SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động với đồ vật tại nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi A2 Trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, hoạt động với đồ vật thông qua xâu vòng, xếp chồng, xếp cạnh, cài, cởi cúc, buộc dây... là một nhiệm vụ quan trọng đối với trẻ Mầm non. Đây là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng xâu, luồn dây qua hạt, biết xếp chồng, xếp cạnh thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới, tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm thông qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của hoạt động với đồ vật cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động xâu vòng, xếp chồng, xếp cạnh trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Trong năm học 2022 - 2023, tôi được phân công phụ trách nhóm trẻ 24 -36 tháng tuổi A2, qua quá trình tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy đa số trẻ chưa được tiếp xúc với các hoạt động trong trường Mầm non nên khi được tham gia vào hoạt động còn nhiều bỡ ngỡ, 100% trẻ mới đi học, còn nhút nhát, quấy khóc, chưa chủ động tương tác với cô giáo và các bạn trong lớp, kỹ năng hoạt động với đồ vật của trẻ còn nhiều hạn chế, trước thực trạng đó tôi luôn trăn trở và tìm các phương pháp để giúp trẻ hoạt động với đồ vật đạt kết quả cao.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động với đồ vật tại nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi A2 Trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
2 5.1.1 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của độ tuổi nhà trẻ. Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ về tìm hiểu thế giới đồ vật xung quanh, nhận biết công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phát triển lời nói, phát triển các giác quan. Đồ vật đối với trẻ trong giai đoạn này, không chỉ là đồ chơi nữa mà các đồ vật này chứa đựng những kinh nghiệm sống. Trong đó thông qua hoạt động với đồ vật trẻ sẽ được cầm nắm, nắm bắt lĩnh hội được các kinh nghiệm xã hội xung quanh. Trẻ hứng thú khi được tham gia hoạt động với đồ vật: Như thông qua hoạt động xâu vòng trẻ được sử dụng đồ dùng trực quan màu sắc hấp dẫn, trẻ được tìm tòi khám phá nên trẻ cũng đã lĩnh hội được những kỹ năng xâu, luồn dây qua hạt, đôi bàn tay trẻ khéo léo hơn vì vậy trẻ rất hứng thú khi tham gia vào hoạt động với đồ vật. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, hoạt động với đồ vật thông qua xâu vòng, xếp chồng, xếp cạnh, cài, cởi cúc, buộc dây... là một nhiệm vụ quan trọng đối với trẻ Mầm non. Đây là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng xâu, luồn dây qua hạt, biết xếp chồng, xếp cạnh thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới, tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thông qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của hoạt động với đồ vật cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động xâu vòng, xếp chồng, xếp cạnh trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Trong năm học 2022 - 2023, tôi được phân công phụ trách nhóm trẻ 24 -36 tháng tuổi A2, qua quá trình tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy đa số trẻ chưa được tiếp xúc với các hoạt động trong trường Mầm non nên khi được tham gia vào hoạt động còn nhiều bỡ ngỡ, 100% trẻ mới đi học, còn nhút nhát, quấy khóc, chưa chủ động tương tác với cô giáo và các bạn trong lớp, kỹ năng hoạt động với đồ vật của trẻ còn nhiều hạn chế, trước thực trạng đó tôi luôn trăn trở và tìm các phương pháp để giúp trẻ hoạt động với đồ vật đạt kết quả cao. Từ thực trạng đó tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp mình với tổng số 25/25 trẻ và thu được kết quả sau: Bảng : Kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến với tổng số 25/25 trẻ 4 Một số phụ huynh chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về hoạt động giáo dục trẻ nhà trẻ. Các bậc phụ huynh nghĩ trẻ ở độ tuổi nhà trẻ chỉ cần ăn, ngủ hoặc nghĩ trẻ còn quá nhỏ việc giáo dục trẻ còn chưa cần thiết do trẻ chưa tiếp thu được kiến thức nên các bậc phụ huynh chưa có thái độ hợp tác tích cực với giáo viên trong việc giáo dục trẻ. 100% trẻ mới đi học, chưa tích cực tham gia hoạt động với đồ vật, còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin, chưa chủ động tương tác, linh hoạt khi tham gia vào các hoạt động, chưa có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng đồ chơi. 5.1.2. Một số giải pháp thực hiện: * Giải pháp thứ nhất: Tạo môi trường lớp học phong phú, đa dạng và thân thiện với trẻ. Môi trường lớp học có ảnh hưởng lớn đến sự kích thích hoạt động với đồ vật của trẻ. Môi trường lớp học càng đẹp, càng phong phú, thân thiện thì trẻ càng hứng thú và lĩnh hội nhiều kiến thức. Nhận thức được điều này, ngay từ đầu năm học tôi và giáo viên cùng lớp đã chủ động trang trí, sắp xếp các khu vực chơi trong lớp, đồ dùng, đồ chơi trong lớp khoa học, đẹp mắt, phù hợp với từng chủ đề trong năm học và phù hợp với nhận thức của trẻ. Tôi đã tận dụng diện tích phòng học để xây dựng khu vực chơi “Bé hoạt động với đồ vật” và trang trí góc bằng hình ảnh theo chủ đề thực hiện. Ví dụ: Chủ đề “Mẹ và những người thân yêu của bé” tôi trang trí bằng một số sản phẩm như: Xâu vòng, Xếp ngôi nhà, hay tôi bố trí sắp xếp các đồ dùng minh hoạ như: Hột hạt, ống hút, hạt gấc, vỏ hộp để trẻ tự tạo ra các sản phẩm làm quà tặng sinh nhật mẹ, đồng thời tôi làm một số sản phẩm gợi ý hấp dẫn trẻ và có nội dung phù hợp với trẻ 24 - 36 tháng. Việc chuẩn bị môi trường lớp học phù hợp để tổ chức các hoạt động chơi - tập như làm đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn phục vụ cho các hoạt động trong chủ đề, giúp cho trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động. Trẻ lớp tôi rất thích lựa chọn khu vực chơi này khi tham gia vào hoạt động chơi trong lớp, đặc biệt trẻ tham gia vào các hoạt động một cách vui vẻ, thoải mái. Trẻ thích cùng cô làm những bông hoa, xâu vòng và gắn sản phẩm của mình lên tường. Nhờ vậy môi trường lớp học trở lên đa dạng, phong phú và thân thiện với trẻ góp phần tích cực vào việc cho trẻ làm quen với các các kỹ năng ban đầu về cách xâu, luồn, cài cởi cúc, buộc dây, thông qua các hoạt động đó kỹ năng của trẻ phát triển tốt hơn, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong khi tham gia vào các hoạt động. 6 Tôi cần chuẩn bị búp bê, hộp quà, nhạc bài hát sinh nhật, dây xâu, hạt, hoa, lá, ống hút, hạt gấc, cúc nhựa có màu xanh, đỏ, vàng, cho trẻ xâu. Bằng hình thức tổ chức sinh nhật cho bạn Búp Bê bắt đầu vào hoạt động, tôi hướng cho trẻ xâu vòng tặng bạn Búp Bê và gợi ý cho trẻ sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu mà cô đã chuẩn bị sẵn để tạo ra một chiếc vòng đẹp. Với việc sử dụng thủ thuật gây hứng thú, tạo không khí vui tuơi, phấn khởi cho trẻ tham gia vào hoạt động, trẻ rất hăng say, tích cực tham gia vào hoạt động, đặc biệt là với việc sử dụng đa dạng về nguyên vật liệu đã giúp cho trẻ thoải mái sáng tạo, tạo ra những sản phẩm đẹp, hình thức phong phú. Với hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo và sự hướng dẫn của tôi trẻ đã biết cách cầm dây bằng tay phải, cầm hạt, hoa, lá bằng tay trái. Ban đầu có một số trẻ gặp khó khăn chưa biết cách cầm dây, chưa biết cách cầm hạt, qua sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ đã tạo ra được sản phẩm thành chiếc vòng rất đẹp, từ đó đã kích thích trẻ hứng thú tham gia vào những hoạt động tiếp theo. Đặc biệt với việc tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật qua hoạt động xâu vòng tặng bạn đã áp dụng các hình thức linh hoạt sáng tạo và sử dụng đa dạng nguyên vật liệu đã đem lại kết quả cao. - Đón, trả trẻ Vào các giờ đón, trả trẻ tôi thường xuyên cho trẻ được chơi tại khu vực chơi của lớp, với khoảng thời gian này tôi hướng dẫn trẻ các kỹ năng luồn dây, xâu hạt, xếp chồng, xếp cạnh. Từ đó giúp trẻ có những kỹ năng đơn giản giúp trẻ sẽ tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động. Tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động xếp chồng ở mọi lúc mọi nơi như: Hoạt động chơi tại các khu vực chơi trong lớp, dạo chơi ngoài trời, chơi theo ý thích. Ví dụ: Cho trẻ xếp ngôi nhà, xếp đoàn tàu, xếp đường đi. Để trẻ xếp được những ngôi nhà, đoàn tàu, đường đi cần chuẩn bị các khối như: Khối vuông, khối tam giác, khối chữ nhật bằng nhựa, gỗ, hộp giấy có màu sắc rõ nét, kích thước phù hợp với trẻ đảm bảo an toàn cho trẻ khi thực hiện. Tôi hướng dẫn trẻ xếp chồng, từ ngôi nhà một tầng, đến ngôi nhà nhiều tầng. Bằng đồ dùng trên tôi còn hướng trẻ cách xếp các khối cạnh nhau để làm toa tàu, đường đi, vườn hoa. Với sự hướng dẫn của tôi trẻ rất tích cực tham gia hoạt động với đồ vật trẻ hứng thú, ở mọi lúc mọi nơi như giờ đón trẻ, hoạt động chơi tập tại các khu vực 8 Sử dụng các đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ 24 - 36 tháng trong nhóm lớp. Tài liệu tạp chí giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng. * Các điều kiện về con người: Giáo viên cùng lớp, phụ huynh, học sinh nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi A2 Trường Mầm non Nhã Lộng. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: * Hiệu quả kinh tế: Khi áp dụng những biện pháp trên tôi cũng chủ động hơn trong việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục tại lớp mình. Sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn đem lại hiệu quả cao với mức chi phí thấp nhất cho công tác tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ. * Hiệu quả về mặt môi trường, xã hội: - Đối với giáo viên: Tôi đã có nhiều phương pháp hình thức tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ nhà trẻ một cách hiệu quả. Thiết kế và tạo ra môi trường sạch, thoáng mát, chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp về màu sắc, kích thước, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động trải nghiệm. Kỹ năng phối kết hợp với cha mẹ trẻ của tôi được nâng lên một cách rõ rệt, được các bậc cha mẹ trẻ ủng hộ về mọi mặt đặc biệt là ủng hộ các nguyên vật liệu tái sử dụng để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động với đồ vật. Tôi đã trao đổi, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm và hình thức hay để vận dụng vào tổ chức hoạt động với đồ vật nhằm phát triển toàn diện cho trẻ 24 - 36 tháng thông qua hoạt động với đồ vật rất thành công. - Đối với phụ huynh: Từ những kết quả đạt được tôi thấy các bậc phụ huynh đã quan tâm đến các hoạt động của con tại trường, yên tâm tin tưởng các cô khi gửi con đến lớp. 100% cha mẹ trẻ có nhận thức về tầm quan trọng trong việc giúp trẻ tham gia vào hoạt động ở lớp, đặc biệt là hoạt động với đồ vật, tự nguyện tham gia ủng hộ nhiệt tình trong việc phối hợp làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ đạt hiệu quả cao. - Đối với trẻ: Sau khi áp dụng sáng kiến “Một số giải pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động với đồ vật tại nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi A2 Trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” Tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_cho_tre_tham_gia_hoat_don.docx