SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết phân biệt ba màu Xanh - Đỏ - Vàng tại Trường Mầm non Gia Thượng

Trẻ nhà trẻ “học mà chơi, chơi mà học” trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó, là giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ- Đạo đức- thẩm mỹ- thể lực. Từ đó giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử.Tôi nhận thấy việc nhận biết và phân biệt ba màu xanh, đỏ vàng của trẻ là không đồng đều, đặc điểm tâm, sinh lí của mỗi trẻ lại khác nhau. Có trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng rất tốt. Tôi cầm bất cứ đồ dùng, đồ chơi nào trên tay mang một trong ba màu trên cháu đều nhận biết được đúng màu khi được cô hỏi. Khi tôi cầm ba đồ chơi có ba màu: xanh, đỏ, vàng yêu cầu cháu phân biệt màu thì cháu chọn rất chính xác đồ dùng có màu theo yêu cầu của cô.
docx 11 trang thuydung 08/05/2024 1060
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết phân biệt ba màu Xanh - Đỏ - Vàng tại Trường Mầm non Gia Thượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết phân biệt ba màu Xanh - Đỏ - Vàng tại Trường Mầm non Gia Thượng

SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết phân biệt ba màu Xanh - Đỏ - Vàng tại Trường Mầm non Gia Thượng
 MỤC LỤC
 I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 1 Lý do chọn đề tài 1
 2 Mục đích của skkn 1
 II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
 1 Cơ sở lý luận 1
 2 Thực trạng vấn đề 2
 2.1 Thuận lợi 2
 2.2 Khó khăn 2
 3 Các biện pháp tiến hành 3
Biện pháp 1 Dạy trẻ nhận biết màu Xanh - Đỏ -Vàng 3
 thông qua các hoạt động có chủ đích.
Biện pháp 2 Dạy trẻ nhận biết màu Xanh - Đỏ -Vàng 5
 thông qua các hoạt động ngoài tiết học.
Biện pháp 3 Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để 6
 giúp trẻ nhận biết phân biệt ba màu 
 xanh – đỏ - vàng
 4 Hiệu quả SKKN 7
 III Kết luận, kiến nghị 8
 1 Kết luận 8
 2 Kiến nghị 8
 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, 
ứng xử.
 Tôi nhận thấy việc nhận biết và phân biệt ba màu xanh, đỏ vàng của trẻ là 
không đồng đều, đặc điểm tâm, sinh lí của mỗi trẻ lại khác nhau. Có trẻ nhận 
biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng rất tốt. Tôi cầm bất cứ đồ dùng, đồ chơi 
nào trên taymang một trong ba màu trên cháu đều nhận biết được đúng màu khi 
được cô hỏi. Khi tôi cầm ba đồ chơi có ba màu: xanh, đỏ, vàng yêu cầu cháu 
phân biệt màu thì cháu chọn rất chính xác đồ dùng có màu theo yêu cầu của cô. 
2. Thực trạng vấn đề
 Trường mầm non nơi tôi công tác nằm trên địa bàn cuối Quận, về kinh tế 
còn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, do vậy trẻ 
sinh và lớn lên cũng chịu những ảnh hưởng đó.
Năm học 2019 – 2020, tôi được phân công dạy lớp Nhà trẻ 24 – 36 tháng.Lớp 
học của tôi có 36 cháu và được phân ba cô. 
Trong quá trình chăm sóc trẻ, tôi thấy ở lưa tuổi này trẻ con rất hồn nhiên, ngộ 
nghĩnh, dễ thương, trẻ học nhưng chưa biết chọn lọc cái gì nên học và không 
nên học, hơn nữa phần lớn bố mẹ các cháu đề rất trẻ còn bận làm ăn nên rất ít 
thời gian quan tâm đến các con. Một số phụ huynh còn chưa hiểu tầm quan 
trọng của việc phát triển nhận thức cho con.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã gặp thuận lợi, khó khăn như sau:
2.1.Thuận lợi:
 Trường được công nhận là Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 
Cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, các lớp học thoáng mát, được đầu tư theo 
mô hình trường học điện tử với đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công 
tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Đặc biệt trường có khuôn viên, môi trường cảnh 
quan sư phạm xanh – sạch – đẹp, diện tích vườn rộng trồng nhiều loại cây ăn 
quả, rau xanh, hoa
Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều chính vì vậy 
việc dạy trẻ cũng gặp nhiều thuận lợi.
Phụ huynh nhiệt tình quan tâm giúp đỡ lớp, thường xuyên trao đổi tình hình của 
trẻ với cô giáo.
2.2. Khó khăn:
 Bộ môn nhận biết phân biệt là một môn học khó, đòi hỏi sự chính xác, khoa học 
nên không phải giáo viên nào cũng nắm vững phuơng pháp.
 Trong lớp có tới 100% học sinh chưa học nên việc tiếp thu còn hạn chế, thiếu 
 hệ thống.Có đến 15% số trẻ mới ra lớp tháng 2 do đó giáo viên gặp rất nhiều 
 khó khăn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Phụ huynh hầu hết chưa quan tâm 
 2/8 Cách chơi: cô nói tên quả hoặc nói màu sắc, hình dạng trẻ giơ quả lên và phát 
âm nhiều lần “Quả cà chua màu đỏ, quả bầu màu vàng”.
+ Tìm cho cô quả cà chua
+Tìm cho cô quả có màu xanh
Để củng cố kiến thức cho trẻ, tôi cho trẻ thực hành tô màu các loại rau: quả cả 
cà chua màu đỏ, quả bầu màu xanh, quả bí ngô màu vàng.
* Thông qua giờ nhận biết phân biệt.
 Tôi sử dụng các đồ dùng đồ chơi có màu sắc khác nhau, các dạng kích 
thước to nhỏ khác nhau, để giúp trẻ nhận biết phân biệt và gây sự tập trung chú 
ý của trẻ.
Bên cạnh đó, tôi còn lồng ghép đan xen các trò chơi gây hứng thú cho trẻ, tránh 
sự nhàm chán thờ ơ với đồ vật.
*VD:Chủ đề nhánh Đồ dùng đồ chơi của bé: Đề tài: Nhận biết phân biệt: màu 
đỏ, màu xanh
Tôi cho trẻ quan sát rổ bóng có nhiều màu khác nhau, yêu cầu trẻ lên tìm quả 
bóng màu đỏ, màu xanh giơ lên và nói màu đỏ, màu xanh.
Ôn luyện củng cố kiến thức cô tổ chức trò chơi “Đội nào chọn đúng”
Cô chia lớp thành 2 đội chơi, đội đỏ và đội xanh. Nhiệm vụ của hai đội là đi 
trong đường hẹp lên nhặt đúng bóng của đội mình mang về giỏ. Đội đỏ chỉ được 
nhặt bóng màu đỏ, còn đội xanh chỉ được lấy bóng, màu xanh.
* Qua giờ hoạt động với đồ vật:
 Qua giờ chơi hoạt động với đồ vật tôi không chỉ rèn kỹ năng xếp chồng, 
xếp cạnh mà còn tích hợp nhận biết phân biệt màu thông qua đồ dùng, đặt câu 
hỏi gợi mở, khối gỗ màu gì? Khối gỗ để làm gì?
Thông qua mỗi nhánh trong chủ đề tôi chọn ba màu duy nhất xanh - đỏ -vàng 
cho trẻ hoạt động, để từ đó trẻ khắc sâu ghi nhớ về màu sắc cho trẻ về ba màu 
này.
VD: Đầu năm học, trong tiết xâu vòng. Để củng cố kiến thức của trẻ, tôi cho trẻ 
xâu vòng đỏ. “Cô có chiếc vòng màu gì đây?”, “Để xâu được chiếc vòng đỏ này 
cô chọn những hạt vòng màu gì?”, “ Bạn nào giỏi lên tìm giúp cô hạt vòng màu 
đỏ”.
Yêu cầu trẻ chỉ chọn những hạt vòng màu đỏ để xâu. Qua đó trẻ biết phân biệt 
màu đỏ với các màu khác. Trong lúc trẻ làm cô hỏi trẻ:
+Con đang làm gì vậy?
+Con đang xâu hạt vòng màu gì?
* Thông qua giờ học tạo hình:
 4/8 Giờ ăn phụ với hoa quả: tôi hỏi trẻ: “Con ăn gì? Dưa hấu có màu gì? Đu đủ có 
màu gì? Quả chuối màu gì?...để trẻ nói tên các màu đó.
VD: Vào buổi sáng tôi trò chuyện về chủ điểm những bông hoa đẹp thì tôi chú ý 
đến màu sắc của các loại hoa để cho trẻ nhận biết:
+ Con biết những loại hoa gì?
+Bông hoa có màu gì?
* Trẻ học nhận biết phân biệt qua hoạt động dạo chơi :
 Qua dạo chơi thăm quan, trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và những sự vật hiện 
tượng xảy ra xung quanh trẻ, tôi tạo điều kiện để trẻ được qua sát, gợi hỏi để trẻ 
nói lên màu sắc qua sự vật hiện tượng được nghe và nhìn thấy.
VD: Khi dạo chơi đến vườn hoa. Cô cho trẻ quan sát và tìm bông hoa nào màu 
đỏ, bông hoa nào màu vàng
Trong khi trẻ chơi có thể hỏi trẻ “Con đang chơi gì vậy?”, “Chiếc cầu trượt có 
màu gì?”
3.3. Biện pháp 3: Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giúp trẻ nhận biết 
và phân biệt ba màu xanh - đỏ - vàng.
a/ Qua giờ đón - trả trẻ:
 Trong thời gian đón - trả trẻ, tôi tranh thủ gặp gỡ trao đổi bàn bạc với phụ 
huynh tìm ra những biện pháp giúp trẻnhận biết phân biệt màu xanh - đỏ - vàng 
khi ở nhà.
 Vào đầu chủ điểm tôi lên kế hoạch các nội dung chương trình học của bé. 
Giờ đón, trả trẻ, tôi nhắc phụ huynh đến xem để phụ huynh biết ở lớp con học 
những gì? 
 Trao đổi với phụ huynh trong chủ điểm đó con học cần những đồ dùng gì? 
Có màu sắc gì? Để nếu phụ huynh có điều kiện thì phụ huynh có thể tận dụng từ 
thiên nhiên, đồ dùng sẵn có ở nhà giúp con nhận biết tốt khi ở nhà.
b/ Thông tin góc “ Cha mẹ cần biết”:
 Thông qua góc tuyên truyền Cha mẹ cần biết, tôi cung cấp cho phụ huynh 
kết quả cân - đo, khám sức khỏe của trẻ, nội dung các bài thơ, bài hát câu 
chuyện theo chủ đề trong tuần, các bài tuyên truyền về kinh nghiệm nuôi dạy 
con......nội dung góc tuyên truyền được cập nhật thường xuyên, kịp thời.
c/ Thông qua công nghệ thông tin
 Ngày này xã hội phát triển kéo theo đó là công nghệ thông tin phát triển. 
Các bậc phụ huynh có thể dạy con học trực tuyến trên các wepsite.
Từ đó kích thích sự tìm tòi, thích học, thích khám phá và tìm hiểu về màu sắc 
xung quanh mình ở thế giới bên ngoài.
d/ Thông qua các buổi sinh hoạt, họp phụ huynh, các tiết dạy mẫu
 6/8

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_24_36_thang_tuoi_nhan_biet.docx