SKKN Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội

Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách. Do đó cần giáo dục “Kỹ năng tự phục vụ ” cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có kỹ năng tự phục vụ ngay từ khi còn nhỏ. Với khả năng tiếp thu, nhận thức của trẻ mầm non, trẻ dễ nhớ mau quên đặc biệt là lứa tuổi trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Để bước đầu trang bị những kỹ năng tự phục vụ sao cho phù hợp với cuộc sống, thế giới xung quanh cho trẻ thì cô giáo chính là người giữ vai trò và nhiệm vụ quan trọng. Là giáo viên đứng lớp, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ hiệu quả nhất, uốn nắn cho trẻ những hành vi đúng, cách cư xử lịch sự, văn minh. Vì thực tế qua công tác giảng dạy, tôi thấy được một số khó khăn trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Ở lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ nhà trẻ, trẻ còn thực hiện theo ý thích, chưa tự ý thức được hành động, hành vi của mình, chưa có nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt. Nhưng làm thế nào để cung cấp những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ một cách có hiệu quả nhất? Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa- Long Biên - Hà Nội ”.
doc 10 trang thuydung 08/05/2024 1360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội

SKKN Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
 II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
 Chương trình GDMN mới được ban hành kèm theo Thông tư số 
17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/07/2009 của Bộ trưởng BGDĐT đã khẳng định: 
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, 
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và 
phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang 
tính nền tảng, những kĩ năng tự phục vụ cần thiết phù hợp với lứa tuổi.
 Thực tế trẻ hiện nay chỉ biết ăn, ngủ, học và vui chơi, trong khi đó kỹ 
năng tự phục vụ không được chú ý và thực hiện còn kém. Trẻ chưa có những 
kiến thức, kinh nghiệm về kỹ năng tự phục vụ phù hợp. Như vậy, có thể thấy 
hành trang vào đời của trẻ còn nhiều thiếu hụt, trong đó có sự thiếu hụt về kỹ 
năng tự phục vụ, những kỹ năng đó sẽ giúp trẻ có hành trang tự tin, làm chủ 
cuộc sống. Vậy để trẻ có những kỹ năng tự phục vụ tốt, phù hợp với cuộc sống 
bên ngoài, thế giới xung quanh. Ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ cần được các cô 
giáo cung cấp cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ đơn giản qua các hoạt động 
hàng ngày của trẻ ở lớp.
 Đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24 -36 thàng tuổi khả năng nhận thức của trẻ 
còn có nhiều hạn chế, trẻ dễ nhớ dễ quên và hay hành động theo ý muốn. Vì vậy 
để dạy những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ chỉ là những bước đầu giúp trẻ các kỹ 
năng như: mạnh dạn, tự tin và biết tự phục vụ bản thân. Để trẻ có được những kỹ 
năng ở lứa tuổi này, cô giáo cần nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo, lồng ghép các 
hoạt động để truyền thụ các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
 Giáo dục kỹ năng tự phục vụ là một tiến trình: giáo viên trang bị cho trẻ 
kiến thức; giúp trẻ có ý thức và niềm tin để thay đổi. Trẻ phải được thực hành để 
có kỹ năng. Trẻ cần được hướng dẫn vận dụng kỹ năng vào các sinh hoạt thường 
ngày của trẻ. Điều quan trọng nhất là những kỹ năng này trở thành một thói 
quen tốt. Tuy nhiên, giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ không dễ chút nào, vì 
nó nằm ngoài cách suy nghĩ và thói quen của ta từ trước đến nay. Việc đầu tiên 
là tin vào khả năng của trẻ để suy nghĩ và có hành động đúng. Người lớn không 
nên áp đặt ý kiến của mình mà cần khơi dậy tiềm năng trẻ, hỗ trợ sự phát triển 
tiềm năng này bằng thái độ thông cảm và tôn trọng. Lòng tự tin của trẻ sẽ lớn rất 
nhanh nếu người lớn nhìn chúng bằng con mắt mới và sáng tạo, đồng thời với 
thái độ kiên nhẫn.
2. Cơ sở thực tiễn:
 Năm học 2022-2023 được sự phân công của ban giám hiệu, tôi phụ trách 
khối nhà trẻ 24 - 36 tháng. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học 
tôi luôn quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý cũng như kỹ năng tự phục vụ của 
từng trẻ nhằm khám phá, tìm hiểu những kỹ năng tự phục vụ của trẻ để kịp thời 
có những biện pháp giáo dục và nâng cao dần kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. 
2.1: Thuận lợi: 
 Được sự quan tâm của phòng giáo dục Quận, ban giám hiệu nhà trường, 
giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn thông qua các 
 2/9 Sau khi tìm hiểu và lựa chọn ra những kỹ năng phù hợp với trẻ 24- 36 
tháng tuổi. Tôi đã lập biểu và đưa về các tháng như sau:
 KẾ HOẠCH DẠY KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ
 Tháng Kỹ năng dạy trẻ
 - Khảo sát kỹ năng tự phục vụ của trẻ đầu năm.
 Tháng 9
 - Bê và cất ghế.
 Tháng 10 - Đứng lên, ngồi xuống ghế.
 Kỹ năng Tháng 11 - Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
 tự phục Tháng 12 - Biết cách tháo giày, dép, cất giày, dép.
 vụ Tháng 1 - Đóng mở tủ- Lấy, cất ba lô.
 Tháng 2 - Trẻ biết cách đi lên xuống cầu thang.
 Tháng 3 - Lấy nước và uống nước.
 Tháng 4 - Đánh giá kỹ năng tự phục vụ của trẻ.
3.3. Biện pháp 4: Dạy các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt 
động:
 Trong việc cung cấp các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, giáo viên là người 
giữ vai trò quan trọng và là người trực tiếp truyền dạy những kinh nghiệm tự 
phục vụ cho trẻ thì việc đầu tiên đó là cô giáo phải gương mẫu, yêu thương, tôn 
trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
 Muốn dạy được kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thì đòi hỏi thao tác của giáo 
viên phải chuẩn mực không chỉ đúng trong các tiết học mà còn đúng ở mọi lúc, 
mọi nơi và có sự thống nhất với giáo viên trong lớp trong việc dạy kỹ năng tự 
phục vụ cho trẻ để làm sao đạt hiệu quả cao nhất. 
3.4.1. Thông qua hoạt động học:
 Giáo viên cần thiết kế các kỹ năng tự phục vụ vào giờ hoạt động học cho 
trẻ. Tăng cường tìm hiểu các tiết dạy có liên quan đến các kỹ năng tự phục vụ cơ 
bản nhằm nâng các các kỹ năng tự phục vụ còn yếu ở trẻ. Tạo hứng thú cho trẻ 
qua các tình huống có vấn đề phù hợp lứa tuổi đang được phổ biến để trẻ tự giải 
quyết vấn đề, có thể sưu tầm những hình ảnh minh họa, video clip để gợi mở trí 
tò mò, ham học hỏi ở trẻ.
Ví dụ 1: Trẻ có kỹ năng tự phục vụ như: Đóng mở tủ- Lấy, cất ba lô
Mục đích yêu cầu: Trẻ biết đóng mở tủ - lấy, cất ba lô khi đến lớp và khi bố mẹ 
đón về nhà.
- Chuẩn bị: Tủ đựng ba lô có dán tên và ký hiệu để trẻ dễ nhớ và nhận ra tủ của 
mình, ba lô của trẻ.
- Tiến hành: Cô cho trẻ sờ và đoán bên trong chiếc hộp là gì? (ba lô)
- Trò chuyện: Đây là cái gì ? Ba lô dùng để làm gì? Khi đến lớp các con cất ba 
lô của mình ở đâu?
- Cô cho trẻ xem video cách đóng mở tủ- lấy, cất ba lô khi đến lớp.
- Cô hướng dẫn trẻ cách đóng mở tủ- lấy, cất ba lô.( Cô vừa làm vừa giải thích 
cho trẻ cách đóng mở tủ- lấy, cất ba lô)
 4/9 Khi đến giờ trả trẻ, các con cùng cô ngồi ôn lại các bài thơ, bài hát mà trẻ 
đã học. Khi trẻ ra về, các con biết bê và cất ghế gọn gàng vào đúng nơi quy định 
và biết xếp hàng theo một trật tự nhất định.
Ảnh minh họa 6:Trẻ biết bê và cất ghế gọn gàng vào đúng nơi quy định.
 Các kỹ năng mở tủ, lấy cốc, lấy nước uống và cất cốc đúng nơi quy định 
trẻ đã được cô giáo hướng dẫn cụ thể bây giờ mỗi lần uống nước song trẻ có thể 
tự cất cốc vào tủ mà không cần đến sự giúp đỡ của cô.
Ảnh minh họa 7: Trẻ biết tự rót nước uống và cất cốc vào tủ khi có nhu cầu .
3.5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
 “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”
Vâng, câu hát đã nêu cao vai trò phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong 
việc giáo dục trẻ. Nếu trẻ chỉ được giáo dục ở trường thôi thì chưa đủ mà đòi hỏi 
trẻ còn phải được giáo dục từ phía gia đình. 
 Cha mẹ trẻ là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất của trẻ vì cha 
mẹ trẻ là người hiểu con mình nhất, nên họ có thể cung cấp cho giáo viên những 
thông tin quý giá về trẻ như: Sở thích, thói quen và tính cách 
Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngay từ đầu năm học tôi đã trao đổi, tuyên 
truyền tới các bậc phụ huynh bằng nhiều hình thức khác nhau: Như qua bảng 
tuyên truyền, qua buổi họp phụ huynh đầu năm, qua zalo của lớp, qua cổng 
thông tin điện tử của nhà trường tôi đã cho phụ huynh biết về tầm quan trọng 
trong việc dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24 - 36 
tháng tuổi này. Để phụ huynh cũng như cô giáo có thể hiểu hơn về hình thức 
cũng như phương pháp dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, hai bên cùng có sự 
thống nhất các phương pháp giáo dục trẻ đạt hiệu quả nhất.
Ảnh minh họa 8: Góc tuyên truyền ở trước cửa lớp về những kỹ năng tự phục 
vụ đơn giản cho phụ huynh tham khảo và cùng phối kết hợp với giáo viên trong 
lớp
 Tôi cũng cho phụ huynh hiểu rõ rằng ở nhà phụ huynh luôn là những tấm 
gương, có những hành vi văn hóa mẫu mực là thước đo chuẩn của trẻ. Bởi 
những việc làm, hành động của người lớn thường ngày sẽ được trẻ chú ý quan 
sát để thực hiện lại.
 Là giáo viên đứng lớp tôi cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh của 
từng trẻ vào giờ đón, trả trẻ để trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập , sức 
khỏe của trẻ để ở nhà gia đình cùng hỗ trợ với nhà trường giúp trẻ có những kỹ 
năng tự phục vụ đơn giản, cơ bản của những năm đầu đời.
Ảnh minh họa 9: Giáo viên trao đổi với phụ huynh về những kỹ năng tự phục 
vụ đơn giản
 6/9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_nha_t.doc