻ. Hơn thế nữa vì là lớp các cháu nhỏ, cháu đông 
khó khăn cho việc hoạt động, ít cô đông cháu cho nên việc rèn trẻ vào nề nếp 
càng trở nên khó khăn hơn và cần mất nhiều thời gian hơn nữa.
- Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé việc rèn nề nếp 
cho trẻ chưa quan trọng nên ở nhà các cháu được nuông chiều thái quá muốn gì 
được nấy, nhiều phụ huynh cho con nghỉ học bừa bãi khiến việc rèn trẻ lại càng 
khó khăn hơn; và điều đó khiến trẻ trở nên ì ạch, ỉ lại, lười hoạt động. Khi đến 
lớp trẻ mang theo thói quen ở nhà nên không có tổ chức kỷ luật, nhiều trẻ đi lại 
lung tung, đến lớp không chào hỏi ai mặc dù đó được cha mẹ và cô giáo nhắc 
nhở. Mỗi sáng đến lớp luôn mang theo quà bánh, ngoài việc khiến trẻ ăn uống 
không theo giờ qui định mà cũng khiến cho lớp học mất vệ sinh vì trẻ xả rác bừa 
bãi không vào nơi qui định. Đến giờ ăn cũng vậy, bên cạnh nhiều trẻ chưa biết 
xúc ăn khiến các cô rất vất vả lại có những cháu xúc ăn bừa bãi, đùa nghịch 
trong giờ ăn làm cho lớp học náo loạn
 Để đi vào việc rèn luyện thói quen nề nếp cho trẻ từ những thuận lợi và khó 
khăn đã nêu, dựa trên cơ sở thực tế bản thân tôi đã đề ra một số biện pháp:
 3. Các giải pháp thực hiện 
3. 1. Hãy đến với trẻ bằng tình cảm yêu thương trìu mến của người mẹ
 Trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng trẻ bắt đầu được đi lớp, trẻ bắt đầu rời khỏi bàn tay 
ấp ủ yêu thương của cha mẹ, ông bà để đến chỗ mà với trẻ tất cả đều lạ lẫm và 
mới mẻ: Trường mới, cô mới, bạn mới vì thế các cháu mang đến trường, đến lớp 
một tâm trạng vừa bỡ ngỡ lạ lẫm vừa lưu luyến nhớ gia đình, thậm chí có cháu 
còn sợ hãi khóc lóc... Vì ở độ tuổi này trẻ còn rất bé, sống nhiều về tình cảm nên 
rất cần sự âu yếm, nhẹ nhàng của cô nhất là những ngày đầu trẻ mới nhập lớp, 
cô phải làm sao để trẻ có thể cảm nhận được nguồn hạnh phúc, được an toàn, 
được quan tâm và được yêu mến có thể được coi là một thành viên trong cộng 
đồng mà trẻ đang hoà nhập. Tình cảm của cô đối với trẻ giàu cảm xúc thân thiết, 
yêu thương như quan hệ mẹ con, biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên 
không khí cởi mở, quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Khi 
trẻ có cảm tình, có hứng thú cô có thể sử dụng nghệ thuật của mình để thu hút 
lôi cuốn trẻ vào các hoạt động một cách dễ dàng.
Ví dụ: Những ngày đầu khi đón trẻ vào lớp, trẻ còn bỡ ngỡ, sợ hãi và khóc lóc, gào 
thét, cô có thể đến bên bế trẻ âu yếm rồi trò chuyện dỗ dành, cô đưa trẻ đến gần các 
bức tranh hỏi trẻ về nội dung bức tranh để trẻ quên đi nỗi nhớ nhà, nhớ cha mẹ như: 
 6/12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_luyen_ne_nep_trong_sinh_hoat_han.doc