SKKN Một số kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết ở Trường Mầm non Yên Bài A
Trẻ mầm non là lứa tuổi học ăn, học nói. Đặc biệt giai đoạn 24-36 tháng tốc độ phát triển vốn từ của trẻ diễn ra rất nhanh. Đối với lứa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi thì ngoài những hoạt động học như: văn học, âm nhạc, tạo hình, vận động, hoạt động với đồ vật... thì hoạt động nhận biết có một vai trò rất quan trọng. Trong tất cả các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non thì hoạt động nhận biết giúp trẻ phát triển vốn từ hơn cả. Qua hoạt động này trẻ được nói nhiều,nói rõ ràng,mạch lạc, được diễn đạt suy nghĩ, yêu cầu của mình và khả năng phát âm chuẩn, khả năng này không phải ngẫu nhiên tự có được mà phải tập, rèn luyện ngay từ 0- 6 tuổi vì đây là “giai đoạn vàng” để phát triển toàn diện nhất
Việc Phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, đảm bảo cho trẻ có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt. Tuy nhiên trẻ 24 - 36 tháng tuổi có đặc điểm là tư duy trực quan hình tượng: trẻ dễ nhớ nhưng lại nhanh quên, trẻ học hôm nay đấy nhưng ngày mai đã quên rồi. Nếu giáo viên chỉ đơn thuần dạy đúng phương pháp, đầy đủ các bước mà không khai thác nhiều hình thức tổ chức ôn luyện thì sẽ không thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ. Hơn nữa trẻ 24-36 tháng còn nhỏ trẻ chưa nhận biết được các sự vật con vật thế giới xung quanh một cách rõ ràng, chính xác.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết ở Trường Mầm non Yên Bài A
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm trường MN Yên Bài A - Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì , Thành phố Hà Nội Ngày Trình độ Nơi công Họ và tên tháng Chức danh chuyên Tên sáng kiến tác năm sinh môn Nguyễn Thị 23/02/1991 Trường V.07.02.05 Cao đẳng “Một số kinh Huyền Mầm non nghiệm phát triển Yên Bài A vốn từ cho trẻ 24- 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết ở trường mầm non ” Là tác giả xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm :” “Một số kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết ở trường mầm non ” * Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: * Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 9/2022 * Mô tả bản chất của sáng kiến : - Khảo sát thực trạng về phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt dộng nhận biết. Để có biện pháp cụ thể hướng dẫn trẻ nâng cao vốn từ. - Nghiên cứu các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt dộng nhận biết, để tìm ra một số phương pháp, biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển vốn từ. - Sau khi thực hiện đề tài sáng kiến, đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm. * Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH đã tạo mọi điều kiện cho cán bộ giáo viên được tiếp thu chuyên đề một cách đầy đủ, kịp thời. Ngoài ra còn tạo mọi điều kiện giúp tôi những nguyên vật liệu, trang thiết bị để thiết kế bài học cho trẻ. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1.Tên đề tài.: “Một số kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết ở trường mầm non ” 2. Lý do chọn đề tài: Trẻ mầm non: “ học mà chơi, chơi mà học” trong khi chơi trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc tri thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó, là giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ- Đạo đức- Thẩm mỹ- Thể lực.Từ đó giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử. Trẻ mầm non là lứa tuổi học ăn, học nói. Đặc biệt giai đoạn 24-36 tháng tốc độ phát triển vốn từ của trẻ diễn ra rất nhanh. Đối với lứa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi thì ngoài những hoạt động học như: văn học, âm nhạc, tạo hình, vận động, hoạt động với đồ vật... thì hoạt động nhận biết có một vai trò rất quan trọng. Trong tất cả các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non thì hoạt động nhận biết giúp trẻ phát triển vốn từ hơn cả. Qua hoạt động này trẻ được nói nhiều,nói rõ ràng,mạch lạc, được diễn đạt suy nghĩ, yêu cầu của mình và khả năng phát âm chuẩn, khả năng này không phải ngẫu nhiên tự có được mà phải tập, rèn luyện ngay từ 0- 6 tuổi vì đây là “giai đoạn vàng” để phát triển toàn diện nhất Việc Phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, đảm bảo cho trẻ có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt. Tuy nhiên trẻ 24 - 36 tháng tuổi có đặc điểm là tư duy trực quan hình tượng: trẻ dễ nhớ nhưng lại nhanh quên, trẻ học hôm nay đấy nhưng ngày mai đã quên rồi. Nếu giáo viên chỉ đơn thuần dạy đúng phương pháp, đầy đủ các bước mà không khai thác nhiều hình thức tổ chức ôn luyện thì sẽ không thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ. Hơn nữa trẻ 24-36 tháng còn nhỏ trẻ chưa nhận biết được các sự vật con vật thế giới xung quanh một cách rõ ràng, chính xác. Vì vậy trách nhiệm của giáo viên mầm non, nhất là giáo viên nhà trẻ trong giai đoạn phát triển hiện nay tất cả các hoạt động giáo dục đều đảm bảo: “Lấy trẻ làm trung tâm”. Nhận thức được tầm quan trọng trên tôi đã quyết tâm lựa chọn đi sâu vào nghiên cứu đề tài:“Một số kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết ở trường mầm non ” để áp dụng cho trẻ lớp tôi tại trường nơi tôi đang công tác. 2.1. Cơ sở lý luận - Khảo sát cơ sở vật chất: Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học. - Khảo sát phụ huynh học sinh - Khảo sát về giáo viên - Khảo sát học sinh thực trạng phát triển vốn từ của trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường Mầm non nơi tôi công tác. Từ đó nghiên cứu để tìm ra nhiều biện pháp hình thức khác nhau phù hợp với trẻ, khích thích giúp trẻ phát triển vốn từ. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp sau: * Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo, thu thập những thông tin lý luận về vấn đề giáo dục, các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các giáo trình, các tập san, các bài viết trên mạng Internet, các bài báo liên quan.....trên các phương tiện thông tin đại chúng. * Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các hình thức quan sát thực tế và ghi chép đàm thoại với trẻ, nghiên cứu các kết quả trên trẻ. * Phương pháp thực hành, trải nghiệm: Sau khi truyền đạt kiến thức để phát triển vốn từ cho trẻ, tôi đưa ra các bài tập thực hành, các nhiệm vụ giao cho trẻ, yêu cầu trẻ thực hiện, trải nghiệm và đưa ra kết luận. * Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của trẻ trên lớp, sự hứng thú, khả năng phát huy tính tích cực của trẻ, các kỹ năng, thao tác khi trẻ thực hiện các trò chơi, bài tập. * Phương pháp dùng lời: Trò chuyện, trao đổi với trẻ, đưa ra các câu hỏi đàm thoại giúp trẻ nhận biết và gọi được tên của đối tượng, hướng dẫn, phân tích để thực hiện các bài tập theo yêu cầu của cô * Phương pháp điều tra: - Điều tra thực trạng quá trình cho trẻ tiếp thu kiến thức về các đối tượng và nhận thức của trẻ trong lớp ngay từ đầu năm học để có phương pháp giáo dục cụ thể - Điều tra kết quả trên trẻ sau khi thực hiện các biện pháp qua một học kỳ để rút ra bài học kinh nghiệm cho học kỳ sau. * Phương pháp thống kê toán học: Thu thập kết quả bằng số liệu cụ thể, sử dụng các công thức toán học, đối chiếu, so sánh với số liệu của kết quả điều tra ban đầu để làm nổi bật tính khả thi khi áp dụng sáng kiến. 7. Thời gian thực hiện *Tháng 8/2022: tìm đọc tài liệu. Đầu năm, lớp học tiếp nhận 20 trẻ, 100% các cháu mới, năm đầu tiên ra lớp nên trẻ chưa có nề nếp và thói quen trong các hoạt động ở trường, vì vậy việc sử dụng vốn từ qua các hoạt động học tập và giao tiếp với cô còn rất nhiều hạn chế. - Phụ huynh coi nhẹ tầm quan trọng của việc cung cấp các kiến thức cho trẻ. Vì các bậc phụ huynh chỉ coi trọng việc chăm sóc trẻ là chính, còn việc giáo dục nhiều phụ huynh còn phó mặc hoặc không quan tâm nhiều tới trẻ khi trẻ còn đang ở lứa tuổi nhà trẻ. - Vốn từ của trẻ phát triển chưa đồng đều, một số trẻ ở đầu độ tuổi còn nói ngọng, bập bẹ, nhút nhát, khả năng nhận thức chậm. - Lứa tuổi của trẻ còn nhỏ, năm đầu tiên ra lớp nên việc sử dụng ngôn ngữ qua các hoạt động học tập và giao tiếp với cô còn rất nhiều hạn chế - Kinh phí hạn hẹp nên việc làm đồ dùng trực quan, đồ chơi phục vụ các giờ học, các hoạt động vui chơi ôn luyện củng cố kiến thức gặp nhiều khó khăn. - Trước những thuận lợi và khó khăn trên. Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng trên trẻ đầu năm và thu được kết quả như sau: Bảng khảo sát chất lượng sĩ số 20 trẻ đầu năm SL Đạt Chưa đạt S Nội dung Khảo sát tr Số TL Số TL% tt lượng % lượng 1 Trẻ nói rõ ràng mạch lạc 20 7/20 35% 13/20 65% 2 Trẻ nói có chủ ngữ, vị ngữ 20 7/20 35% 13/20 65% 3 Trẻ nói được câu dài, có vốn từ mở 20 6/20 30% 14/20 70% rộng 4 Trẻ không nói ngọng, nói lắp, nói 20 6/20 30% 14/20 70% ngược câu 5 Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp 20 5/20 25% 15/20 75% Nhìn vào bảng trên, kết quả cụ thể cho thấy: - 70% trẻ lớp tôi vốn từ còn rất hạn chế trẻ nói chưa rõ ràng, mạch lạc, trẻ chưa tập trung, hứng thú tham gia vào các hoạt động. - Số trẻ không nói lắp, nói ngọng, ngược câu rất ít chỉ đạt 30% so với số trẻ trong lớp. - Khả năng trẻ nói có chủ ngữ, vị ngữ rất kém, chỉ đạt 30%. Khi trẻ nói hầu hết toàn bớt âm trong các từ, giao tiếp không đủ câu. - Khi giao tiếp với trẻ tôi nhận thấy rằng vốn từ của trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, về cách phát âm. Trẻ nói được câu dài, có vốn từ mở rộng chỉ đạt 30%
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_phat_trien_von_tu_cho_tre_24_36_than.docx