SKKN Một số kinh nghiệm phát triển kĩ năng chơi hoạt động góc cho trẻ 24-36 tháng thông qua đồ dùng đồ chơi tự tạo
Theo chương trình Giáo dục mầm non cũng đã nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Vì vậy, giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày. Thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, … nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. Thông qua đồ chơi tự tạo ở tiết hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm phát triển kĩ năng chơi hoạt động góc cho trẻ 24-36 tháng thông qua đồ dùng đồ chơi tự tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm phát triển kĩ năng chơi hoạt động góc cho trẻ 24-36 tháng thông qua đồ dùng đồ chơi tự tạo
tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời Vì vậy, giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày. Thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. Thông qua đồ chơi tự tạo ở tiết hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được. VD : Như trong góc chơi “ Bế em” trẻ phải học cách bế em, xúc cho em ăn, ru em ngủ, chơi với em thì phải như thế nào? 2. Thực trạng vấn đề: Việc sử dụng đồ chơi ở hoạt động góc thông qua các trò chơi giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, Xây dựng, Chơi với đồ chơi trong hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. Bên cạnh đó giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc.Trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp. Trong thực tế khi dự giờ, và tổ chức cho trẻ chơi với đồ dùng , đồ chơi ở hoạt động góc ở lớp tôi nhận thấy : 2.1. Thuận lợi : - Được phòng Giáo dục Quận và BGH nhà trường đầu tư trang thiết bị hiện đại. Đồ dùng trong lớp được các giáo viên làm đa dạng từ các nguyên vật liệu khác nhau, phong phú để trẻ hoạt động trong các góc. Mặt khác, việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh chưa sâu sát, chặt chẽ từ đó dẫn đến tình trạng phụ huynh chưa quan tâm đồng đều. Còn lại một số phụ huynh chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của việc trẻ sử dụng đồ chơi nên không ủng hộ, chưa nhiệt tình cho giáo viên việc mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi và hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Qua thời gian đầu cho trẻ hoạt động góc, tôi nhận thấy trẻ đạt được kết quả như sau : Khảo sát đầu năm Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % - Trẻ hứng thú trong giờ chơi 15 43 20 57 - Trẻ có kỹ năng chơi thành thạo 10 29 25 71 - Trẻ biết tạo ra sản phẩm trong giờ 10 29 25 71 chơi Từ những tình trạng thực tế đã giúp tôi tìm ra một số biện pháp tốt để làm hoặc điều chỉnh, cung cấp đồ chơi cho trẻ hoạt động nhằm giúp trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia chơi tốt làm tăng chất lượng việc tổ chức hoạt động góc. 3.2 : Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc: Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ ở các góc, không lên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. Kế hoạch: Tôi rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, những đồ dùng nào có thể đề xuất mua sắm, đồ dùng nào cần làm, bổ sung từ từ theo từng chủ đề, đồ chơi nào cần phải bổ sung trước.... Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ : Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng catton, xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, chuổi hạt, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ điệp, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ, Tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn,không nặng nề đối với trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ chơi ở các góc cho trẻ. Trong trò chơi xây dựng tôi thường hay vấp phải một chủ đề chỉ xây dựng một mô hình, như: Chủ điểm trường mầm non tôi chỉ cho trẻ xây dựng khu vui chơi, xây dựng lặp đi, lặp lại nhiều lần trong chủ điểm và đặc biệt góc xây dựng không có mối liên hệ với góc chơi khác, tình trạng này sẽ làm cho trẻ nhàm chán và không phát triển tính sáng tạo của trẻ. Từ đó tôi nghĩ ra cách: Cho trẻ sử dụng đồ chơi để tạo nên mối liên kết giữa các góc chơi: Khi chơi xây dựng trang trại, ngoài xây hàng rào xung quanh, cô giáo có thể gợi ý cho trẻ mở rộng liên kết với các góc khác bằng những đường nối từ góc này sang góc kia, như từ khu chợ đến góc gia đình, từ khu vui chơi đến cửa hàng, lúc này góc xây dựng làm nhiệm vụ trung tâm nối các góc lại với nhau, muốn đi chợ phải đi băng qua góc xây dựng. Tuy nhiên, ở góc chơi này tôi cũng gặp khó khăn về vật liệu xây dựng. Để khắc phục điều này bằng cách lấy những thùng giấy, ống chỉ, để làm hàng rào, đường đi. Hoặc để làm phong phú thêm góc chơi tôi dùng thùng giấy làm đường hầm cho trẻ chui qua, nhằm tạo sự khéo léo, hứng thú cho trẻ. Góc xây dựng còn là chỗ trưng bày sản phẩm của góc tạo hình sau khi trẻ làm xong những sản phẩm, từ đó trẻ có thể kể và nhìn thấy các sản phẩm đẹp do chính trẻ và các bạn tạo ra. Đồ chơi của trẻ cần đa dạng và phong phú. Nhiều đồ chơi của trẻ có kích thước nhỏ nên làm lâu, đòi hỏi phải chịu khó kiên trì khi làm đồ chơi cho trẻ. Ngoài những gì bản thân tôi đã biết tôi còn hỏi thêm ở các bạn đồng nghiệp để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi phong phú hơn, phù hợp với nội dung chơi. Muốn có nguồn nguyên vật liệu dồi dào ngoài việc kết hợp với phụ huynh, tôi còn liên hệ với các em ở trường Tiểu học, Trung học những đồ dùng thủ công mà học sinh đã làm. Tìm kiếm các loại tranh ảnh, tờ lịch có tranh liên quan đến trò chơi. Tôi luôn quan sát quá trình chơi và ghi chép lại những nguyên vật liệu, đồ chơi mà trẻ thích để cung cấp kịp thời cho nhu cầu của trẻ. Khi tổ chức hoạt động góc giáo viên không nên chọn quá nhiều góc chơi nó sẽ làm giáo viên rất vất vả trong việc chuẩn bị đồ chơi cho trẻ. Có quá nhiều đồ chơi trẻ sẽ không kiên trì chơi với đồ chơi mà thích thay đổi và việc quản lý, quan sát trẻ chơi cũng sẽ bị hạn chế. 3.4. Tăng cường hiệu quả đồ chơi khi trẻ chơi ở các góc Ở từng chủ đề , ngoài những đồ dùng đồ chơi làm mới tôi vẫn tiếp tục lưạ chọn đồ dùng đồ chơi trẻ đã chơi nhưng làm mới bằng cách thay đổi hình ảnh cho phù hợp với từng chủ điểm. Từ những chiếc cúc áo với 3 màu sắc đặc trưng : xanh, đỏ ,vàng tôi đã gắn băng dính gai sau mỗi chiếc cúc, trẻ sẽ dùng những chiếc cúc đó để trang trí cho các hình theo các chủ điểm khác nhau. Từ đây giúp trẻ nhận biết phân biệt được màu sắc, phát triển tố chất khéo léo của đôi bàn tay và thể hiện được tính thẩm mỹ của bản thân. Đối với trò chơi luồn dây qua lỗ ta cũng có thể chơi xuyên suốt trong năm học và thay đổi theo từng chủ điểm. Với mỗi chủ điểm khác nhau tôi lại chuẩn bị các hình ảnh khác nhau và phù hợp với chủ điểm Trò chơi nhận biết phân biệt hình dạng và màu sắc cũng thay đổi theo chủ điểm rất phù hợp cho trẻ chơi. Từ những hình tròn, hình vuông với ba màu đặc trưng : xanh, đỏ, vàng trẻ sẽ sử dụng để hoàn thiện cho bức tranh. Với trò chơi xếp tương ứng 1 – 1 tôi cũng sử dụng xuyên suốt trong năm học và thay đổi theo từng chủ điểm. Với mỗi chủ điểm khác nhau tôi thay các hình ảnh khác nhau nên trẻ vẫn rất hứng thú chơi. Ở chủ đề “ Mẹ và những người thân yêu ” góc chơi với “ Em bé ”, đồ chơi chén, muỗng, ly trẻ cho búp bê ăn bột, uống thuốc, nước . Sang chủ đề “Những con vật đáng yêu” góc chơi “ Bế em “ đồ chơi chén, muỗng, ly..cũng được trẻ sử dụng để cho các con vật ăn và uống thuốc Đối với trò chơi xâu hột hạt trong góc hoạt động với đồ vật là trò chơi mà trẻ rất thích chơi. Nhưng nếu chơi đi chơi lại mãi thì sẽ gây sự nhàm chán ở trẻ, trẻ sẽ không còn được hứng thú như trước nữa. Để lôi cuốn trẻ chơi tôi đã thay đổi theo chủ điểm khác nhau nhưng hình thức chơi vẫn là như cũ. Cũng là cách chơi nhận biết phân biệt màu sắc tôi lại tổ chức cho trẻ chơi trên mảng tường và cũng phù hợp với chủ điểm Để trẻ phát triển tư duy về hình dạng tôi đã dùng những miếng xốp hỏng để làm các hình theo các chủ điểm cho trẻ được chơi lắp ghép, trẻ rất hào hứng chơi và giúp khắc sâu kiến thức cho trẻ hơn. Ở góc chơi vận động, ngoài những dụng cụ vận động đã cũ như : bóng, túi cát, gậy, vòng thể dục, nơ đeo tay... tôi cũng nghĩ ra một số dụng cụ vận động khác và thu hút trẻ chơi trong góc này nhiều hơn. 4. Kết quả :
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_phat_trien_ki_nang_choi_hoat_dong_go.doc