SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc bữa ăn cho trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non

Trường mầm non là trường học đầu tiên là người mẹ thứ hai để nuôi nấng trẻ nên người. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng mong muốn rằng con em mình chúng thật khỏe mạnh, hồn nhiên và thông minh. Nhưng làm thế nào để có được sức khỏe đó quả là khó khăn, đó là điều trăn trở không những của các bậc phụ huynh học sinh mà còn là những lo lắng, những suy nghĩ của các cô giáo trong trường mầm non, đặc biệt là những người trực tiếp thực hiện công việc chăm sóc những bữa ăn, giấc ngủ hằng ngày cho trẻ như bản thân tôi. Do đó tôi nhận thấy việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng là việc làm hết sức cần thiết và được thể hiện ở chế độ dinh dưỡng hợp lý, vì vậy khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ phải đảm bảo đủ về số lượng và cân đối hợp lý về chất lượng cho từng độ tuổi.

Là một người giáo viên trực tiếp đứng lớp lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng, tôi luôn xem công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là một nhiệm vụ quan trọng đối với bản thân. Nên đứng trước vấn đề trên tôi thực sự băn khoăn làm thế nào để trong các bữa ăn hàng ngày trên lớp, trẻ luôn hứng thú khi ăn, ăn hết xuất của mình một cách ngon miệng và thoải mái. Do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc bữa ăn cho trẻ 24 – 36 tháng trong trường mầm non” với mục đích giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối, hài hòa.

docx 9 trang thuydung 03/10/2024 970
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc bữa ăn cho trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc bữa ăn cho trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc bữa ăn cho trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non
 biệt là những người trực tiếp thực hiện công việc chăm sóc những bữa ăn, giấc ngủ 
hằng ngày cho trẻ như bản thân tôi. Do đó tôi nhận thấy việc quan tâm đến chế độ 
dinh dưỡng là việc làm hết sức cần thiết và được thể hiện ở chế độ dinh dưỡng hợp 
lý, vì vậy khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ phải đảm bảo đủ về số lượng và cân đối 
hợp lý về chất lượng cho từng độ tuổi.
Là một người giáo viên trực tiếp đứng lớp lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng, tôi luôn xem 
công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là một nhiệm vụ quan trọng đối với bản 
thân. Nên đứng trước vấn đề trên tôi thực sự băn khoăn làm thế nào để trong các bữa 
ăn hàng ngày trên lớp, trẻ luôn hứng thú khi ăn, ăn hết xuất của mình một cách ngon 
miệng và thoải mái. Do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao 
chất lượng chăm sóc bữa ăn cho trẻ 24 – 36 tháng trong trường mầm non” với 
mục đích giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh, cân đối, hài hoà. Và tôi đã đưa ra những 
giải pháp sau:
Giải pháp 1:Chăm sóc bữa ăn hàng ngày cho trẻ ở lớp 
Mục đích:
Đểgiúp trẻ khoẻ mạnh, cân đối , hài hoà. Trẻ luôn hứng thú thoải mái trong khi ăn; 
trẻ ănhết xuất một cách ngon miệng mà không gò ép; và tập cho trẻ thói ăn uống 
sạch sẽ. Đồng thời giúp trẻ nhận biết tên và dinh dưỡng của các món ăn đối với cơ 
thể.
 Nội dung và giải pháp thực hiện:
 Vào đầu năm học tôi tiến hành khảo sát sức khoẻ của trẻ trong nhóm lớp 
đồng thời quan sát bữa ăn hàng ngày của trẻ tôi nhận thấy số lượng trẻ suy dinh 
dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi còn nhiều, nhiều trẻ biếng ăn, đến giờ ăn không chịu 
ngồi vào bàn và ăn không hết xuất, Nhận thức được điều đó, tôi đã chủ động gây 
hứng thú cho trẻ trước bữa ăn bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện cùng cô:
 “Nào bé ngoan ơi
 Giờ ăn đến rồi thức ăn). Trẻ ở độ tuổi này nhu cầu uống nước rất nhiều nhưng đa số các trẻ đều 
chưa có ý thức tự giác uống nước, do đó tôi luôn chú ý nhắc nhở trẻ và cho trẻ uống 
nước. Mỗi khi nhắc trẻ tôi lại hát: “Mời bạn ăn ăn cho chóng lớn, mời bạn uống uống 
nước mịn da”. Một câu hát thôi mà giường như đã gợi cho trẻ giốngnhư một lời nhắc 
để trẻ nhớ, rồi trẻ hát theo và hứng thú đi lấy cốc xếp hàng uống nước.
 Sau khi trẻ ăn xong tôi nhắc nhở trẻ dùng khăn mặt riêng của mình để lau 
miệng, lau tay, rồi đi uống nước xúc miệng ( hướng dẫn trẻ uống từ từ từng ngụm 
để không bị sặc, hay đổ ướt áo), sau đó đi vệ sinh trước khi đi ngủ. Trong tất cả các 
quá trình của trẻ tôi luôn bao quát, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ, nhưng không làm thay 
thế trẻ hoàn toàn vì từng bước tôi tập cho trẻ thói quen tự phục vụ bản thân.
 Giải pháp 2: Cho trẻ vui chơi, vận động hợp lý
 Mục đích:
 Giúp trẻ hào hứng đến giờ ăn, đem lại cho trẻ cảm giác hứng thú với đồ ăn, 
ngoài ra còn giúp trẻ nhận biết các thực phẩm mà mình đang ăn.
Nội dung và giải pháp thực hiện: 
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì “Hoạt động vận động” có vai trò rất quan trọng cho 
sự phát triển của trẻ lưa tuổi mầm non cả về thể chất và trí tuệ, vì vậy khẩu phần ăn 
hàng ngày của trẻ phải đủ về số lượng và cân đối hợp lý về chất lượng cho từng độ 
tuổi. Bên cạnh đó cần kết hợp với hoạt động vận động hợp lý.Hoạt động vận động 
phù hợp với trẻ là một nhân tố tích cực có hiệu quả tăng cường sức khoẻ để giúp trẻ 
phát triển toàn diện. Vì nếu như cả ngày trẻ chỉ ngồi một chỗ và liên tục nạp các chất 
dinh dưỡng vào cơ thể, nếu trẻ hấp thụ và ăn uống tốt thì nhanh chóng trở nên béo 
phì, còn nếu những trẻ biếng ăn hoặc hệ tiêu hóa không tốt thì sẽ chẳng bao giờ trẻ 
cảm thấy hào hứng dù thức ăn có ngon đến mấy. Chính vì vậy mà cần có thời gian 
cho trẻ hoạt động vận động hợp lý. Đây là cách giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, dẻo 
dai cả về thể chất lẫn tâm hồn, và việc ăn uống của trẻ cũng trở nên dễ dàng hơn bởi Nhóm vitamin và khoáng chất: Đây là những chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ 
thể của trẻ. Tuy hàng ngày chỉ cần một lượng nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ gây ra tình 
trạng bệnh lý cho cơ thể. Có nhiều trong các loại rau, củ, quả,
Ngoài chế độ dinh dưỡng cha mẹ còn cần lưu tâm đến vệ sinh cá nhân và sinh hoạt 
điều độ của trẻ.
Ví dụ: Ở góc tuyên truyền tôi chủ động sưu tầm những tranh ảnh về các món ăn có 
giá trị dinh dưỡng đối với trẻ, hay các hình ảnh chăm sóc bữa ăn cho trẻ để phụ 
huynh có thể tham khảo chăm sóc con tại nhà.
Đồng thời, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những vấn đề hàng ngày của 
trẻ.
Ví dụ: Ở lớp tôi có trường hợp cháu Tiến Đạt được 35 tháng tuổi, nằm trong nhóm 
suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thi thoảng tôi thấy cháu kêu bị đau bụng và đi ngoài 
thường xuyện bị táo bón. Thấy vậy tôi đã chủ động trao đổi với bố mẹ cháu thì được 
biết ở nhà cháu cũng hay có biểu hiện bị như vây. Không những thế cháu còn hay 
đưa đồ chơi vào miệng, khi đồ ăn rơi thì lại nhặt lên ăn tiếp. Nắm được điều đó tôi 
đã trao đổi với mẹ cháu rắng nguyên nhân khiến con bị đau bụng có thể là do thói 
quen vệ sinh chưa sạch sẽ hay con chưa được tảy giun theo định kì. Lúc đó mẹ cháu 
cũng mới nhớ rằng đã hơn một năm gia đình chưa tẩy giun cho cháu.Sau khi thay 
đổi thói quen ở lớp cũng như ở nhà và đã tẩy giun cho cháu thì biểu hiện đau bụng 
và táo bón của cháu không còn nữa. Ngoài ra khi đến giờ trả trẻ tôi còn trao đổi với 
phụ huynh về những món ăn trên lớp để phụ huynh biết và bổ sung các món ăn khác 
ở nhà cho trẻ không bị trùng lặp giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Có thể nói việc trao đổi với phụ huynh không chỉ thông qua các giờ đón trẻ, trả trẻ 
hay góc tuyên truyền mà còn thông qua điện thoại hay đến thăm nhà.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 
trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: hiểu biết của giáo viên và phụ huynh về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 
ở lớp cũng như ở nhà. Phụ huynh có kiến thức nuôi dạy con theo khoa học và luôn 
tin tưởng gửi con em mình đến Nhà trường, cô giáo. Đồng thời luôn có sự phối hợp 
giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo 
dục trẻ.
- Mang lại lợi ích kinh tế: Nhà trường và giáo viên nhận được một số nguồn nguyên 
liệu, thực phẩm có giá thành hợp lý, có thể giảm bớt được chi phí khi mua ngoài thị 
trường, và đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như: phụ huynh cung cấp rau, củ, 
quả sạch do phụ huynh trồng haycung cấp thực phẩm tươi, sạch rõ nguồn gốc.
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
- Điều kiện về sở vật chất:
+ Nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng bán trú cho trẻ như: Nồi, bát, thìa,
+ Lớp học đầy đủ bàn, ghế, yếm, ca, cốc,
+ Các tài liệu hướng dẫn về tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ trong trường mầm non.
+ Các tài liệu về dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non để giáo viên tham khảo.
- Điều kiện về giáo viên:
+ Giáo viên mầm non đạt chuẩn, yêu nghề, nhiệt tình, ham học hỏi, sáng tạo. 
+ Giáo viên nắm chắc được quy trình của việc tổ chức bữa ăn cho trẻ.
+ Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc chăm sóc bữa ăn cho trẻ.
+ Nâng cao nhận thức của phụ huynh và phối kết hợp với phụ huynh về công tác 
nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Giáo viên dành thời gian quan tâm chăm sóc đặc biệt đến trẻ suy dinh dưỡng, thấp 
còi, những trẻ béo phì và có kế hoạch chăm sóc cụ thể
+ Giáo viên tích cực tự bồi dưỡng, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong công 
tác chăm sóc bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non.
- Điều kiện về trẻ:

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cham_soc_bua_an_ch.docx