SKKN Một số giải pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi nhằm tổ chức tốt các giờ hoạt động cho trẻ 24-36 tháng

Trong trường Mầm non đồ dùng, đồ chơi, giáo cụ trực quan rất cần thiết đối với việc “Học mà chơi, chơi bằng học” của trẻ. Đồ dùng giáo cụ trực quan là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ, đó là nguồn vui, là phương tiện để trẻ vui chơi và học tập. Không những thế đồ dùng, đồ chơi, giáo cụ trực quan là người bạn đồng hành không thể thiếu được, nó còn giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, đặc biệt là trớ nhớ, quan sát, rèn luyện sự chú ý, tư duy, thẩm mỹ, đạo đức, khả năng nhận biết phân biệt so sánh.

doc 9 trang thuydung 02/07/2024 1190
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi nhằm tổ chức tốt các giờ hoạt động cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi nhằm tổ chức tốt các giờ hoạt động cho trẻ 24-36 tháng

SKKN Một số giải pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi nhằm tổ chức tốt các giờ hoạt động cho trẻ 24-36 tháng
 Năm học 2018 - 2019 bản thân tôi được nhà trường phân công dạy nhóm 24 
- 36 tháng, thực hiện chương trình GDMN của lứa tuổi 24 - 36 tháng. Qua thời 
gian đứng lớp, nắm bắt tình hình thực tế của lớp tôi nhận thấy lớp mình có những 
thuận lợi và khó khăn sau:
 * Thuận lợi: 
 - Nhà trường đó tạo mọi điều kiện mua sắm đầy đủ đồ dùng dạy học cho cô, 
đồ chơi của trẻ đầy đủ như: Tranh môi trường - tranh lô tô - sách - tài liệu - tranh 
thơ, chuyện, đồ chơi bằng nhựaLớp có phòng học rộng rãi. Bên cạnh đó, được 
sự quan tâm giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu nhà trường trong việc bồi dưỡng 
phương pháp dạy học và cách làm đồ dùng giáo cụ trực quan bền đẹp, có màu sắc 
hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm, sinh lý của lứa tuổi 24-36 tháng.
 - Bản thân là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn 
vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, khéo tay, thực sự yêu trẻ, tâm huyết với 
nghề. Tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn do phòng, cụm liên trường 
và nhà trường tổ chức. Bản thân có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong việc làm đồ 
dùng, đồ chơi và sử dụng đồ dùng, đồ chơi cho các giờ hoạt động cảu trẻ.
 - Các bậc phụ huynh có nhận thức cao, hiểu được tầm quan trọng của việc 
chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường. Từ đó có sự hộ trợ kinh phí, sưu tầm nguyên 
vật liệu, phế liệu và làm đồ dùng trực quan phục vụ cho cô và trẻ.
 * Khó khăn:
 Lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng cháu còn nhút nhát, một số mới nhận vào chưa 
có nền nếp thói quen còn quấy khóc, một số trẻ cá biệt còn rụt rè, phát âm chưa 
chuẩn nên có sự chênh lệch trong việc tiếp thu kiến thức của trẻ.
 Thời gian làm đồ dùng, đồ chơi của cô giáo rất ít rất hạn hẹp vì ở độ tuổi nhà 
trẻ phần chăm sóc các cháu quá nhiều. Vì vậy bản thân tôi phải tranh thủ, sắp xếp 
tận dụng mọi thời gian để làm đồ dùng phục vụ cho cô và trẻ đủ các môn học
 Đồ dùng phục vụ cho các môn học còn hạn chế, màu sắc chưa đẹp, chưa hấp 
dẫn để lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào giờ học.
 * Khảo sát chất lượng đầu năm:
 Qua các tiết dạy đầu năm học,: Nhận biết tập nói, vận động, thơ, chuyện, 
xếp hình, xâu hạt tôi cho trẻ quan sát đàm thoại về chủ đề gia đình, các con vật, tôi 
thấy khả năng tiếp thu của trẻ còn chậm, còn lúng túng, trẻ nói ngọng, nói lắp 
nhiều nền nếp lớp học còn lộn xộn. Qua đó tôi thấy khă năng hiểu biết và nhận 
thức của trẻ về các môn học của trẻ còn yếu cụ thể:
 - Khi cho trẻ làm quen với chủ đề gia đình và đồ dùng gia đình 40% trẻ biết 
gọi tên, công việc, các đặc điểm, công dụng của những người thân trong gia đình 
và đồ dùng trong gia đình.
 - Khi cho trẻ làm quen với thế giới động vật 55% trẻ biết gọi tên, đặc điểm 
các con vật
 2 phù hợp với nội dung từng tiết học, với kiến thức mình cần truyền thụ đến trẻ 
không.
 Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề: “Phương tiện giao thông” Thì tôi xác định 
trước đối với các tiết học trong chủ đề này cần sử dụng những giáo cụ trực quan 
như làm: Xe máy - tàu hoả - máy bay- xe ô tô - tàu thuỷ - thuyền buồm - túi cát - 
gậy - mũ tàu - mũ chim - sa bàn câu chuyện “Thỏ ngoan” - tranh thơ “Con tàu” 
 - Đối với “Đoàn tàu” tôi tìm kiếm hộp sữa nhỏ bằng nhựa có dạng hình 
chữ nhật làm toa tàu và đầu tàu, các nút chai hình tròn để làm bánh xe, chuẩn bị 
thêm ít xốp vụn có màu sắc đẹp làm cửa sổ và cửa ra vào
 - Đối với “máy bay” tôi tìm kiếm xốp ở hộp ti vi làm thân máy bay-mo 
cau làm cánh và đuôi máy bay. Nắp chai làm bánh...
 - “Xe máy” tôi tìm kiếm thép vụn làm bánh xe khung xe - phanh - cần 
số, que tre làm tăm - Xốp ti vi làm đầu xe - bao bóng và thìa ăn thạch dừa làm 
kính - Nắp kem Traxilin làm đèn - ống nhựa dùng làm ống bô...
 - “Xe ô tô” tôi sưu tầm những chai đựng nước mắm cắt bỏ cổ chai lấy thân 
chai làm thùng xe, các nắp chai làm bánh xe, thêm vài miếng xốp làm trang trí cửa 
sổ, đèn và cửa ra vào
 - Tôi đã xác định được kiến thức của từng tiết học, với nguyên vật liệu như 
thế thì việc làm và sử dụng giáo cụ trực quan sẽ có hiệu quả cao.
 2.2.3. Phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc sưu tầm nguyên vật liệu 
và làm đồ dùng, đồ chơi và xây dựng môi trường “Giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm”
 Một trong những thành công lớn nhất của bản thân tôi là phối hợp với các 
bậc phụ huynh sưu tầm và làm đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ hoạt động tốt trong việc 
tổ chức các giờ hoạt động cho trẻ.
 Ngay từ đầu năm học, trong buổi họp phụ huynh tôi đó nêu lên mục đích, 
yêu cầu cho phụ huynh rõ và mong phụ huynh ủng hộ, giúp đỡ. Phát động phong 
trào phụ huynh đã hưởng ứng rầm rộ. Những phụ huynh bán quán cung cấp chai 
nhựa - hộp sữa - nắp chaiNhững phụ huynh bán ti vi cung cấp xốpNhững phụ 
huynh làm nón cung cấp que treNhững phụ huynh thợ may cung cấp vải vụn. 
Những phụ huynh làm thợ xây đóng góp thép buộc vụn. Những phụ huynh làm thợ 
mộc ủng hộ gỗ vụn
 100% phụ huynh tham gia sưu tầm và ủng hộ nhiệt tình có nhiều nguyên 
vật liệu đủ làm đồ dùng phục vụ cho các môn học của cô và trẻ.
 Với tinh thần và những tình cảm của phụ huynh làm cho tôi thêm yêu nghề 
và say sưa hơn trong công việc tìm kiếm và sáng tạo làm đồ dung, đồ chơi phục vụ 
cho dạy và học của lớp tôi.
 2.2.4. Công tác làm đồ dùng đồ chơi.
 4 lượng và hiệu quả cao thì lại càng khó khăn hơn. Tôi đắn đo suy nghĩ kĩ lưỡng cho 
việc lựa chọn đồ dùng trên trong từng tiết học. Đồ dùng trực quan cho phù hợp để 
tiết học trẻ tiếp thu đạt kết quả cao nhất. Tiết học này cần sử dụng đồ dùng gì? 
Tranh vẽ hay đồ dùng bằng nhựa, đồ dùng tự làm
 Ví dụ: Với các tiết học chủ đề “Các con vật nuôi trong gia đình” thì tôi lựa 
chọn các loại đồ dùng giáo cụ trực quan các con vật nuôi trong gia đình dể dạy cho 
trẻ đó là: Tranh môi trường, Tranh lô tô, Tranh thơ, chuyện, Các con vật tự làm 
gần giống như vật thật, Con rối...
 Tôi tổ chức cho trẻ quan sát, đàm thoại, trẻ trả lời các câu hỏi mà tôi đặt ra. 
Qua đó giúp trẻ hứng thú chú ý vào các tiết học mà còn giúp trẻ tìm hiểu và nắm 
bắt được các đặc điểm, cấu tạo, ích lợi, sinh sản của các con vật qua đồ dùng trực 
quan. Giúp trẻ phát triển thêm về ngôn ngữ, khả năng tư duy, giúp trẻ nhớ lâu hơn 
từ đó để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của trẻ trong từng tiết học.
 Lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với từng tiết học, nhưng muốn đồ 
dùng trực quan đó sống động để đi vào lòng con trẻ thì đòi hỏi cô giáo phải sử 
dụng một cách có nghệ thuật, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các động tác với lời nói, 
câu đố, trò chơi linh hoạt, sáng tạo khi đưa các đồ dùng xuất hiện vào bài, xử lý 
khéo léo các tình huống có thể xảy ra khi sử dụng đồ dùng và phải biết thay đổi 
hònh thức, thay đổi đồ dùng theo chủ đề để gây hứng thú cho trẻ.
 Ví dụ: Đối với chủ đề: “Phương tiện giao thông” thì tôi sử dụng đồ dùng 
trực quan: Tranh môi trường - Tranh lô tô và xe đạp, Xe máy, Máy bay, Xe ô tô, 
Tàu hoả, Thuyền buồm, Tàu thuỷ, Ca nô, Xe xích lô, Mũ các nhân vật trong câu 
chuyện “Thỏ ngoan” và nhiều đồ chơi khác nữa do tôi tự làm gần như thật giúp trẻ 
khỏi nhàm chán và thu hút sự chú ý của trẻ vào các tiết học sinh động hơn.
 Để giúp trẻ nắm chắc, hiểu và diển đạt tốt khi tập kể chuyện theo từng hành 
động của các nhân vật trong các câu chuyện, đòi hỏi cô giáo phải tìm tòi, sáng tạo, 
linh hoạt để làm ra những sản phẩm đẹp, hấp dẫn có giá trị. Từ đó qua đồ dùng đồ 
chơi giúp trẻ hứng thú tham gia vào các giờ tập kể chuyện theo các nhân vật.
 Ví dụ: Khi học tiết kể chuyện “Quả thị”. Tôi tập cho trẻ tập kể chuyện ở 
mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ thuộc chuyện. Vì vậy khi vào giờ học, tôi kể cho trẻ nghe 
1 lần sử dụng sa bàn, 1 lần sử dụng rối và sau đó tôi cho trẻ lên đội mũ đóng các 
nhân vật tập kể chuyện theo từng hành động của các nhân vật. Trẻ hứng thú tham 
gia học, khi lên kể chuyện trẻ tự giới thiệu về mình trong vai nào và nhập mình vào 
vai đó để thể hiện ngữ điệu của từng nhân vật, lúc này trẻ đã thuộc chuyện và hoà 
mình vào các nhân vật như thật. Các trẻ ngồi ở dưới lớp cũng hào hứng muốn tham 
gia lên đóng kịch như bạn. Qua giờ tập kể chuyện tôi thấy trẻ rất phấn khởi, bạn 
nào cũng muốn đóng vai bà cụ để được quả thị rơi vào bị của bà và bắt chước lời 
nói cử chỉ của bạn Mèo, bạn Vịt thật ngộ nghĩnh đáng yêu. Nhờ có đồ dùng đồ 
chơi mà giờ học trở nên sinh động và trẻ hứng thú hơn.
 * Kết quả đạt được:
 6

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_su_dung_do_dung_do_choi_nham_to_chuc_t.doc