SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ tại Trường Mầm non Hướng Dương

Ngôn ngữ được dùng để chỉ một hệ thống các ký hiệu ngữ âm có ý nghĩa chung đối với một tập hợp người và có những quy tắc phát âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp thống nhất trong trong toàn bộ tập hợp người sử dụng ngôn ngữ ấy. Hoạt động ngôn ngữ là quá trình sử dụng một ngôn ngữ nào đó để giao tiếp. Hoạt động ngôn ngữ là một dạng hoạt động tâm lý, là hiện tượng có tính chủ quan. Hoạt động ngôn ngữ của một chủ thể nói năng nào đó phản ánh đặc điểm tâm lý về tính cách, sở thích về tình cảm, nói năng. Vì thế qua hoạt động ngôn ngữ các nhà khoa học nghiên cứu đặc điểm tâm lý: tư duy, tưởng tượng, chú ý, ghi nhớ...của các chủ thể hoạt động. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, tư duy, bao gồm: âm thanh ngôn ngữ, ngữ nghĩa, cấu trúc ngữ pháp chung và cách thức sử dụng ngôn ngữ hàng ngày. Học thuyết Mác-Lênin đã chỉ ra rằng: Ngôn ngữ bắt đầu từ lao động, bắt nguồn từ nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người trong lao động và trong cuộc sống. Ở trẻ em, ngôn ngữ phát triển trong nhu cầu giao tiếp giữa trẻ với môi trường xung quanh. Trẻ bắt chước mọi người nói và được mọi người dạy nói. Lúc đầu ngôn ngữ của trẻ chỉ là những từ riêng lẻ xuất phát từ sự nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ chưa thể nói thành câu hoàn chỉnh. Qua quá trình tiếp xúc với mọi người, vốn ngôn ngữ của trẻ tăng lên, trẻ học được cách nói của người lớn, lúc đó trẻ mới nói được thành câu hoàn chỉnh. Để giao tiếp có hiệu quả, trẻ phải học cách thức tham gia vào hoạt động giao tiếp, tiếp tục và phát triển chủ đề giao tiếp, thể hiện ý nghĩ của mình một cách rõ ràng. Thêm vào đó trẻ phải biết diễn đạt bằng cử chỉ, điệu bộ, giọng nói và vận dụng ngữ cảnh để giao tiếp. Tính thực tiễn bao gồm cả kiến thức về xã hội, vì xã hội luôn quy định cách thức sử dụng ngôn ngữ.
doc 16 trang thuydung 08/05/2024 840
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ tại Trường Mầm non Hướng Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ tại Trường Mầm non Hướng Dương

SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ tại Trường Mầm non Hướng Dương
 MỤC LỤC
 Nội dung đề mục Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
1. Thực trạng vấn đề 2
1.1 Thuận lợi 3
1.2 Khó khăn 3
2. Các biện pháp đã tiến hành 4
2.1 Biện pháp 1: Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học 4
2.2 Biện pháp 2: Lựa chọn, tổ chức các hoạt động phù hợp nhằm 4
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
2.3 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giàu ngôn ngữ 6
2.4 Biện pháp 4: Lựa chọn, thiết kế, sử dụng các trò chơi học tập 6
phù hợp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
2.5 Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh để giúp 7
trẻ phát triển ngôn ngữ
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 8
a. Đối với giáo viên 8
b. Đối với trẻ 8
c. Đối với phụ huynh 8
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 8
1. Kết luận 9
2. Việc áp dụng và khả năng phát triển Sáng kiến kinh nghiệm 10
3. Bài học kinh nghiệm 10
4. Kiến nghị- đề xuất 10
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO tâm lý về tính cách, sở thích về tình cảm, nói năng. Vì thế qua hoạt động ngôn 
ngữ các nhà khoa học nghiên cứu đặc điểm tâm lý: tư duy, tưởng tượng, chú ý, 
ghi nhớ...của các chủ thể hoạt động. 
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, tư 
duy, bao gồm: âm thanh ngôn ngữ, ngữ nghĩa, cấu trúc ngữ pháp chung và cách 
thức sử dụng ngôn ngữ hàng ngày. 
 Học thuyết Mác-Lênin đã chỉ ra rằng: Ngôn ngữ bắt đầu từ lao động, bắt 
nguồn từ nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người trong lao động và 
trong cuộc sống. Ở trẻ em, ngôn ngữ phát triển trong nhu cầu giao tiếp giữa trẻ 
với môi trường xung quanh. Trẻ bắt chước mọi người nói và được mọi người 
dạy nói. Lúc đầu ngôn ngữ của trẻ chỉ là những từ riêng lẻ xuất phát từ sự nhận 
thức thế giới xung quanh. Trẻ chưa thể nói thành câu hoàn chỉnh. Qua quá trình 
tiếp xúc với mọi người, vốn ngôn ngữ của trẻ tăng lên, trẻ học được cách nói của 
người lớn, lúc đó trẻ mới nói được thành câu hoàn chỉnh. Để giao tiếp có hiệu 
quả, trẻ phải học cách thức tham gia vào hoạt động giao tiếp, tiếp tục và phát 
triển chủ đề giao tiếp, thể hiện ý nghĩ của mình một cách rõ ràng. Thêm vào đó 
trẻ phải biết diễn đạt bằng cử chỉ, điệu bộ, giọng nói và vận dụng ngữ cảnh để 
giao tiếp. Tính thực tiễn bao gồm cả kiến thức về xã hội, vì xã hội luôn quy định 
cách thức sử dụng ngôn ngữ.
1. Thực trạng vấn đề:
1.1. Thuận lợi:
 Nhà trường với 18 phòng học và 5 phòng chức năng. Trường có đầy đủ cơ sở 
vật chất, phương tiện công nghệ, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ giảng 
dạy.
 Phòng GD & ĐT quận luôn quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm 
non. Vì vậy đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhân viên được phòng tổ chức 
nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng, kiến tập đặc biệt là khóa tập huấn chuyên đề 
“Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh 
vực phát triển Ngôn ngữ”.
 Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự 
giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
 Bản thân nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, giọng 
đọc kể truyền cảm. Nắm vững được phương pháp giảng dạy, có kiến thức cơ bản 
về tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ.
 Bản thân được thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo 
viên giỏi về phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non do trường và phòng giáo dục 
tổ chức. đầy đủ, theo chương trình. Trước khi lập kế hoạch tổ chức hoạt động, tôi luôn 
quan sát để hiểu nhu cầu, sở thích, trình độ, khả năng của trẻ trong lớp nói 
chung, cá nhân trẻ nói riêng. Từ đó, tôi xác định được mục tiêu, lựa chọn nội 
dung, hoạt động phù hợp, có ý nghĩa đối với trẻ.
 Tôi luôn kích thích hứng thú, mở rộng suy nghĩ và ý tưởng của trẻ: Dựa 
vào kiến thức, kinh nghiệm của trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động, chỉ 
dẫn, hướng dẫn trẻ rõ ràng (bằng lời nói, hình ảnh, ) để mọi trẻ có hứng thú, 
tích cực, sáng tạo tham gia hoạt động. Tôi cũng tăng cường tổ chức hoạt động 
nhóm: Tạo cho trẻ làm việc theo cặp hoặc nhóm lớn, nhóm nhỏ, trẻ có nhiều cơ 
hội học hỏi lẫn nhau, đàm phán với bạn, học cách lựa chọn, giải quyết vấn đề 
cùng nhau, hoạt động nhóm giúp giáo viên quan sát trẻ ở các môi trường khác 
nhau. Kết thúc hoạt động, tôi luôn tạo cho trẻ cảm giác hoàn thành nhiệm vụ, tạo 
hứng thú với các hoạt động tiếp theo. Trẻ cùng tham gia dọn dẹp sau hoạt động, 
dạy cho trẻ ý thức trách nhiệm, sự quan tâm đối với những đồ chơi, đồ dùng, 
sách truyện.
 * Giờ đón- trả trẻ: Giờ đón trả trẻ tôi, giờ chơi tự do tôi trò chuyện gần 
gũi trẻ để nắm bắt được tâm lý của từng trẻ, khi trò chuyện tôi lấy một vài món 
đồ, tranh ảnh để trò chuyện về chủ đề của tuần, tháng, sự kiện hay đối tượng sẽ 
hoặc đã được khám phá, tìm hiểu. Hay tôi mang đến một quyển truyện tranh về 
chủ đề của tuần, tháng, sự kiện để cùng đọc với trẻ và trò chuyện về nội dung 
truyện, nhân vật trong truyện  Đây là thời điểm phù hợp để trò chuyện với trẻ, 
quan tâm đến cá nhân trẻ. Tôi tích cực trò chuyện cùng trẻ và yêu cầu trẻ trả lời 
các câu hỏi của cô rõ ràng. Tôi đọc thơ và kể chuyện cho trẻ nghe, khuyến khích 
trẻ phát âm và yêu cầu trẻ trả lời một số câu hỏi đơn giản.
 *Hoạt động chơi- tập có chủ đích: Đối với các giờ chơi tập có chủ đích 
cô phải sử dụng đồ dùng trực quan. Đồ dùng trực quan là nền tảng để tổ chức 
việc tích cực ngôn ngữ của trẻ. Hệ thống câu hỏi của cô phải rõ ràng, ngắn gọn. 
Trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu, không nói cụt lủn 
hoặc cộc lốc.
+ Ví dụ: Hoạt động nhận biết tập nói. Đề tài :“Đôi dép”
Cô phải chuẩn bị đôi dép thật để trẻ được nhìn, được sờ, được trải nghiệm. 
Ngoài ra còn tích hợp thêm âm nhạc, văn học vào bài học khi trẻ về chỗ ngồi 
cô có thể cho trẻ hát hoặc đọc thơ ....Câu hỏi cô đưa ra rõ ràng, không dài quá 
(Đây là gì? Đôi dép này màu gì? Đôi dép dùng để làm gì? Đi dép như thế nào?)
+ Ví dụ: Hoạt động Làm quen văn học- Đề tài : Truyện “Rùa con tìm nhà” (Đa 
số trẻ chưa biết): Cô cần chẩn bị sa bàn, ô kể truyện, quyển sách đa năng, câu 
hỏi đàm thoại và đặc biệt là giọng kể của cô phân biệt rõ ràng các nhân vật 
Rùa, Ốc sên , Chuột, người dẫn truyện . Cô tích hợp trò chơi: “Con rùa” để dẫn 
dắt và bài. Trong trò chơi đó như thêm một lần trẻ được nói , vận đông theo : 
“Rì rà rì rà!/ Đội nhà đi chơi! / Tối lặn mặt trời/Úp nhà nằm ngủ!” Qua đó tạo 
cho trẻ hứng thú trong giờ học làm trẻ trả lời được các câu hỏi của cô như: Cô 
vừa kể truyện gì? Trong câu truyện có ai? Rùa con vội vã đi đâu? Rùa gặp ai đầu 
tiên? Đàn ông bay như thế nào? Rùa lại bò đi gặp ai? Chuột đã làm gì? Rùa nghĩ các nhu cầu của trẻ. Tôi sắp xếp các góc chơi hợp lý và tận dụng tối đa diện tích 
phòng học để bố trí không gian tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi của 
trẻ.Với mỗi chủ đề tôi luôn có sự thay đổi phù hợp, hướng dẫn trẻ tạo các sản 
phẩm trong hoạt động góc để cùng cô trang trí lớp học. Đối với các góc chơi của 
trẻ, tôi đã thiết kế và bố trí linh hoạt đảm bảo góc chơi động xa góc chơi tĩnh. 
Tôi đặt tên cho các góc chơi gần gũi, dễ hiểu với trẻ. Các góc chơi của trẻ được 
tôi trang trí bằng các hình ảnh gần gũi trẻ rất dễ thương, sinh động và đẹp mắt. 
Các góc chơi và hình ảnh ở các góc chơi luôn chứa đựng những nội dung học 
tập cụ thể. Các góc chơi có thể thay đổi tùy theo chủ đề, tùy theo khung cảnh lớp 
cho phù hợp với trẻ.
 Như vậy, việc học với trẻ sẽ thoải mái, vui vẻ hơn, trẻ yêu trường, yêu 
lớp, yêu cô, tích cực tham gia các hoạt động, tích cực trò chuyện với cô và các 
bạn, ngôn ngữ đặc biệt phát triển. 
 2.4. Biện pháp 4: Lựa chọn, thiết kế, sử dụng trò chơi phát triển 
ngôn ngữ phù hợp: 
 Trò chơi chiếm giữ một vị trí quan trọng trong các hoạt động giáo dục ở 
trường mầm non. Thông qua trò chơi trẻ sẽ được thực hành ngôn ngữ, dùng 
ngôn ngữ để nói ra những ý nghĩ của mình và học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với 
bạn... Sử dụng trò chơi để phát triển ngôn ngữ tạo cho trẻ một trạng thái học nói 
tự nhiên, là con đường nhanh nhất để trẻ bắt chước, tập nói và ghi nhớ lâu những 
từ ngữ mới học đượcĐây là phương pháp mà giáo viên sẽ sử dụng các loại trò 
chơi khác nhau để phát triển ngôn ngữ cho trẻ..
 Khi lựa chọn các hoạt động chơi- tập, trải nghiệm, tôi luôn dựa vào điều 
kiện của địa phương, trường, lớp, sự hứng thú và khả năng của trẻ, khơi gợi 
được trí tò mò, khám phá của trẻ dựa vào mục đích cần phát triển khả năng ngôn 
ngữ nào ở trẻ mà lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu của giáo dục và rèn 
luyện, áp dụng tốt vào cuộc sống.
 Tôi tổ chức cho trẻ chơi nhiều trò chơi khác nhau để sử dụng những loại 
câu đơn giản (Trò chơi dân gian, trò chơi có luật, trò chơi vận động dựa theo các 
bài đồng dao, trò chơi sáng tạo). Qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ, trẻ được 
nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu, giao tiếp với cô và các bạn do vậy 
vốn từ của trẻ được phát triển mạnh trong khi chơi. Đối với việc dạy nói cho trẻ 
thì điều này càng rõ. Có nhiều trò chơi có thể sử dụng được vào mục đích dạy 
nói cho trẻ. Đó là các trò chơi luyện phát âm, luyện thở ngôn ngữ, phát triển vốn 
từ, nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc...
+ Ví dụ: Trò chơi vận động vừa đọc các bài thơ, đồng dao vừa làm các hành 
động trong nội dung bài thơ hay đồng dao đó : Bài "Con Bọ dừa": Bọ dừa mẹ đi 
trước/ Bọ dừa con theo sau/ Gió thổi ngã chổng ngoeo/ Bọ dừa kêu ối ối ! 
Hay vừa bò vừa đọc bài thơ "Con Rùa" rèn cho trẻ uốn lưỡi: R (rì rà rì rà )
+ Ví dụ: + Trò chơi luyện phát âm như ngửi hoa, thổi bóng...
 + Các trò chơi để phát triển vốn từ: chiếc túi kỳ diệu...
 + Các trò chơi để phát triển kỹ năng nói mạch lạc, giao tiếp ngôn ngữ 
có văn hoá như các trò chơi đóng vai theo chủ đề: mẹ và con, bán hàng, bác sĩ... 
 + Các trò chơi luyện thính giác: Tiếng kêu ở đâu, Nghe thấy tiếng gì?

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_24_36_thang_phat_trien_ngon.doc