SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 24-36 tháng thích nghi với môi trường mới ở Trường Mầm non Hoa Sen
Ở lứa tuổi 24-36 tháng, trẻ mới được đến lớp lần đầu tiên, phải rời xa vòng tay của ông bà, bố mẹ và những người thân yêu để bước vào một môi trường mới, một cuộc sống tập thể. Với những nề nếp sinh hoạt theo giờ giấc của trường mầm non, trẻ mất đi sự tự do muốn làm theo ý thức, sinh hoạt không theo quy luật nào khi còn ở với gia đình. Nhiều trẻ mới đi học còn bỡ ngỡ hay khóc, không chịu vào lớp, không chịu bỏ đồ dùng cá nhân ra khỏi người cứ ôm khư khư vào lòng đồ dùng của mình, không chịu ăn, uống... Những thực tế này thường xảy ra đối với trẻ mới đi học sẽ là rất khó khăn cho giáo viên lớp nhà trẻ trong việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ. Trong những ngày đầu năm học mới khi bắt đầu nhận trẻ đến lớp, các cô giáo lớp nhà trẻ thường rất vất vả, khó nhọc giúp trẻ hòa nhập mồi trường lớp học. Do đó để trẻ sớm thích nghi, đòi hỏi ở các cô lòng kiên nhẫn, sự tận tâm, bao dung, yêu thương trẻ như con của mình.Trẻ sẽ thích nghi nhanh với trường mầm non khi có niềm tin muốn được ở gần cô và coi cô giáo như người mẹ thứ hai của trẻ. Chính vì vậy cô giáo cần nhẹ nhàng, ân cần cởi mở với trẻ, để cho trẻ yên tâm trong những ngày đầu trẻ đến lớp. Cô phải giao tiếp thường xuyên với trẻ, thể hiện sự yêu thương gần gũi đối vối trẻ, cho trẻ có cảm giác an toàn. Để làm được điều này cô phải quan sát, theo dõi trẻ trong mọi hoạt động từ những điều nhỏ nhất của trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 24-36 tháng thích nghi với môi trường mới ở Trường Mầm non Hoa Sen
đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp trẻ 24 - 36 tháng thích nghi với môi trường mới ở trường mầm non” Tôi đã thực nghiệm trên 56 trẻ nhà trẻ lớp NT2 trường Mầm Hoa Sen. Trước khi nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát đặc điểm tính cách của trẻ để từ đó tìm ra được những biện pháp giáo dục phù hợp nhất (Phiếu khảo sát 1 đính kèm phụ lục). BẢNG TỔNG HỢP ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH TRẺ ĐẦU NĂM - Lớp nhà trẻ 2. Sĩ số 30 STT Tính cách nổi bật Số trẻ Số lượng Tỉ lệ % 1 Trẻ hay khóc 40/56 71,4% 2 Trẻ nghịch, hiếu động 15/56 26,8% 3 Trẻ nhút nhát 41/56 73,2% 4 Trẻ chưa biết nói 20/56 35,7% 5 Trẻ nhanh nhẹn, hoạt ngôn 10/56 17,9% Thông qua khảo sát, tôi cơ bản đã nắm được đặc điểm tính cách riêng của từng trẻ trong lớp. Từ đó, tôi tìm cách đưa ra những biện pháp riêng với từng nhóm trẻ để trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường lớp học. Trải qua một thời gian thực nghiệm tôi thấy trẻ của lớp tôi có những tiến triển rõ rệt như: Trẻ đến lớp vui vẻ, hào hứng, không còn khóc nhè, trẻ thích đi học, đòi bố mẹ đưa tới trường để gặp các cô, các bạn. Trẻ yêu trường lớp, mạnh dạn trò chuyện chia sẻ với cô và các bạn. Nhờ đó phụ huynh cảm thấy yên tâm hơn khi gửi con tới trường. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN viên có thể sử dụng hệ thống câu hỏi để tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ, đi sâu vào hỏi cá nhân để giúp trẻ hứng thú và sớm thích nghi được với trường lớp và luôn muốn được tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non, giúp trẻ cảm nhận đây chính là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Ngoài ra cô có thể sử dụng trò chơi học tập để cho trẻ hứng thú hơn vui hơn khi được đi học. Cô giáo tiến hành trò chơi một cách khéo léo và sinh động thì trẻ sẽ rất thích thú và tràn ngập niềm vui khi được đến trường, đến lớp. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động, tôi đã nghiên cứu sách báo, tài liệu, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp, để đưa ra “Một số kinh nghiệm giúp trẻ 24 - 36 tháng thích nghi với môi trường mới ở trường mầm non” bao gồm các biện pháp sau: - Phối kết hợp giữa gia đình với nhà trường. - Tạo môi trường hứng thú cho trẻ hoạt động. - Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý trẻ. - Cô giáo trở thành người bạn đáng tin cậy đối với trẻ. 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 2.1. Thuận lợi: - BGH chú trọng tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc chăm sóc - giáo dục trẻ và học tập về chuyên môn cho giáo viên. - 100% trẻ được học bán trú nên có điều kiện thuận lợi để tham dự các hoạt động của lớp, cũng như của trường. - Đa số trẻ đi học đều, tỷ lệ chuyên cần cao. - Bản thân tôi đã 20 năm dạy trẻ mầm non, nên cũng đã tích luỹ được một số kinh nghiệm trong giảng dạy. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, có lòng yêu thương trẻ, luôn có tinh thần học hỏi về chuyên môn, tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo trong bài soạn để tiết dạy đạt được kết quả cao. 2.2 Khó khăn: đầu. Để nắm bắt được tình hình, đặc điểm của từng trẻ, giáo viên cần phối hợp với phu huynh trao đổi để tìm ra biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với môi trường mầm non. - Bất kỳ cha mẹ nào cũng muốn những điều tốt đẹp nhất cho con em mình nên đôi khi họ lại hay lo lắng quá mức mà lại phản ánh với cô: + Con tôi đi học còn chưa biết ăn cơm , chưa biết cầm thìa xúc cơm, cháu ăn miếng to là hay bị nôn. + Cháu vẫn chưa biết đi vệ sinh đúng nơi quy định (vẫn còn tè dầm...) + Cháu nói chưa được nhiều và chưa biết hát múa... + Cháu chưa có nếp ngủ, đi ngủ cháu vẫn hay ngậm bình ti. - Qua những buổi trò chuyện như vậy, tôi dần hiểu được tính cách đặc điểm riêng của từng trẻ. Từ đó, tôi có biện pháp riêng với mỗi trẻ, để trẻ thích đi học hơn và động viên phụ huynh yên tâm khi gửi con đến lớp. - VD: Cháu Hà Linh 26 tháng tuổi hàng ngày đến lớp còn khóc không chịu vào lớp, bà cháu kể ở nhà cháu thích chơi búp bê và múa hát. Nắm được sở thích của cháu như vậy, tôi nhẹ nhàng bế trẻ vào lớp, cho trẻ đến góc bé chơi với búp bê để chỉ cho trẻ xem: Ở lớp có rất nhiều gấu bông và búp bê đẹp. Rồi hàng ngày đến giờ âm nhạc, tôi dắt cháu lên hát múa cùng cô. Dần dần, cháu Hà Linh đã quen với cô, với bạn. Chỉ sau 2 tuần đi học, cháu đã không còn khóc nhè và đến nay thì sáng nào cũng đòi bà dắt đi học. * Tuyên truyền với cha mẹ trẻ qua bảng thông tin của lớp: - Để giứp cha mẹ trẻ thấy được tầm quan trọng của việc giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp mầm non, hoà nhập với trường, lớp, với cô và các bạn, tôi đã thông báo với cha mẹ trẻ về chương trình học tập của trẻ ở bảng tuyên truyền đặt trước của lớp theo từng tháng. Nhờ vào bảng tuyên truyền, phụ huynh có thể nắm bắt được các hoạt động của trẻ trong một ngày trẻ đến trường. - Thông qua các hình ảnh, áp phích, qua các bài thơ, câu chuyện lễ giáo, những thông tin cha mẹ cần biết... tôi trang trí ở bảng tuyên truyền, bước đầu tôi đã tạo được không khí cởi mở và tạo được sự liên kết giữa phụ huynh và giáo viên. yên tâm gửi con cho cô, vui vẻ trao đổi với cô giáo về tình hình ở nhà của trẻ, vnhững thay đổi của trẻ để cô giáo nhanh chóng nắm được và cùng có hướng giải quyết tích cực, phù hợp. 3.2 Tạo môi trường hứng thú cho trẻ hoạt động - Xây dựng môi trường lớp học là một việc làm rất là quan trọng cho việc giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp mầm mon, và cũng là một việc làm thường xuyên của người giáo viên mầm non . * Xây dựng môi trường sạch sẽ - thoáng mát, trang trí phù hợp lứa tuổi - Muốn giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp mầm non việc làm đầu tiên phải gây được hứng thú đốỉ với trẻ, tạo các đồ dùng trực quan, xây dựng các góc chơi tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào các hoạt động vui chơi một cách tự nguyên và theo ý thích của trẻ. - Việc đầu tiên người giáo viên phải tạo cho trẻ môi trường hoạt động và vui chơi một cách thoải mái không gò bó cho trẻ thể hiện cái tôi của trẻ một cách sáng tạo. Trẻ học mọi lúc, mọi nơi, học thông qua nhiều hoạt động khác nhau như học thông qua chơi, qua giao tiếp, qua sinh hoạt hàng ngày ở trường. Đồ dùng đồ chơi phải đẹp, có màu sắc tươi sáng nhưng không được sặc sỡ để thu hút được sự chú ý của trẻ, sử dụng phải thuận tiện, để cho trẻ được tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi một cách dễ dàng. - Cô tạo cho trẻ có ý thúc và nề nếp, thói quen cất dọn đồ dùng đồ chơi về đúng nơi qui định, sạch sẽ gọn gàng, điều này giúp trẻ có ý thức trách nhiệm về môi trường của chính mình. Cô khuyến khích trẻ có ý thức trong quá trình dọn dẹp bằng cách dán các hình ảnh trên các thùng hộp, các giá đồ chơi để trẻ biết đồ chơi nào cất ở đâu. Nếu trẻ không biết cô có thể hướng dẫn cho trẻ một lần hoặc cô có thể cất cùng với trẻ để lần sau khi chơi xong thì trẻ tự cất dọn đồ chơi vào đúng nơi qui định - Xây dựng môi trường tình cảm giữa cô, trẻ và các bạn trong lớp thân thiện: + Trẻ 24-36 tháng rất sợ những lời mắng trách phạt, sợ bạn không cho chơi cùng. Vì vậy xây dựng môi trường tình cảm thân thiện trong lớp học giữa cô, trẻ và bạn cùng lớp rất quan trọng, giúp trẻ sớm hòa nhập thích nghi với sinh hoạt lớp mầm non. - Ngay đầu năm học, giáo viên cần phải khảo sát và tìm hiểu về tính cách, sở thích, tâm lý của trẻ (Phiếu khảo sát 2 - đính kèm phụ lục). BẢNG TỔNG HỢP ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRẺ ĐẦU NĂM Tổng số trẻ Trẻ rụt rè, sợ sệt Trẻ tự tin, bạo dạn Trẻ cá biệt 56 41/56 15/56 05/56 Tỷ lệ % 73,2% 26,8% 8,9% - Trẻ mới ra lớp tuổi này tâm lý trẻ thường không ổn định, vì trẻ chưa muốn đi học, không muốn rời xa bố mẹ và những người thân trong gia đình. Nên khi mới ra lớp, ra trường trẻ thường có thái độ sợ hãi, không có cảm giác tự tin, mọi thứ đều lạ lẫm đối với trẻ, trẻ thường hay sợ cô và không muốn chơi cùng các bạn. Bởi vậy, số lượng trẻ nhút nhát còn rất đông, chiếm 60,4% sĩ số lớp. * Sử dụng phương pháp trò chuyện - đàm thoại - Trên cơ sở đặc điểm tâm lí lứa tuổi, việc đầu tiên khi trẻ bắt đầu đến lớp cô giáo phải là người trực tiếp trò chuyện trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và một số những sở thích của trẻ: về tính cách, thói quen đặc biệt... để từ đó giúp giáo viên tìm hiểu và thích nghi với trẻ một cách dễ dàng. - Khi trẻ mới đến lớp giáo viên phải là người ân cần, niềm nở, nhẹ nhàng đối với trẻ để gây được không khí thoải mái cho trẻ, tạo cho trẻ có niềm tin khi tới lớp cùng cô và các bạn. * Sử dụng phương pháp quan sát - Cô quan sát trẻ trong mọi hoạt động để xem thái độ của trẻ như thế nào? Những trẻ nào còn nghịch, trêu bạn hay lấy đồ chơi ra chơi tự do, không chú ý nghe cô giảng bài? Những trẻ nào còn khóc nhè, không giao tiếp nhiều với cô và các bạn? VD: Bạn Anh Tuấn hay ra khỏi chỗ trong giờ học, bạn Thảo Chi rất hứng thú với giờ âm nhạc và có năng khiếu nhảy múa, bạn Xuân Bách chưa biết gọi xin cô đi vệ sinh, bạn Minh Khang còn hay đánh bạn - Sau khi sử dụng các phương pháp trên tôi mới phân loại được tính cách của trẻ:
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_24_36_thang_thich_nghi_voi.docx