SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc trong năm học 2019-2020
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non. Đặc biệt âm nhạc là một loại hình nghệ thuật vô cùng bổ ích đối với trẻ, những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà, sâu lắng như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Chính âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Âm nhạc có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ, không có gì có thể đánh thức tình cảm con người bằng âm nhạc. Âm nhạc chân chính có giá trị nghệ thuật cảm hóa mọi người cùng hướng tới cái đẹp. Mỗi hình ảnh, mỗi lời ca trong từng câu hát đã nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ những nhận thức về cái đẹp. Từ nhận thức cái đẹp một cách khách quan đi vào chiều s âu nội tâm của trẻ, từ yêu cái đẹp trẻ sẽ biết diễn tả tình cảm của mình thông qua bài hát trẻ hát hoặc nghe bài hát do bạn, do cô giáo hát, đây cũng là điều kiện quan trọng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ khi được tham gia hoạt động âm nhạc. Trẻ 24 - 36 tháng tuổi khả năng phát triển ngôn ngữ, tai nghe rất tốt, đặc biệt là ngôn ngữ nói, trẻ có khả năng hát theo nhạc một cách tự nhiên. Tuy nhiên cảm xúc và hứng thú âm nhạc của trẻ chưa ổn định dễ dàng mất đi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc tai trường mầm non? Từ suy nghĩ này tôi đã mạnh dạn chọn cho mình đề tài: “Một số giải pháp giúp trẻ 2436 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc trong năm học 2019- 2020”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc trong năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc trong năm học 2019-2020
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc trong năm học 2019 - 2020”. I. Lý do chọn đề tài: Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, từ khi cất tiếng khóc chào đời trẻ đã được nghe câu hát ầu ơ của mẹ, khi trẻ đến trường, âm nhạc như món ăn tinh thần không thể thiếu, để giúp trẻ hình thành tình cảm thẩm mỹ sau này đến tác phẩm nghệ thuật đối với cuộc sống xung quanh. Âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non. Đặc biệt âm nhạc là một loại hình nghệ thuật vô cùng bổ ích đối với trẻ, những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà, sâu lắng như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Chính âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Âm nhạc có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ, không có gì có thể đánh thức tình cảm con người bằng âm nhạc. Âm nhạc chân chính có giá trị nghệ thuật cảm hóa mọi người cùng hướng tới cái đẹp. Mỗi hình ảnh, mỗi lời ca trong từng câu hát đã nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ những nhận thức về cái đẹp. Từ nhận thức cái đẹp một cách khách quan đi vào chiều s âu nội tâm của trẻ, từ yêu cái đẹp trẻ sẽ biết diễn tả tình cảm của mình thông qua bài hát trẻ hát hoặc nghe bài hát do bạn, do cô giáo hát, đây cũng là điều kiện quan trọng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ khi được tham gia hoạt động âm nhạc. Trẻ 24 - 36 tháng tuổi khả năng phát triển ngôn ngữ, tai nghe rất tốt, đặc biệt là ngôn ngữ nói, trẻ có khả năng hát theo nhạc một cách tự nhiên. Tuy nhiên cảm xúc và hứng thú âm nhạc của trẻ chưa ổn định dễ dàng mất đi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc tai trường mầm non? Từ suy nghĩ này tôi đã mạnh dạn chọn cho mình đề tài: “Một số giải pháp giúp trẻ 2436 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc trong năm học 2019- 2020”. II. Mục đích, phạm vi, đối tượng và phương pháp: l.Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu “Một số giải pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc trong năm học 2019 - 2020”. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức HĐH giáo dục âm nhạc cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại trường MN Hướng Dương. 2 Phạm vi nghiên cứu: Quy mô: việc tổ chức HĐH âm nhạc cho trẻ 24-36 tháng tuổi. Không gian: lớp trẻ 24-36 tháng tuổi, Trường Mầm non Hướng Dương TP Đông Hà . 3 Đối tượng nghiên cứu: Là một giáo viên mầm non, đối với tôi việc khảo sát chất lượng đầu năm là một việc làm không thể thiếu được. Qua việc khảo sát đầu năm, tôi đã nắm được tình hình thực tế của lớp, nắm được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, nắm được điểm mạnh, điểm yếu của trẻ về mặt ngôn ngữ để từ đó có kế hoạch giúp trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ như: Cách phát âm, cách diễn đạt câu đơn giản. Đối với một số trường hợp đặc biệt, tôi đã tìm hiểu, phân tích nguyên nhân để tìm ra một số giải pháp nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt hơn. Mặc khác, trong suốt quá trình tổ chức hoạt động học tập, vui chơi cho trẻ, tôi cũng thường xuyên chú ý nắm bắt những biến động, những tiến bộ của trẻ để không ngừng nỗ lực giúp trẻ hoàn thiện và phát huy năng lực ngôn ngữ thông qua dạy hát cho trẻ. Những cung bậc thăng trầm của các giai điệu vui nhộn hay những làn diệu dân ca mượt mà sâu lắng lòng người cũng mang đến cho trẻ những cảm xúc là tiếng nói riêng của trẻ. Đây cũng là một trong những yếu tố được tôi đưa vào hoạt động khảo sát chất lượng trẻ trong lớp qua mỗi chủ đề. * Giải pháp 2: Lập kế hoạch các hoạt động Giáo dục âm nhạc phù hợp với tình hình thực tế ở lớp: Xuất phát từ thực tiễn của lớp, việc giúp trẻ làm quen với những bài hát vui tươi, trong sáng cần phải tiến hành song song với việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động phù hợp với tình hình thực tại, bám sát đặc trưng của trẻ độ trẻ 24-36 tháng tuổi và những nổi bật về khả năng phát âm, năng lực diễn đạt, biểu lộ cảm xúc khi hát, vận động của trẻ. Cụ thể là: - Thiết kế những bài hát có thể là sưu tầm hoạt sáng tác theo các chủ đề xuất phát từ trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Theo đó, mối quan hệ giữa trẻ với con người, với môi trường xã hội và thế giới xung quanh được mở rộng dần. Ở từng chủ đề mục tiêu và nội dung đều được xác định rõ trên cơ sở những tiêu chí sau: + Bám sát chương trình giáo dục mầm non. + Dựa vào tâm sinh lý của độ tuổi + Dựa vào tình hình thực tế của lớp, khả năng nhận thức theo mức độ của trẻ để linh hoạt trong việc xác định lựa chọn nội dung hoặc tham khảo tài liệu để định hướng mục đích, đặt ra yêu cầu phù hợp với nhận thức của trẻ. - Trong quá trình lập kế hoạch tôi luôn đặt ra yếu tố phải tiến hành đánh giá quá trình hoạt động của trẻ khi tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc và luôn chú trọng yếu tố tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động. - Khi đưa nội dung vào kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc, tôi phải linh hoạt lựa chọn nội dung bài hát, vận động, nghe nhạc, tổ chức biểu diễn văn nghệ dưới nhiều hình thức và trong ngày hội, ngày lễ.. .phù hợp với thực tế của lớp. Chẳng hạn với bài: “Cháu đi Mẫu giáo” của Phạm Thanh Hưng để trẻ hiểu, nhớ và hát những lời của bài hát nhằm nhắc nhở trẻ đã đi mẫu giáo không được khóc nhè, từ những câu từ đơn giản cho đến phức tạp thì bản thân tôi đã phân tích sao cho ngắn gọn dễ hiểu để trẻ có thể hát và nhớ giai điệu cũng như lời bài hát một cách dễ dàng, các hình ảnh phân tích đều được lấy từ hoạt động hàng ngày của trẻ. - Bên cạnh việc thiết kế nội dung hoạt động, trong kế hoạch tổ chức, tôi luôn đặc biệt chú ý phát huy tính tích cực của trẻ, động viên những trẻ còn rụt rè, chưa mạnh dạn bằng những yêu cầu cụ thể. + Ví dụ: Yêu cầu trẻ hát cho bạn và cô giáo nghe, trẻ cùng hát với nhóm bạn gái, bạn trai. Do vậy, chất lượng và năng lực cảm thụ âm nhạc của trẻ đã có những chuyển biến rõ rệt. - Để lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi luôn đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo phương pháp dạy học. Mỗi giờ hoạt động âm nhạc đều có phần trọng tâm chủ yếu nên tôi luôn chú ý làm nổi bật nội dung chính, tránh sự mất cân đối làm cho tiết học tẻ nhạt, không cuốn hút trẻ. Như trong tiết dạy hát tôi rất linh hoạt, không cứng nhắc theo một khuôn mẫu gò bó, vừa kết hợp phương pháp truyền thống, vừa sáng tạo để “làm mới” mỗi hoạt động giáo dục. - Giúp trẻ thể hiện lại nội dung bài hát một cách trọn vẹn tôi đã động viên, khuyến khích để trẻ hát lại bài hát một cách tự nhiên miễn sao trẻ nắm được giai điệu, hát thuộc lời...Chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai cho trẻ. - Tôi luôn khuyến khích trẻ hát đúng, rõ lời bài hát, không rụt rè, không đứt quảng, cố gắng hát đúng với lời bài hát. Tôi động viên trẻ bằng cách hát mẫu, nhiều lần chỗ sai rồi cho trẻ hát lại theo cô, hát theo tiếng đàn. (Tôi xác định rằng việc dạy hát cho trẻ không phải là luyện cho trẻ hát thật đúng, thật hay bài hát mà cái chính là bước đầu cho trẻ tiếp cận với giai điệu, hình ảnh của bài hát. Từ đó trẻ sẽ yêu thích và sẽ tích cực tham gia bài hát.)- Đoạn này không đúng mục đích là dùng âm nhạc để phát triển ngôn ngữ. Trẻ tham gia hát cùng nhau. - Để giúp trẻ hát lại bài hát được tốt đồng thời cảm nhận giai điệu của bài hát một cách sâu sắc thì bản thân tôi đã chú ý đến cách truyền đạt làm sao cho trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát và phát huy tốt khă năng tư duy của trẻ. Bên cạnh đó tôi còn giải thích một số từ, cụm từ khó để trẻ hiểu nội dung bài hát cụ thể, rõ ràng hơn. Hình thức giải thích từ khó bằng lời kết hợp với minh họa cụ thể đó cũng là một trong những yếu tố giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. b) . Dạy cho trẻ vận động: - Vận động theo nhạc là một loại hình nghệ thuật cũng nhằm hình thành và phát triển ngôn ngữ. Những hình ảnh minh họa là ngôn ngữ hình thể được trẻ ghi nhớ và cảm nhận một cách sâu sắc thông qua vận động. Tổ chức cho trẻ vận động thì trẻ tham gia một cách hào hứng, sôi nổi, đặc biệt trẻ tập trung chú ý rất cao khi có các động tác minh họa từ đó trẻ hiểu, thuộc bài hát và hát thuộc lời. Khi cho trẻ vận động theo nhạc tôi cũng luôn quan sát, chú ý thái độ của trẻ, hướng trẻ vào bài hát, cùng trẻ vận động. Nếu trẻ miễn cưỡng không muốn hoạt động tôi chuyển sang hình thức khác, tạo sự lôi cuốn, chú ý ở trẻ, kích thích trẻ hứng thú hoạt động. Để trẻ vận động
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giup_tre_nha_tre_24_36_thang_phat_trie.docx
- SKKN Một số giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động giáo dục.pdf