SKKN Một số giải pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Hoàng Văn Thụ
Trong những năm gần đây, giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt là giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non, đặc biệt là đối với trẻ tuổi 24-36 tháng tuổi đã nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Tất cả các bậc làm cha, mẹ khi sinh con ra đều mong muốn con mình được khỏe mạnh, được chăm sóc, giáo dục trong môi trường tốt nhất, dành mọi điều kiện tốt nhất cho con học tập và phát triển nhân cách, hình thành những thói quen tốt đặt nền móng cho con mình trưởng thành, thành công trong cuộc sống sau này. Nhưng mấy ai hiểu được rằng giáo dục con trẻ cần phải được thực hiện ngay từ khi còn nhỏ, từ những việc tưởng chừng như rất đơn giản và đòi hỏi người lớn cần kiên trì, nhẫn nại, bao dung với những lúc trẻ làm sai, làm hỏng.
Hòa mình với guồng quay của công việc, của đời sống xã hội hiện đại nhiều phụ huynh tiết kiệm thời gian và nuông chiều con bằng cách, làm giúp trẻ tất cả mọi việc như: đi giày, dép cho con; bón cho con ăn; cất dọn đồ chơi cho con...Dần dần các bậc cha mẹ đã hình thành cho con trẻ những thói quen ỷ lại vào người lớn, thiếu tính tự lập, thiếu tự tin vào bản thân mình.Việc tạo thói quen tự phục vụ cho trẻ đã được nhiều đơn vị giáo dục quan tâm. Đã có nhiều giáo viên đã áp dụng một số giải pháp nhằm mục đích Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Hoàng Văn Thụ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Năm 2022 Kính gửi: Hội đồng Chuyên môn trường mầm non Hoàng Văn Thụ Họ và tên: Mai Thị Yến Ngày, tháng, năm sinh: 18/11/1988 Chức vụ: Tổ trưởng Chuyên môn tổ Nhà trẻ Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoàng Văn Thụ. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non Hoàng Văn Thụ” Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động giáo dục trẻ Mầm non 1. Đồng tác giả: Họ và tên: Trần Cẩm Nhung Ngày, tháng, năm sinh: 18/12/1993 Chức vụ: Tổ phó Chuyên môn tổ Nhà trẻ Đơn vị công tác Trường mầm non Hoàng Văn Thụ. Điện thoại: DĐ: 0766367979 2. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Hoàng Văn Thụ Địa chỉ: 83 Đinh Tiên Hoàng – Hồng Bàng – Hải Phòng I.Mô tả giải pháp đã biết: - Rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non Ngọc Liệp – Quốc Oai – Hà Nội. - Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại lớp 2 tuổi D1 Trường Mầm non Bản Ngoại. - Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tác giả Chu Thị Dung - Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống nhằm hình thành thói quen tự lập cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tạo lớp E1, trường mầm non Thiệu Thành, Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Tác giả Ngô Thị Quyên. - Đề tài“Một số giải pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non Hoàng Văn Thụ”là một giải pháp sáng tạo của chúng tôi đã được áp dụng từ tháng 9/2022. - Khi áp dụng đề tài này, chúng tôi sáng tạo thêm hình thức xây dựng môi trường giáo dục có nhiều góc trải nghiệm, thực hành để trẻ được thoải mái lựa chọn đồ chơi, kích thích trẻ tích cực khám phá tạo cơ hội cho trẻ được rèn luyện, củng cố các vận động tinh để áp dụng vào các kĩ năng tự phục vụ. - Ngoài ra, chúng tôi tích hợp các bài thơ ngắn, góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ tạo tiền đề cho việc thể hiện nhu cầu của bản thân trẻ bằng lời nói. Qua việc luyện tập các kỹ năng tự phục vụ các kỹ năng khác cũng dần được hình thành và phát triển như: kỹ năng phối hợp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết các vấn đề...Như vậy có thể khẳng định rằng giáo dục kỹ năng tự phục vụ góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. 3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp a. Hiệu quả kinh tế: Sau khi áp dụng các giải pháp của đề tài chúng tôi thấy không tốn kém chi phí, không mất nhiều tiền đầu tư bởi vì mọi hình ảnh các con hoạt động ở lớp được chụp lại bằng điện thoại và gửi online cho phụ huynh qua nhóm Zalo của lớp, không cần in ảnh ra từng tấm để cho phụ huynh xem tiết kiệm giấy mực, các bài giảng, trò chơi, bài thơ do cô giáo tự thiết kế hoặc tìm trên kho học liệu miễn phí của thành phố nên không mất tiền mua. Hầu hết đồ dùng đồ chơi của trẻ được tái chế lại từ các nguyên vật liệu đa dạng phong phú mà phụ huynh ủng hộ, không tốn kém chi phí. Tiết kiệm thời gian cho mọi gia đình vì trẻ có kĩ năng tự phục vụ cha mẹ mới yên tâm công tác và làm việc. b. Hiệu quả về mặt xã hội: - Giáo viên lựa chọn đúng những kỹ năng tự phục vụ phù hợp với trẻ. - Tạo mối quan hệ thân thiết gần gũi giữa cô và trẻ, tạo sự đoàn kết giữa các giáo viên trong lớp với nhau, nâng cao tinh thần hợp tác, phối hợp. - Trình độ chuyên môn của mỗi giáo viên được trau dồi, phát triển tích cực hơn. Quan trọng hơn cả là tạo được niềm tin đối với phụ huynh. - Giúp trẻ tự tin hơn, dễ hòa nhập hơn khi đến với môi trường mới. Trẻ được thỏa mãn nhu cầu tự lập, tự mình làm mọi thứ cho bản thân. - Trẻ nhận biết được kí hiệu đồ dùng cá nhân của bản thân. - Trẻ biết phối hợp cùng cô để thực hiện kỹ năng, biết giúp đỡ những bạn chưa biết. Biết thể hiện nhu cầu của bản thân với cô giáo. c. Giá trị làm lợi khác: BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24- 36 tháng tuổi tại trường mầm non Hoàng Văn Thụ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Giáo dục TC-KNXH 3. Tác giả: Họ và tên: Mai Thị Yến Ngày, tháng, năm sinh: 18/11/1988 Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng Chuyên môn tổ Nhà trẻ - Trường mầm non Hoàng Văn Thụ. Điện thoại: 0931581188 4. Đồng tác giả: Họ và tên: Trần Cẩm Nhung Ngày, tháng, năm sinh: 18/12/1993 Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ phó Chuyên môn tổ Nhà trẻ - Trường mầm non Hoàng Văn Thụ. Điện thoại: 0766367979 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Hoàng Văn Thụ Địa chỉ: 83 Đinh Tiên Hoàng – Hồng Bàng – Hải Phòng II. Mô tả giải pháp đã biết: Trong những năm gần đây, giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt là giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non, đặc biệt là đối với trẻ tuổi 24-36 tháng tuổi đã nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Tất cả các bậc làm cha, mẹ khi sinh con ra đều mong muốn con mình được khỏe mạnh, được chăm sóc, giáo dục trong môi trường tốt nhất, dành mọi điều kiện tốt nhất cho con học tập và phát triển nhân cách, hình thành những thói quen tốt đặt nền móng cho con mình trưởng thành, thành công trong cuộc sống sau này. Nhưng mấy ai hiểu được rằng giáo dục con trẻ cần phải được thực hiện ngay từ khi còn nhỏ, từ những việc tưởng chừng như rất đơn giản và đòi hỏi người lớn cần kiên trì, nhẫn nại, bao dung với những lúc trẻ làm sai, làm hỏng. Hòa mìnhvới guồng quay của công việc, của đời sống xã hội hiện đại nhiều phụ huynh tiết kiệm thời gian và nuông chiều con bằng cách, làm giúp trẻ tất cả mọi việc như: đi giày, dép cho con; bón cho con ăn; cất dọn đồ chơi cho con...Dần dần các bậc cha mẹ đã hình thành cho con trẻ những thói quen ỷ lại vào người lớn, thiếu tính tự lập, thiếu tự tin vào bản thân mình. định 6 Đi vệ sinh đúng nơi quy định 10/42 23% Tập nói với cô giáo khi có nhu cầu: uống 7 12/42 28% nước, đi vệ sinh... Trước kết quả khảo sát trên, đồng thời tìm hiểu các sáng kiến cùng nội dung của các đồng nghiệp khác, chúng tôi đã đặt ra giải pháp “Một số giải pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non Hoàng Văn Thụ”nhằm giúp trẻ giúp trẻ hình thành thói quen tốt, nâng cao tính tự giác, đồng thời phát triển tính nhanh nhẹn, mạnh dạn cho trẻ. III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến 1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến Giải pháp 1: Lựa chọn và xây dựng mục tiêu các kỹ năng tự phục vụ phù hợp với trẻ 24-36 tháng tại lớp phụ trách. Trẻ ở độ tuổi này còn nhỏ, các bộ phận trên cơ thể vẫn đang tiếp túc được phát triển hoàn thiện hơn. Do vậy, các kĩ năng vận động của trẻ còn rất đơn giản và lóng ngóng. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu có mong muốn được tự mình làm những việc mà trẻ thích, trẻ thấy tò mò và muốn khám phá. Do vậy, trẻ cũng rất dễ có thể tự gây thương tích cho bản thân nếu như tự mình làm một việc gì đó mà không có sự giúp đỡ của người lớn. Trước đặc điểm tâm lý lứa tuổi đó, việc đầu tiên quan trọng để có thể giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ, giáo viên cần phải lựa chọn hành động và xây dựng các mục tiêu phù hợp với khả năng của trẻ. Những nội dung chúng tôi đã lựa chọn để giáo dục trẻ: - Xếp hàng rửa mặt, rửa tay: Trẻ biết xếp hàng theo sự hướng dẫn của cô. Cuối năm trẻ biết 1 số thao tác rửa mặt, rửa tay đơn giản. Việc xếp hàng không phải là việc khó đối với trẻ, bởi nó không đòi hỏi trẻ phải thực hiện các kĩ năng quá phức tạp và đòi hỏi phải có kĩ thuật cao mới làm được. Hoạt động này yêu cầu trẻ biết được việc mình sẽ phải thực hiện nhiệm vụ của mình theo thứ tự, khi đến lượt. Điều quan trọng là hình thành cho trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân bản thân. Giáo dục hành vi này ngay từ lứa tuổi nhỏ cũng sẽ góp phần cho việc tạo nên thói quen và hình thành người công dân văn minh, lịch sự sau này. - Tự cầm cốc uống nước, uống sữa: Trẻ biết tự cầm cốc bằng 2 tay để uống mà không cần sử dụng ống hút, không làm đổ nước, sữa khi uống. Đối với trẻ 24-36 tháng, nhu cầu uống sữa, uống nước là rất lớn. Một ngày trẻ có thể liên tục đòi uống sữa và uống nước và bắt đầu thích được tự cầm ca/cốc để tự uống. Chúng tôi đã lựa chọn nội dung này để đưa vào hướng dẫn trẻ cách cầm ca/cốc như thế nào để không bị đổ nước/sữa ra ngoài, làm thế nào để có thể uống được bằng ca/cốc mà không bị tràn ra miệng của trẻ gây mất vệ sinh
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_ki_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_24.docx