SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong Trường Mầm non Đồng Tâm

Năm học 2020- 2021 Tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục các trẻ từ 24-36 tháng, trẻ cùng trong độ tuổi nên việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ cũng được thuận lợi. Tuy vậy, hầu hết đây là năm đầu tiên trẻ ra lớp nên khi tham gia vào các hoạt động trẻ còn e dè, hay trẻ cũng gặp một số vấn đề khi tham gia các bữa ăn cùng các bạn tại lớp.... Đồng thời đa số trẻ là con em nông thôn, cha mẹ lại làm nông nghiệp nên chưa hiểu hết các chất dinh dưỡng “Cần và đủ” cho cơ thể trẻ. Một số phụ huynh còn hiểu sai việc cung cấp các các chất cho trẻ nhất là trẻ lứa tuổi nhà trẻ, hay phụ huynh còn thắc mắc “Tại sao con mình lớn hơn các bạn nhưng vẫn suy dinh dưỡng? hay con mình ăn rất tốt nhưng vẫn bị thiếu cân? Tại sao con mình mũm mĩm những vẫn thấp còi? ...” Là một người giáo viên mầm non không chỉ giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp, có nhận thức mà còn phải nắm vững các nội dung giáo dục dinh dưỡng như: Nhu cầu dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm hay nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, trẻ sợ ăn...Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng cân nặng, suy dinh dưỡng chiều cao ... Từ đó phối kết hợp với ban giám hiệu, phụ huynh và y tế để giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng. Hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với cơ thể trẻ nên tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm và áp dụng cho năm học 2020- 2021.
docx 22 trang thuydung 26/06/2024 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong Trường Mầm non Đồng Tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong Trường Mầm non Đồng Tâm

SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong Trường Mầm non Đồng Tâm
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
 ĐƠN YÊU CẦU
 CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ.
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh yên.
 ( Cơ quan thường trực: Phòng kinh tế thành phố Vĩnh Yên)
 Tên tôi là: Trần Thị Nga.
 Chức vụ: Giáo viên.
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Đồng Tâm.
 Điện thoại: 0385930776.
 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh Yên 
xem xét và công nhận sáng kiến cấp thành phố như sau: 
 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi giảm tỷ lệ 
 suy dinh dưỡng trong trường mầm non.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển thể chất ( dinh dưỡng).
 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
 Tháng 9 năm 2020.
 4. Nội dung cơ bản của sáng kiến: 
 4.1. Nội dung của sáng kiến: Hiểu được tầm quan trọng của phát triển thể 
 chất đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cần thiết đối với trẻ 24- 36 tháng và nâng 
 cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ 
 từ đó để tìm và áp dụng các giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi giảm 
 tỷ lệ suy dinh dưỡng trong trường mầm non.
 4.1.1. Tuyên truyền tới phụ huynh về chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở độ 
tuổi nhà trẻ.
 4.1.2. Tham mưu với nhà trường để xây dựng thực đơn cho trẻ.
 4.1.3. Phối kết hợp với nhà trường, với y tế và phụ huynh để giảm tỷ lệ 
SDD cho trẻ.
 4.1.4. Thông qua các hoạt động giúp trẻ biết giữ gìn sức khỏe và giáo dục 
dinh dưỡng cho trẻ.
 4.1.5. Bồi dưỡng kiến thức nuôi dưỡng trẻ theo khoa học
 5. Điều kiện áp dụng: 
 Đảm bảo cơ sở vật chất. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, 
 không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách 
 nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Đồng Tâm, ngày ... tháng .... năm 2021 Đồng Tâm, ngày ... tháng .... năm 2021
 Xác nhận của lãnh đạo nhà trường Người nộp đơn
 Lương Thị Đào Trần Thị Nga BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 Trường Mầm Non Đồng Tâm là một trường công lập nằm trên địa bàn 
Phường Đồng Tâm thuộc Thành Phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc, với mật độ dân cư 
đông và diện tích rộng do vậy trẻ ở độ tuổi Mầm Non đông, là một trường đã đạt 
chuẩn quốc gia mức độ một.
 Bản thân cũng là một cô giáo mầm non đã qua lớp đào tạo đại học sư phạm 
mầm non với lòng yêu nghề mến trẻ sự tâm huyết với nghề. Trong xu hướng phát 
triển của đất nước cùng với sự phát triển của nghành Giáo dục tôi luôn cố gắng 
học hỏi bạn bè đồng nghiệp cùng với sự tìm tòi tham khảo những phương pháp 
dạy trẻ một cách đầy hứng thú giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức được tốt nhất. 
 Năm học 2020- 2021 Tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công chăm 
sóc nuôi dưỡng và giáo dục các trẻ từ 24-36 tháng, trẻ cùng trong độ tuổi nên việc 
nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ cũng được thuận lợi. Tuy vậy, hầu hết đây là 
năm đầu tiên trẻ ra lớp nên khi tham gia vào các hoạt động trẻ còn e dè, hay trẻ 
cũng gặp một số vấn đề khi tham gia các bữa ăn cùng các bạn tại lớp.... Đồng 
thời đa số trẻ là con em nông thôn, cha mẹ lại làm nông nghiệp nên chưa hiểu hết 
các chất dinh dưỡng “Cần và đủ” cho cơ thể trẻ. Một số phụ huynh còn hiểu sai 
việc cung cấp các các chất cho trẻ nhất là trẻ lứa tuổi nhà trẻ, hay phụ huynh còn 
thắc mắc “Tại sao con mình lớn hơn các bạn nhưng vẫn suy dinh dưỡng? hay 
con mình ăn rất tốt nhưng vẫn bị thiếu cân? Tại sao con mình mũm mĩn những 
vẫn thấp còi? ...” 
 Là một người giáo viên mầm non không chỉ giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn 
trong giao tiếp, có nhận thức mà còn phải nắm vững các nội dung giáo dục dinh 
dưỡng như: Nhu cầu dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm 
hay nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, trẻ sợ ăn...Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy 
dinh dưỡng cân nặng, suy dinh dưỡng chiều cao ... Từ đó phối kết hợp với ban 
giám hiệu, phụ huynh và y tế để giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng. Hiểu được tầm 
quan trọng của dinh dưỡng đối với cơ thể trẻ nên tôi đã chọn đề tài “Một số giải 
pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong trường mầm 
non” làm sáng kiến kinh nghiệm và áp dụng cho năm học 2020- 2021.
 2. Tên sáng kiến: trưởng thành ảnh hưởng tầm vóc nòi giống dân tộc. Phòng chống suy dinh dưỡng 
ở trẻ là trách nhiệm của mỗi bậc cha mẹ, mỗi gia đình và toàn xã hội. Chính vì 
vậy chúng ta cần biết được nguyên nhân, các dấu hiệu của suy dinh dưỡng và các 
hậu quả để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ:
 Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng:
 Trẻ bị suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết 
làm ảnh huởng quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của trẻ.
 Trẻ bị suy dinh dưỡng thường gặp từ giai đoạn bào thai, những năm đầu đời 
cũng như cả thời thơ ấu. Nguyên nhân có nhiều, tuy nhiên phần lớn liên quan kiến 
thức dinh dưỡng, thiếu sữa mẹ, cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn không cân 
đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh...
 Dấu hiệu dễ nhận biết ở trẻ Suy dinh dưỡng, thấp còi là: Chậm phát triển 
về chiều cao và cân nặng; kén ăn và hay bị rối loạn tiêu hóa; lười vận động và hay 
mệt mỏi; dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp..)
 Hậu quả khi trẻ Suy dinh dưỡng, thấp còi:
 Nguy cơ béo phì sau giai đoạn suy dinh dưỡng do thấp chiều cao.
 Khả năng làm việc, lao động kém hơn khi trưởng thành.
 Dễ trở thành người phụ nữ thấp bé/trẻ gái suy dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ 
sinh con suy dinh dưỡng.
 Cho nên chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em thì các bậc phụ huynh cần 
hiểu rõ các nguyên nhân, dấu hiệu và hậu quả của suy dinh dưỡng để giảm tỷ lệ 
suy dinh dưỡng cho trẻ. Cho nên rất cần có sự quan tâm, và thực hiện tốt công tác 
phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giúp trẻ giảm tỷ lệ suy dinh 
dưỡng trong trường mầm non. Hiểu được tầm quan trọng về sự phát triển của trẻ 
nên tôi đã tìm hiểu nghiên cứu và áp dụng những giải pháp như sau: 
 7.1.1. Tuyên truyền tới phụ huynh về chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở độ 
tuổi nhà trẻ.
 Đối với các trường học, công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là 
một nhiệm vụ thiết thực, đó là tiền đề tạo sự liên kết và thống nhất giữa nhà trường 
và phụ huynh, nhất là đối với các trường mầm non thì đây là nhiệm vụ rất quan 
trọng. Vì đây là hoạt động giúp phụ huynh hiểu rõ về nội dung, phương pháp, 
cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình. 
Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, 
phổ biến những kiến thức khoa học về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho các Trong đó giám hiệu nhà trường và giáo viên cần thực hiện tốt các nội dung: 
Xây dựng và thực hiện các hoạt động cho trẻ tham gia vận động phù hợp, rèn trẻ 
có thói quen nề nếp vệ sinh, tổ chức cho trẻ ăn, ngủ phù hợp...Trong các nội dung 
đó thì tổ chức cho trẻ ăn là rất quan trọng vì để trẻ tham gia các hoạt động hàng 
ngày thì cơ thể trẻ phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như lượng 
chất cho cơ thể. Đối với trẻ nhà trẻ thì số bữa ăn của trẻ ở trường là hai bữa chính 
và một bữa phụ. Đối với trẻ 24- 36 tháng cần đảm bảo trẻ được cung cấp phù hợp: 
 Năng lượng phân phối cho các bữa ăn:
 Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày.
 Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày.
 Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.
 Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
 Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
 Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 30% - 40% năng lượng khẩu phần
 Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 47% - 50% năng lượng khẩu phần.
 Nước uống: khoảng 0,8 lít – 1,6 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).
 Hiểu được nhu cầu của trẻ trong ngày khi ở trường nên tôi luôn chú trọng 
đến các bữa ăn của trẻ, cơ thể trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì 
trẻ phải ăn hết suất của mình, muốn vậy các món ăn phải ngon miệng đồng thời 
trẻ luôn vui vẻ và hào hứng khi ăn. Nhưng không phải trẻ nào cũng ăn hết suất và 
hào hứng khi ăn nên tôi có tìm hiểu qua sách, báo, Internet và tham gia các buổi 
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác chăm sóc giáo dục trẻ do phòng 
giáo dục và trường tổ chức, đồng thời học hỏi thêm những kinh nghiệm của bạn 
bè đồng nghiệp. Luôn đề cao vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác chăm 
sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
 Nắm vững nhu cầu dinh dưỡng đối với trẻ ở các lứa tuổi khác nhau.
 Biết tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ khi ăn, không quát mắng dọa trẻ mà luôn 
khen gợi động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất.
 Nắm vững những kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời 
giúp trẻ hiểu và hướng dẫn trẻ thực hiện một số yêu cầu đơn giản....
 Thường xuyên trao đổi với phụ huynh và theo dõi biểu đồ tăng trưởng của 
trẻ để có hướng giúp trẻ phát triển tốt nhất.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_giup_tre_nha_tre_24_36_thang_tuoi_giam.docx