SKKN Một số hình thức dạy trẻ 24-36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động nhận biết tập nói ở Trường Mầm non Lý Thường Kiệt

Hoạt động nhận biết tập nói giúp trẻ nhận biết và tập nói về tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của các đối tượng gần gũi xung quanh để tăng thêm vốn từ và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Những kiến thức mà trẻ nắm được ở hoạt động này là một quá trình quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng. Từ đó thấy được ý nghĩa quan trọng của ngôn ngữ và thấy rằng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ thông qua hoạt động nhận biết tập nói là công việc hàng đầu của giáo dục, giúp trẻ không chỉ biết lắng nghe để thể hiện suy nghĩ, tình cảm và ý kiến của mình mà còn chuẩn bị cho việc làm quen với văn học và chữ viết ở những lớp học trên. Đối với trẻ 24 -36 tháng có trẻ nói ít, chậm nói, chưa biết nói, vậy để phát triển cũng cố vốn từ cho trẻ thì ngoài việc giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt cũng cần phải cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm, học hỏi thông qua các hình ảnh, mô hình trực quan, giáo viên cần dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, có sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để hoạt động nhận biết tập nói đạt hiệu quả cao. Thời gian đầu năm học trẻ mới bắt đầu đến trường chưa quen với môi trường mới và phải xa bố mẹ, người thân trong gia đình nên trẻ còn hay khóc, chưa chịu học, chịu chơi vì vậy việc phát triển vốn từ còn nhiều hạn chế. Qua đó tôi thấy cần phải tìm ra các biện pháp để giúp trẻ phát triển nhận thức thông qua hoạt động nhận biết tập nói để từ đó nâng dần kết quả học tập của trẻ. Vì thế tôi luôn trăn trở làm thế nào ra những hình thức hữu hiệu để giờ học của trẻ đạt kết quả tốt hơn.
docx 17 trang thuydung 20/05/2024 1160
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số hình thức dạy trẻ 24-36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động nhận biết tập nói ở Trường Mầm non Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số hình thức dạy trẻ 24-36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động nhận biết tập nói ở Trường Mầm non Lý Thường Kiệt

SKKN Một số hình thức dạy trẻ 24-36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động nhận biết tập nói ở Trường Mầm non Lý Thường Kiệt
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
MỤC LỤC 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề 
 2
nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
2. Thực trạng vấn đề 3
3. Biện pháp tiến hành 3
4. Hiệu quả SKKN 7
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7
1.Ý nghĩa của SKKN 7
2.Nhận định chung 7
3.Bài học kinh nghiệm 8
4. Ý kiến đề xuất 8
PHỤ LỤC 9
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
 1 năm học trẻ mới bắt đầu đến trường chưa quen với môi trường mới và phải xa bố 
mẹ, người thân trong gia đình nên trẻ còn hay khóc, chưa chịu học, chịu chơi vì 
vậy việc phát triển vốn từ còn nhiều hạn chế.
 Qua đó tôi thấy cần phải tìm ra các biện pháp để giúp trẻ phát triển nhận thức 
thông qua hoạt động nhận biết tập nói để từ đó nâng dần kết quả học tập của trẻ. 
Vì thế tôi luôn trăn trở làm thế nào ra những hình thức hữu hiệu để giờ học của trẻ 
đạt kết quả tốt hơn.
 2. Thực trạng vấn đề:
 Năm học 2017 - 2018 Tôi được nhà trường, Ban giám hiệu phân công dạy trẻ 
24- 36 tháng. Tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
 2.1. Thuận lợi
 Ban giám hiệu luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt để giáo viên phát huy hết 
khả năng của mình trong giảng dạy, luôn tạo điều kiện để giáo viên được học tập 
bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn.
 Lớp có 3 giáo viên, đều có trình độ đạt chuẩn trở lên, có lòng nhiệt tình, yêu 
nghề, mến trẻ. Nắm vững phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, Bản thân luôn có 
tinh thần tự học hỏi đồng nghiệp, sách báo , internet để tìm hiểu những vấn đề có 
liên quan đến phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 
24 -36 tháng đạt kết quả cao.
 Đa số các cháu đều rất ngoan, lễ phép nên rất thuận lợi trong hoạt động nhận 
biết tập nói của trẻ.
 Lớp học có đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị để trẻ nhận biết và tập 
nói cung cấp phát triển vốn từ cho trẻ nhiều hơn.
 2.2. Khó Khăn
 Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ chóng nhớ, mau quên, nhút nhát, khả 
năng nhận thức chậm, dùng từ không chính xác nên cũng phần nào ảnh hưởng đến 
hoạt động nhận biết tập nói của trẻ.
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá đúng 
khả năng của trẻ để có phương hướng phấn đấu đạt được kết quả cao trong giảng 
dạy nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá trẻ.
 3. Các biện pháp tiến hành
 3.1. Hoạt động chơi - tập có chủ đích
 Tùy thuộc nội dung bài dạy mà tôi lựa chọn cách gây hứng thú cho trẻ một 
cách linh hoạt nhẹ nhàng, phải xác định được mục đích, yêu cầu của bài dạy, tôi 
luôn nghiên cứu kĩ giáo án thì mới vận dụng các phương pháp, biện pháp giảng 
dạy tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, vui vẻ, kích thích trẻ thích tham gia vào hoạt 
 3 * Sử dụng các trò chơi:
 Trẻ được chơi các trò chơi về các ngón tay hay các trò chơi dân gian phần ổn 
định tổ chức để tăng thêm phần hứng thú, tiếp thu được tốt hơn và hào hứng tham 
gia vào hoạt động nhận biết tập nói
 Ngoài ra, cũng cần chú trọng tới trò chơi luyện tập để củng cố lại kiến thức 
nhận thức của trẻ đạt được sau tiết học. Bằng sự học hỏi và tìm tòi tôi đã cố gắng 
tổ chức các trò chơi luyện tập gần gũi và dễ dàng đối với trẻ để trẻ dễ chơi, dễ hiểu.
 Ví dụ: Nhận biết thuyền buồm, tàu thủy
 Trẻ được yêu cầu tìm và gắn đúng loại phương tiện tương ứng trên bảng
 Với cách tổ chức như vậy tôi thấy trẻ hứng thú, tích cực tham gia học tập, tư 
duy của trẻ phát triển tốt đồng thời ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển có hiệu quả 
hơn, trẻ biết diễn đạt sự hiểu biết của mình, ý nghĩa của mình một cách mạch lạc 
hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng rõ rệt.
 3.2. Thông qua hoạt động chơi tập ở các góc
 Hoạt động chơi tập ở các góc là thời gian chơi giúp trẻ thỏa sức thể hiện tình 
yêu với cái đẹp, thể hiện tài năng của mình sau các hoạt động học;
 Ví dụ: Trong hoạt động nhận biết về màu sắc, tôi tổ chức cho trẻ chơi nhận 
biết ở các góc mở để trẻ được tự do trải nghiệm, khám phá
 Trẻ nhà trẻ chủ yếu là hoạt động với đồ vật thông qua trò chơi trẻ rất thích 
thú khi chơi.
 Trong khi chơi tôi hỏi trẻ cô đang cầm quả gì đây ? hay con đang cầm cái gì 
? nhắc lại tên món đồ chơi mà cô đang cầm, hay trẻ đang cầm.
 Ví dụ : tôi yêu cầu trẻ cầm và lấy đúng tên đồ chơi hoặc nói đúng tên đồ chơi 
mà cô đang cầm là gì ?
 Ở góc chơi trẻ được trực tiếp sờ, nắn, sử dụng... sẽ là điều kiện tốt nhất cho 
trẻ phát triển nhận thức cũng như nhận biết tập nói. Chính vì thế mà tôi tổ chức 
thường xuyên các trò chơi khác nhau để trẻ được hoạt động phát triển tư duy ngôn 
ngữ tăng vốn từ cho trẻ. Qua đó cũng kích hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ được 
mạch lạc, lưu loát, tự tin hơn trong giao tiếp.
 3.3. Thông qua hoạt động ngoài trời
 Trong hoạt động ngoài trời trẻ được hòa mình với thiên nhiên nắng gió chan 
hòa rất thích hợp để kích thích trẻ tìm tòi và giải phóng năng lượng. Khi trẻ tham 
gia chơi các trò chơi được cô giáo hướng dẫn qua đó trẻ được nghe và trả lời các 
câu hỏi tăng thêm sự hiểu biết và nhận thức.
 3.4. Thông qua hoạt động chiều
 Giờ hoạt động chiều tôi thường tổ chức cho trẻ các trò chơi thoải mái, tự do 
 5 dụng một số biện pháp trên để dạy trẻ tôi thấy trẻ hứng thú học, nhận biết được 
đặc điểm của từng sự vật, trả lời đủ câu rõ ràng các câu hỏi, nhận biết môi trường 
sống, một số đồ vật gần gũi xung quanh trẻ nó thể hiện qua quá trình khảo sát đánh 
giá khả năng hoạt động “ Nhận biết tập nói ” của trẻ chất lượng giờ học đã được 
nâng lên rõ rệt, so với kết quả ban đầu trẻ mới đến lớp
 *về phía giáo viên tôi có kỹ năng tổ chức các hoạt động nhận biết tập nói một 
cách tự tin, linh hoạt. Góc học tập và các góc mở được trang trí bằng các hình thức 
sáng tạo, gởi mở, gần gũi, dễ hiểu.. .kích thích trí tìm tòi, khám phá ở trẻ vì thế mà 
phụ huynh cũng phấn khởi và yên tâm hơn nhiệt tình phối hợp với nhà trường để 
giúp trẻ ngày càng tiến bộ hơn trong hoạt động nhận biết tập nói.
 III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
 1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
 Quyết định thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm một phần thúc đẩy tôi luôn 
cố gắng tìm tòi để lựa chọn những biện pháp, hình thức tổ chức thích hợp nhất và 
trẻ luôn được động viên khích lệ, tạo điều kiện tối đa để tham gia phát triển nhận 
thức thông qua nhận biết tập nói mọi lúc mọi nơi. Nhờ vậy từ đó trẻ có thể thể hiện 
bản thân như: hát, đọc thơ những bài cô đã dạy.... Qua những cách tập nói đó tôi 
thấy các cháu mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp Từ đó trẻ có thể mạnh dạn hơn, 
biết trả lời các câu hỏi của cô, biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩ của mình 
giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt.
 2. Nhận định chung
 Trong quá trình tìm hiểu đối với nhà trẻ 24 - 36 tháng tôi nhận thấy cho trẻ 
tìm hiểu quan sát hình ảnh thật giúp trẻ hứng thú ham học từ đó trẻ nói rỏ ràng 
mạch lạc, nhớ lâu hơn, tư duy của trẻ cũng từ đó phát triển mạnh hơn không chỉ 
dừng ở đó tôi còn cảm nhận thấy trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tinh thần của 
trẻ cũng rất là thoải mái, vui vẻ tạo tiền đề đầu tiên và là yếu tố cần thiết để giúp 
trẻ tự tin học tốt các hoạt động ở các độ tuổi tiếp theo.
 3. Bài học kinh nghiệm
 Với các hình thức tôi thực hiện trong năm học vừa qua đã thu được kết quả 
đáng mừng. Vậy muốn có được kết quả tốt trong gây hứng thú cho trẻ tham g ia 
phát triển nhận thức thông qua hoạt động nhận biết tập nói tôi rút ra một số bài học 
kinh nghiệm như sau:
 - Trước tiên tôi phải hiểu và nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ lứa 
tuổi nhà trẻ. Cô luôn tôn trọng và đồng cảm tạo nên không khí vui tươi, cởi mở, 
lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia hoạt động nhận biết tập nói một cách thoải mái và 
tự tin.
 7

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_hinh_thuc_day_tre_24_36_thang_phat_trien_nhan_th.docx
  • pdfSKKN Một số hình thức dạy trẻ 24-36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động nhận biết tập nói ở T.pdf