SKKN Một số kinh nghiệm phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng của Trường Mầm non Tuổi Hoa trong thời gian nghỉ dịch Covid-19
Giáo dục thể chất trong môi trường Mầm non là bảo vệ và tăng cường sức khẻo đồng thời cung cấp những những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể cân đối hài hòa và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Việc tạo cơ hôi cho trẻ tham gia vào cá hoạt động giáo dục phát triển thể chất là rất quan trọng giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ. Nhưng thực tế hoạt động này thường khô khan, cứng nhắc trẻ dễ chán và khó thu hút trẻ. Đối với trẻ 24-36 tháng cơ thể đang trên đà phát triển nếu không có biện pháp giáo dục, chọn nội dung phù hợp và tạo cơ hội cho trẻ tham gia rèn luyện, khi trẻ kém vận động sẽ dẫn tới thể lực phát triển không đều. Nên giáo dục phát triển thể chất là nhiệm vụ trọng tâm làm cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện đủ năng lực đức tài để trở thành những con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. Vậy làm thế nào để giúp trẻ 24-36 tháng phát triển thể chất? Đó là điều tôi đang băn khoăn suy nghĩ, để tìm ra những giải pháp cách làm hay để giúp trẻ 24-36 tháng phát triển thể chất. Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non Tuổi Hoa trong thời gian nghỉ dịch Covid -19”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng của Trường Mầm non Tuổi Hoa trong thời gian nghỉ dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng của Trường Mầm non Tuổi Hoa trong thời gian nghỉ dịch Covid-19
2/10 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Qua từng năm cũng có rất nhiều giáo viên đã đưa ra nhiều hình thức để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Mỗi giáo viên đều đưa ra các giải pháp, cách thực hiện đẻ phù hợp với hoàn cảnh của trường, đặc điểm và trình độ nhận thức của trẻ ở lớp mình và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân giáo viên đó. Riêng bản thân tôi chọn đề tài này vì những điểm mới và những lý do sau: Như ta đã biết, phát triển thể chất là hoạt động nhằm nâng cao thể lực, sức khỏe của trẻ giúp trẻ phát triển những kỹ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một sức khỏe tốt. Cơ thể phát triển cân dối, hài hòa mà còn giúp phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển cả mặt tình cảm – xã hội cũng như thẩm mỹ. Giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu qua trọng của việc của việc chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giáo dục phát triển cho trẻ một cách toàn diện, thông qua các hoạt động đó trẻ có nhiều cơ hội để luyện tập vận động phải linh hoạt, nhanh nhẹn và không sai phương pháp để cơ thể khỏe mạnh hơn. Phát triển thể chất còn giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vận động tạo cho trẻ tinh thần thoải mái, sảng khoái, vui vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Khi kết hợp giữa thể dục với âm nhạc giúp trẻ thể hiện tốt hơn, đẹp hơn các động tác nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay, ngón tay giúp phát triển các vận động tinh tế khéo léo. Mặt khác, trong những năm qua, hoạt động phát triển thể chất cho trẻ đã được Bộ GD, Sở GD-ĐT triển khai rộng về các trường học, đến từng giáo viên với nhiều giải pháp tích cực và thực hiện có hiệu quả.Trẻ mạnh dan tự tin hơn trong mọi hoạt động, trẻ biết tự lập, chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình, có hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn. Song việc nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng là một việc hết sức khó khăn. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đòi hỏi bản thân tôi phải linh hoạt sáng tạo có những đổi mới trong việc giáo dục trẻ. 2. Thực trạng vấn đề: Năm học 2021-2022, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp nhà trẻ 24-36 tháng, bản thân tôi xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình. Để làm được điều đó tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số kinh nghiệm phát triển thể chất 4/10 Khả năng vận Xếp loại Xếp loại Xếp loại Xếp loại động Tốt khá TB yếu Đi, chạy 4/25=16% 5/25=20% 10/25=40% 6/25=24% Bò, trườn , trèo 5/25=2% 4/25=1% 10/25=% 6/25=2% Tung, ném bắt 4/25=1% 5/25=2% 10/25-40% 6/25=2% Bật, nhảy 6/25=2% 7/25=2% 8/25=3% 4/25=1% Kết quả cân đo Cân nặng Chiềucao Trẻ BT Trẻ SDD Trẻ SDD Trẻ BT Trẻ TC độ Trẻ TC độ nặng 1 2 24/25=96% 1/25=4% 0% 24/25=96% 1/25=4% 0% Giáo viên chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào các hoạt động khiến trẻ chưa hứng thú học nên giờ hoạt đông chưa đạt kết quả cao. Với tình hình thực tế của lớp tôi phụ trách như vậy, nên tôi rất băn khoăn lo lắng và trăn trở làm thế nào để giúp phát triển thể chất trẻ 24-36 tháng một cách tốt nhất và tôi đã sử dụng một số biện pháp sau: 3. Các biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp 1: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ góp phần phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ thông qua giáo dục dinh dưỡng cung cấp cho trẻ một số khái niệm cơ bản (Hình ảnh 1) – Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ + Biết ăn uống đúng cách để có lợi cho sức khỏe: biết thức ăn cung cấp dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Cung cấp kiến thức về bốn nhóm thực phẩm cơ bản: Protein. Lipit, Glucid, Vitamin. + Chúng ta cần thức ăn và nước uống để sống, lớn lên, có sức khỏe có sức lực để vui chơi học tập. + Thành phần các món ăn đơn giản quen thuộc hàng ngày. + Giữ gìn vệ sinh thân thể để giúp cho cơ thể phòng tránh bệnh tật, cơ thể khỏe mạnh. + Mặc trang phục phù hợp thời tiết để phòng bệnh và vận động thoải mái. + Có một số vật dụng nguy hiểm và những nơi nguy hiểm đến tính mạng cần nhận biết và phòng tránh, và bảo vệ sức khỏe. 3.2. Biện pháp 2: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. (Hình ảnh 2) – Trẻ khám phá đồ dùng đồ chơi 6/10 3.4. Biện pháp 4: Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động thể chất * Sử dụng âm nhạc trong hoạt đông thể chất:(Hình ảnh 3) – Trẻ tập thể dục buổi sáng . Giáo dục thể chất khi kết hợp cùng với âm nhạc trẻ sẽ ảm thấy hứng thú hơn phấn khởi hơn và giờ hoạt động của trẻ cũng đạt kết quả cao hơn. Ví dụ:khi dạy trẻ chủ đề động vật tôi chọn các bản nhạc có tiết tấu vui nhộn nhí nhảnh với nhịp điệu 2/4. Khi khởi động tôi chọn bản nhạc “đàn gà con” Và đi hồi tĩnh tôi chọn nhạc bài “chim bay” Từ thực tế tại lớp mình tôi đã vận dụng một số bài bài hát khi thực hiện cho trẻ khởi động. Với mỗi chủ đề tôi luôn chọn các bài hát phù hợp để đưa vào dạy trẻ, tôi thường chọn những bài hát vui nhộn gây hứng thú với trẻ. Qua quá trình làm video gửi các bài học cho phụ huynh,tôi đã lồng ghép vào video đa dạng hình ảnh,nhạc phù hợp với trẻ để trẻ có thể hứng thú mỗi khi tập thể dục tại nhà dưới sự hướng dẫn từ bố mẹ.Vận động tinh,vận động thô,trẻ đều có sự hứng thú và yêu thích học hỏi hơn.(Hình ảnh 4):Trẻ cầm cốc uống nước tại nhà * Tổ chức các hội thi trong hoạt đông giáo dục thể chất: Trong hoạt động giáo dục thể chất trẻ tham gia hoạt động tích cực thì người giáo viên phải lôi cuốn trẻ vào hoạt động một cách thoải mái không được gò bó trẻ mà phải gây hứng thú cho trẻ. Từ đó tôi đã áp dụng xây dựng các hội thi vào các hoạt động giáo dục thể chất để mọi trẻ đều được tham gia tích cực vào các hội thi đó. Khi dạy trẻ trên lớp chủ đề tết và mùa xuân tôi cho trẻ tham gia hội thi: Ngày hội mùa xuân Ví dụ: Với hoạt động giáo dục thể chất là: Đá bóng và chạy theo bóng Trò chơi: Nhảy lò cò + Khởi động: Cho trẻ lên tàu để đi tới hội thi Bài tập PTC: Phần thi đồng diễn: Trẻ tập các động tác thể dục theo hiệu lệnh của cô + Vận động cơ bản: Phần thi Ai nhanh hơn (Trẻ đá bóng và chạy theo bóng) + Trò chơi: Phần thi nhảy đẹp (Trẻ nhảy lò cò) + Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 3.5. Biện pháp 5: Công tác làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. 8/10 Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo công tác giáo dục trẻ, tôi đã thực hiện bài giảng theo kế hoạch của nhà trường. Sau đó, tôi tự quay những video về các bài hướng dẫn trẻ tự chăm sóc bản thân, những bài thể dục đơn giản Các video này ngoài việc được đăng tải trên website của trường tại địa chỉ thì tôi cũng tận dụng các nền tảng mạng xã hội như youtube,facebook để đăng tải nhằm phổ biến rộng rãi đến tất cả mọi người những kiến thức cần thiết trong chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà. Bên cạnh đó, do đã có danh sách trẻ, số điện thoại của phụ huynh, nên tôi tạo các nhóm/lớp trên Zalo để gửi các video này cho các phụ huynh .(Hình ảnh 5) – trẻ học bài qua hình thức online tại nhà. 3.7. Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh. Gia đình là nhịp cầu nối rất quan trọng đối với nhà trường, vai trò của phụ huynh có tác động lớn trong việc phát triển thể chất cho trẻ. Đây là nét đặc trưng của bậc học mầm non. Gia đình nhà trường xã hội đều là môi trường giáo dục trẻ nên người và cần có sự giáo dục đồng bộ, kết hợp chặt chẽ để thống nhất biện pháp giáo dục đạt kết quả cao. Để việc giáo dục trẻ đem lại hiệu quả cao, trước hết tôi nhanh chóng nắm bắt tình hình, điều kiện, đặc điểm của lớp mình phụ trách rồi lên kế hoạch triển khai họp phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc “Phát triển thể chất cho trẻ”. Báo cáo tình hình chất lượng của trẻ qua đợt khảo sát đầu năm, thông báo chương trình kế hoạch, thời gian hoạt động của trẻ ở lớp, ở nhà. Giáo dục mọi lúc mọi nơi, bố mẹ, người lớn luôn là tấm gương sang cho trẻ noi theo. Thường xuyên trao đổi tình hình học tập để nắm bắt thông tin từ 2 phía từ đó có biện pháp giáo dục kịp thời. Hàng ngày, tôi trực tiếp trao đổi với phụ huynh về việc trẻ đã thực hiện được, nhận biết được và những điều trẻ chưa lĩnh hội được để cùng kết hợp với phụ huynh giúp trẻ nắm được các mục tiêu của các hoạt động. Bản thân tôi trực tiếp trao đổi với phụ huynh về nội dung bài học chủ đề, cùng mời phụ huynh kiểm tra chất lượng học của trẻ. Đa số phụ huynh đã nắm bắt được những kiến thức, nội dung về chăm sóc, giáo dục trẻ mà giáo viên đã trao đổi với phụ huynh, có ý thức hơn trong việc phối hợp với cô giáo trong việc chăm sóc và dạy dỗ các cháu. Tôi đã phối,kết hợp với phụ huynh để hướng dẫn cách làm đồ chơi,tạo ra cho con không khí học tập thỏa mái,năng động và phụ huynh đã kết hợp rất tích cực tại nhà.(Hình ảnh 6) – Phụ huynh học và chơi cùng con tại nhà. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_phat_trien_the_chat_cho_tre_24_36_th.docx