SKKN Một số giải pháp rèn thói quen cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định tại nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi A3 Trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Hồ Chủ Tịch đã dạy “Giáo dục ở nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ở gia đình, ngoài xã hội. Giáo dục nhà trường dù có tốt đến mấy nhưng nếu thiếu giáo dục ở gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không được cao. Để phối hợp với gia đình trong việc giáo dục thói quen cất dọn đồ dùng, đồ chơi sau khi chơi cho trẻ, tôi trao đổi thường xuyên với phụ huynh trẻ thông qua giờ đón và trả trẻ hàng ngày, qua đó nắm bắt những đặc điểm, hành vi của trẻ ở gia đình. Đồng thời thông báo cho gia đình biết tình hình, những biểu hiện của trẻ ở lớp, những nội dung, yêu cầu giáo dục của cô đối với trẻ. Từ đó có cách thức tác động, phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện hành vi văn hóa cho trẻ. Thói quen ngăn lắp, gọn gàng cũng chính là thể hiện trình độ văn hóa của con người, có thói quen văn hóa vệ sinh mỗi cá nhân sẽ tự bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho bản thân, có lối sống văn minh, lịch sự.

Phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục trẻ. Hàng ngày trẻ chỉ sinh hoạt ở trường mầm non với thời gian nhất định, còn lại trẻ sống ở gia đình, chịu sự giáo dục của gia đình. Vì thế, nếu có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục tác động đến trẻ một cách đồng bộ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, hình thành hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.

docx 14 trang thuydung 21/07/2024 3111
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp rèn thói quen cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định tại nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi A3 Trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp rèn thói quen cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định tại nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi A3 Trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

SKKN Một số giải pháp rèn thói quen cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định tại nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi A3 Trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
 2
 5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 5.1. Nội dung sáng kiến: 
 5.1.1. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
 Năm học 2022 - 2023 tôi được phân công phụ trách nhóm trẻ 24-36 
tháng tuổi A3 trường mầm non Nhã Lộng. Lớp có tổng số 25 trẻ, trong đó 
100% là trẻ chưa được đi học qua lớp nhà trẻ 18 - 24 tháng tuổi nên đầu năm 
còn quấy khóc, nhút nhát, ít giao tiếp, bố mẹ đi làm chủ yếu là ở với ông bà và 
nhận thức của một số cha mẹ trẻ chưa đồng đều vẫn cho là lứa tuổi bé việc rèn 
nề nếp cho trẻ là không quan trọng. Vì vậy khi trẻ đi học cô giáo đã tổ chức các 
hoạt động chơi - tập xong các bé vứt đồ dùng, đồ chơi lung tung chưa biết cất 
vào rổ hay giá đồ chơi. 
 Nếu trẻ không được rèn thói quen, nền nếp trong việc cất đồ dùng, đồ chơi
đúng nơi quy định thì khi hòa nhập với cuộc sống, với môi trường xã hội trẻ sẽ 
thiếu tự tin, thiếu ý thức, thiếu sự điều chỉnh trong thái độ và hành vi, không giải 
quyết được các nhu cầu của bản thân phải phụ thuộc vào người lớn, luôn sống thụ 
động trong mọi tình huống khác nhau mà trẻ gặp phải sau này. Chính vì vậy tôi 
luôn canh cánh trong lòng và tự hỏi mình: Làm sao? Làm như thế nào? Và cần 
phải làm những gì? Để rèn cho trẻ có thói quen tự cất đồ dùng, đồ chơi một cách 
tốt nhất và đặc biệt là trẻ phải thích thú, hứng thú với hoạt động đó. 
 Là một giáo viên được phân công dạy nhóm trẻ 24-36 tháng, tôi luôn trăn trở 
suy nghĩ, nghiên cứu, tìm tòi với hi vọng sẽ giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng có nề nếp 
và một số thói quen ban đầu trên con đường phát triển nhân cách, phát triển toàn 
diện của trẻ. Tôi đã tiến hành khảo sát 25/25 trẻ lớp tôi và thu được kết quả sau:
 Trước khi áp dụng sáng kiến
 STT Nội dung Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ
 Đạt
 % đạt %
 1 Trẻ hứng thú đến lớp 9/25 36 16/25 64
 Sự tập trung, hứng thú của trẻ 
 2 khi tham gia hoạt động cất đồ 10/25 40 15/25 60
 dùng, đồ chơi cùng cô.
 Trẻ tích cực tự giác thu dọn đồ 
 3 dùng, đồ chơi sau giờ chơi, giờ 7/25 28 18/25 72
 hoạt động.
 Trẻ biết cất đồ dùng, đồ chơi 
 4 6/25 24 19/25 76
 đúng nơi quy định 4
 Khi trẻ đến lớp tôi rèn trẻ biết tự cất ba lô vào ngăn tủ của mình. Cho trẻ
 nhận biết ba lô và ký hiệu ngăn tủ của mình yêu cầu trẻ cất ba lô vào đúng 
ngăn tủ của mình và đóng cánh tủ lại.
 Tháng 1 + tháng 2: Dạy trẻ biết cách cầm thìa xúc hạt; Rèn kĩ năng cởi, 
mặc quần áo, đi tất, đi giày; Tiếp tục rèn kĩ năng tự xúc ăn cho trẻ.
 Tháng 3 + tháng 4+ Tháng 5: Lúc này trẻ đã có được 1 số kỹ năng tự phục 
vụ những việc đơn giản, để chuẩn bị cho trẻ chuyển sang lớp lớn hơn tôi đưa lựa 
chọn các kỹ năng khó hơn để dạy trẻ: Làm quen một số thao tác đơn giản khi lau 
mặt; Dạy trẻ biết cách cài khuy áo; Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, 
ngủ, vệ sinh Ví dụ: Làm quen một số thao tác đơn giản khi lau mặt
 Giải pháp thứ hai. Rèn luyện thói quen cất đồ dùng, đồ chơi thường 
xuyên thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ 
 Ngay từ đầu năm tôi đã dựa vào tình hình thực tế lớp học của mình phụ 
trách để tìm tòi, tham khảo những tài liệu có nội dung liên quan đến rèn luyện nề 
nếp, thói quen ban đầu cho trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng.
 * Thông qua giờ đón – trả trẻ
 Trong hoạt động đón, trả trẻ tôi vừa giao tiếp với trẻ, với phụ huynh đồng 
thời hướng dẫn cho trẻ lấy và cất đồ dùng đúng vị trí đã quy định. Trên tủ để đồ 
dùng cá nhân, lớp tôi đã dán tên để các bậc phụ huynh đọc và dán ảnh các con 
để làm kí hiệu cho trẻ nhận ra ngăn tủ để đồ dùng cá nhân của mình
 Ví dụ: Trong giờ đón trẻ, lớp tôi còn có những trẻ khóc thì tôi sẽ hướng dẫn 
phụ huynh để dày dép và ba lô của trẻ vào tủ, khi trẻ đã ngoan, không khóc tôi 
sẽ dẫn trẻ đến chỗ để đồ dùng và hướng dẫn các con, tủ có ảnh của con đâu? 
Con hãy để đồ dùng của mình vào tủ có ảnh của mình nhé. Sau đó tôi có thể nói 
cho trẻ biết các bước cất đồ dùng cá nhân như: Ba lô, mũ, dép đúng nơi quy định 
và cho trẻ thực hiện luôn. Tôi giải thích cho trẻ việc trẻ cất không đúng sẽ làm 
cho lớp học không được đẹp.
 * Thông qua hoạt động chơi ở các khu vực chơi trong lớp:
 Hoạt động chơi góc trẻ sẽ “bộc lộ” sự sáng tạo của mình trong khi 
chơi. Khi bắt đầu chơi tôi cho trẻ chọn góc chơi và lấy đúng đồ chơi của góc đó 
“Góc chơi này cần những đồ chơi gì? Con và các bạn cùng lấy đồ chơi ra để 
chơi nào...”. Đồng thời khi chơi xong tôi sẽ hướng dẫn trẻ cất đồ chơi đúng nơi 
quy định bằng các câu hỏi như: Bây giờ con sẽ để đồ chơi này ở đâu? Và để đồ 
chơi như thế nào?... lúc đầu tôi sẽ hướng dẫn, cùng trẻ lấy và cất đồ dùng đồ 6
mỗi hoạt động thì tôi đã khen ngợi và tuyên dương trẻ, trẻ rất vui, tự tin và thoải 
mái. Trẻ cảm thấy có động lực với những việc mà trẻ cố gắng làm.
 Như vậy chỉ riêng dọn đồ cũng là lúc trẻ đang học. Nên tránh lối suy nghĩ 
là cô dọn đồ hộ để trẻ có thời gian học vì chính các hoạt động thường ngày này 
là cơ hội học tự nhiên, thường xuyên nhất, và giúp trẻ tự lập, dễ hòa nhập vào 
cuộc sống hơn cả việc học đọc, học viết không những vậy điều này còn tạo cho 
bé thói quen thu dọn đồ sau khi chơi sẽ giúp bé ngăn nắp hơn khi trưởng thành. 
Bắt đầu với thói quen, khi bé đã nhận biết nguyên nhân hậu quả, đây là lúc đặt 
nguyên tắc về dọn dẹp cho bé. Luôn theo sát nguyên tắc nếu bé quên hay phạm 
lỗi, thời gian đầu bé có thể không tuân thủ cô có thể cùng tham gia dọn cùng bé 
để hình thành thói quen.
 Giải pháp thứ ba: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động
 * Môi trường trong lớp học:
 Tôi đã chủ động xây dựng góc “kỹ năng tự phục vụ” phong phú như: Kỹ 
năng tết tóc, buộc dây giày, chải đầù, đánh răng, tự rót nước.) vì thế trẻ có 
nhiều cơ hội thực hành và học hỏi bằng các hình thức khác nhau, đồng thời trẻ 
có thể cùng nhau chia sẻ, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm.
 Thông qua góc kỹ năng sống còn rèn trẻ tính độc lập tự biết phục vụ bản 
thân có thêm kỹ năng trở nên ngăn nắp và nề nếp hơn.
 * Môi trường ngoài lớp học:
 Ngoài ra khu vực rửa tay tôi thiết kế một bảng gồm các bước theo quy 
trình có hình ảnh minh họa cụ thể dễ hiểu để tạo cho trẻ sự hứng thú và khi nào 
trẻ quên có thể nhìn lên và thực hiện rửa tay đúng theo các bước đó.
 Khu vực cầu thang: Tôi đã làm các kí hiệu bàn chân lên xuống đi lên màu 
xanh lá cây đi xuống màu đậm dán gần sát lan can cầu thang để nhắc nhở trẻ 
nhớ đi bên phải khi lên và xuống cầu thang bước từng chân chắc
 Khu vực giá để giầy dép: Tôi dán hình ảnh tháo dép và để đúng quy định 
lên mảng tường đó.
 Khu vực tủ để đồ dùng cá nhân: Tôi dán hình ảnh cách mở tủ, cách cởi áo, 
đóng áo, gập áo, cất áo, cất ba lô đúng quy định phía trong của tủ.
 Khu vực uống nước: Bên mảng tường gần bình nước tôi dán cách lấy nước 
sao cho trẻ biết cách lấy nước đúng không làm nước rớt ra ngoài, biết ước lượng 
lấy nước vừa đủ để uống.
 Giải pháp thứ tư: Tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trong công 
tác rèn thói quen cất dọn đồ dùng, đồ chơi sau khi chơi cho trẻ. 8
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
 * Điều kiện về con người:
 Giáo viên phải tìm hiểu các cơ sở lý luận, tài liệu liên quan đến rèn nề nếp, 
thói quen cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định trong trường Mầm non. Không 
ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 Phụ huynh có sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc rèn nền nếp thói quen 
cất dọn đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. 
 * Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí:
 Đầu tư mua sắm cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy cho giáo viên và trẻ 
 Có đầy đủ các tủ đựng đồ, giá góc đẹp, phù hợp với độ tuổi.
 Có nhiều đồ chơi phong phú, đa dạng đẹp mắt
 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
 * Hiệu quả kinh tế:
 Khi áp dụng những biện pháp trên tôi cũng chủ động hơn trong việc lập kế 
hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục tại lớp mình. Ngoài ra còn đem lại hiệu 
quả cao với mức chi phí thấp nhất và cũng tiết kiệm được về mặt thời gian và 
sức lực cho công tác tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 
 * Hiệu quả về mặt môi trường, xã hội:
 - Đối với giáo viên: 
 Tôi đã nắm vững các phương pháp tiến hành rèn nền nếp, thói quen cất dọn 
đồ dùng, đồ chơi đúng qui định cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Có nhiều kinh nghiệm 
trong việc rèn nền nếp, kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. Có chuyên môn vững vàng 
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về 
tình hình của trẻ trên lớp để tìm ra giải pháp phối hợp rèn nền nếp cho trẻ tốt nhất.
 - Đối với phụ huynh:
 Từ những kết quả đạt được trên tôi thấy các bậc phụ huynh đã quan tâm 
hơn đến việc rèn nền nếp thói quen cất dọn đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Phụ huynh 
vui vẻ, khấn khởi khi thấy con em mình đã có thói quen tự phục vụ bản thân như 
tự đi dép khi cởi ra biết xếp vào giá, tủ......Đặc biệt khi chơi xong biết tự giác 
dọn dẹp đồ dùng, đồ chơi và cất đúng nơi qui định.
 - Đối với trẻ: Sau khi áp dụng sáng kiến “Một số giải pháp rèn thói quen 
cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định tại nhóm trẻ 24 -36 tháng tuổi A3 
trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” Tôi đã tiến 
hành khảo sát lại và thu được kết quả như sau:

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_ren_thoi_quen_cat_do_dung_do_choi_dung.docx