SKKN Một số biện pháp xây dựng trường, lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non Tản Hồng

“Lớp học hạnh phúc là gì”? Đó là nơi khiến cả cô giáo và học sinh muốn đến.Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Lớp học hạnh phúc là nơi chứa đầy tình yêu thương và tôn trọng, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến trẻ có cảm giác muốn đến, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê.

Vậy với trẻ hạnh phúc là gì? Là nơi trẻ vui vẻ, tự tin, năng động, hứng thú mỗi khi đến lớp. Là nơi trẻ được là “trung tâm”, trẻ được yêu thương, hạnh phúc. Là nơi trẻ có tâm lý tích cực, dễ dàng tiếp thu kiến thức, hợp tác với cô giáo và các bạn. Trẻ hòa đồng, yêu thương bạn bè. Trẻ tự do sáng tạo, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân. Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sáng tạo và thực hiện đam mê của mình. Trẻ được hạnh phúc trong môi trường gia đình và trẻ cũng cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội và môi trường xã hội của trẻ chính là trường học, lớp học.

docx 21 trang thuydung 07/08/2024 2562
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng trường, lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non Tản Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng trường, lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non Tản Hồng

SKKN Một số biện pháp xây dựng trường, lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non Tản Hồng
 “Trường học hạnh phúc là gì”? Chúng ta có thể hiểu trường học hạnh phúc là 
nơi không có bạo lực học đường. Không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không 
có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm thân thể của nhà giáo và học sinh. “ Trường 
học hạnh phúc” là nơi giáo viên và học sinh cảm thông, chia sẻ, yêu thương nhau. 
Nơi đó là mái nhà chung mà hàng ngày giáo viên và các con học sinh được gặp nhau 
là hạnh phúc là vui vẻ là chia sẻ.
 “Lớp học hạnh phúc là gì”? Đó là nơi khiến cả cô giáo và học sinh muốn 
đến.“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Lớp học hạnh phúc là nơi chứa đầy 
tình yêu thương và tôn trọng, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm 
lí thoải mái khi trẻ đến lớp. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến trẻ có cảm giác muốn 
đến, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học 
hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng 
để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. 
 Vậy với trẻ hạnh phúc là gì? Là nơi trẻ vui vẻ, tự tin, năng động, hứng thú mỗi 
khi đến lớp. Là nơi trẻ được là “trung tâm”, trẻ được yêu thương, hạnh phúc. Là nơi 
trẻ có tâm lý tích cực, dễ dàng tiếp thu kiến thức, hợp tác với cô giáo và các bạn. Trẻ hoà 
đồng, yêu thương bạn bè. Trẻ tự do sáng tạo, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân. 
Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sáng tạo và thực 
hiện đam mê của mình. Trẻ được hạnh phúc trong môi trường gia đình và trẻ cũng 
cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội và môi trường xã hội của trẻ chính là 
trường học, lớp học. 
2.1. Cơ sở thực tiễn:
 Vì sao lại gọi là lớp học hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc nó khác lớp học truyền 
thống ở chỗ nào. Đó là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh quan tâm. Như chúng ta hiểu 
một cách đơn giản nhất đó là lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ, không dập khuân 
trẻ, ở đây giáo viên là người định hướng cho trẻ để trẻ được thỏa sức sáng tạo, thỏa 
trí đam mê, được làm những điều mình thích nhưng phải nằm trong phạm vi cho Trẻ 24 - 36 tháng tuổi, lớp NTD1
5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
 Trẻ từ 24- 36 tháng tuổi lớp NTD1
6. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại. 
 - Phương pháp trải nghiệm thực hành.
 - Phương pháp so sánh, Phương pháp giảng giải
7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 - Từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022
B- PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Tên đề tài: “Một số biện pháp xây dựng trường, lớp học hạnh phúc cho trẻ 
24- 36 tháng ở trường mầm non.”
2. Nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài:
 Trong năm học 2019- 2020, “Trường, lớp học hạnh phúc” đã trở thành một từ 
khóa quen thuộc và quan trọng của ngành Giáo dục. Cùng với trang bị kiến thức, kỹ 
năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng được ngành Giáo dục 
hết sức chú trọng. Đầu tháng 4 năm 2019 Công đoàn giáo dục Việt Nam cùng Bộ 
giáo dục và đào tạo phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư 
phạm đạo đức nhà giáo vì một môi trường, lớp học hạnh phúc”. Thông điệp được bộ 
Giáo dục Đào tạo đưa ra là các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường đó 
là chung tay xây dựng trường học hạnh phúc với tiêu chí yêu thương, an toàn và tôn 
trọng. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên làm tốt 3 tiêu chí này thì mỗi cán bộ, giáo 
viên, nhân viên sẽ là người hạnh phúc thật sự mà không phải bị ép buộc. Đây là tiêu 
chí để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phấn đấu vì một môi trường 
học tập chỉ có thể có hạnh phúc nếu các mối quan hệ được xây dựng dựa trên yêu 
thương. Yêu thương bắt đầu từ sự thấu hiểu, chia sẻ với người khác. Yêu thương 
xuất phát từ hai phía mà không phải là sự ích kỉ, đơn phương thực hiện. - Bản thân thường được nhà trường cử đi tiếp thu chuyên đề và được tham gia 
các lớp bồi dưỡng chuyên môn về “trang trí môi trường lớp hạnh phúc lớp học lấy 
trẻ làm trung tâm và chuyên đề phát triển ngôn ngữ” do phòng Giáo Dục & Đào Tạo 
huyện Ba Vì tổ chức.
 Mặc dù có những thuận lợi cơ bản tuy nhiên trong quý trình thực hiện đề tài 
này tôi vẫn thấy còn một số khó khăn sau:
 b. Khó khăn:
 * Đối với giáo viên: 
 - Khả năng thiết kế môi trường chưa phong phú đa dạng, chưa có nhiều hình thức 
thu hút trẻ, dẫn đến việc tổ chức hoạt động lớp học hạnh phúc cho trẻ chưa gây được 
hứng thú. Hình thức tổ chức còn chưa có khoa học và lựa chọn phương pháp dạy trẻ 
dễ gây sự nhàm chán.
 * Đối với trẻ: 
 - Năm 2021- 2022 do ảnh hưởng của đại dịch covid- 19 mà trẻ chưa được đến 
lớp chính vì vậy mà ảnh hưởng rất đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
 * Đối với phụ huynh:
 - Chưa giành nhiều thời gian để lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng trẻ.
4. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
4. 1. Điều tra thực trạng trước khi thực hiện đề tài.
 - Qua khảo sát các yếu tố trên, đặc biệt là về trẻ tôi nhận thấy trẻ còn gặp khó 
khăn trong các nội dung sau:
 Tôi đã tiến hành điều tra 20 trẻ trước khi thực hiện đề tài với các tiêu chí như 
sau: 
 + Trẻ nhận biết được một số trạng thái cảm xúc như: Vui vẻ, tự tin, hạnh phúc
 + Trẻ chưa thực sự vô tư thể hiện nhiều cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của 
bản thân.
 + Trẻ ít hòa đồng, yêu thương bạn bè, cô giáo. - Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh sưu tầm đa dạng nguyên vật liệu làm 
đồ chơi sáng tạo, đồ dùng học tập cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tiễn. Tạo động 
lực và truyền cảm hứng cho trẻ.
 - Biện pháp 5: Ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến.
 - Biện pháp 6: Luôn duy trì kết nối thường xuyên với phụ huynh để truyền 
tải thông điệp yêu thương đến trẻ.
6. Biện pháp thực hiện từng phần:
6.1. Biện pháp 1: Tự học, rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, 
nghiệp vụ. Để xây dựng trường, lớp học hạnh phúc.
 Như chúng ta đã biết muốn có trường, lớp học hạnh phúc để mang đến yêu 
thương ấm áp, để phát triển trí tuệ của trẻ thì giáo viên cần phải nỗ lực rất nhiều. Nỗ 
lực ở đây là phải có năng lực, kiến thức, chuyên môn. Đặc biệt phải yêu nghề, mến 
trẻ, phải có kỹ năng ứng xử. Để làm tốt những việc này tôi luôn xác định cho mình 
phải luôn trau rồi kiến thức, kỹ năng sư phạm, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho 
bản thân để chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt có thể, vì thế tôi rất chú trọng vào việc 
nghiên cứu tài liệu, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ dưới mọi hình thức, nắm bắt 
kịp thời chỉ đạo của cấp trên để nắm được những thay đổi tích cực trong chương 
trình giáo dục mầm non. 
 Tôi cũng dành thời gian để đọc thêm sách báo, xem truyền hình chương trình 
góc sáng tạo về Giáo Dục Mầm Non để hiểu biết thêm về xây dựng môi trường lớp 
học, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục. Tìm kiếm thêm trên mạng Internet 
các chương trình Giáo Dục Mầm Non để học tập kinh nghiệm, chọn lọc có thể áp 
dụng cho lớp học của mình. Chính vì vậy bản thân tôi luôn nắm vững các kiến thức 
chuyên môn cũng như nắm bắt kịp thời những đổi mới của ngành của nhà trường.
 Lợi thế hơn tôi là tổ trưởng chính vì vậy nhà trường luôn tạo điều kiện cho tôi 
được đi tiếp thu dự và triển khai các chuyên đề mà phòng Giáo dục và đào tạo triển 
khai. Bản thân luôn luôn cố gắng tìm tòi học hỏi các trường bạn học thêm được Tạo môi trường giáo dục đa dạng, phong phú kích thích tính chủ động của trẻ. 
Căn cứ tiêu chí xây dựng môi trường, lớp học theo hướng dẫn xây dựng môi trường 
theo nguyên tắc “Lấy trẻ làm trung tâm”. Không chỉ ở môi trường trong lớp mà môi 
trường bên ngoài lớp học cũng phải hạnh phúc. Chính vì vậy mà ngoài hanh lang 
chúng tôi treo các bảng biểu có những lời yêu thương như: “Trao trẻ niềm vui mình 
sẽ nhận được gấp bội” hay “Tiếng cười rộn ngay cửa lớp”,“Thầy cô là người cầm 
tay, mở ra trí óc và chạm đến trái tim”.“Ngôi trường là nhà, cô giáo là mẹ các cháu 
là con”,“Hãy yêu thương con trẻ như chính con của mình”.
 Minh chứng kèm theo hình ảnh một số bảng biểu có những lời yêu thương.
 Ngoài ra còn có rất nhiều cây xanh được sắp xếp rất hợp lý để trẻ luôn cảm thấy 
được gần gũi. Ở môi trường trong lớp đối với lớp nhà trẻ 24- 36 tháng có 5 góc 
chính, các góc chơi được giáo viên bày biện hấp dẫn, các góc chơi có nhiều đồ dùng 
đồ chơi cho trẻ chơi và học tập. Khi sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi giáo viên cần lên 
kế hoạch thật cẩn thận để thu hút trẻ tham gia học tập. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên 
liệu phải có giá đựng ngăn nắp, dễ lấy dễ cất. Điều quan trọng đó là đồ dùng, đồ 
chơi, nguyên liệu thay đổi, bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề, hoạt động. Đồ 
dùng, đồ chơi phải đa dạng, phong phú để cho trẻ hoạt động. Các nguyên liệu gần 
gũi với trẻ và có tính mở như: 
Ví dụ: Lá cây, sỏi, cành cây, vỏ ngô, lõi ngô...
 Ngoài ra giáo viên trong lớp còn làm những đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ các 
góc chơi. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu phải sạch sẽ, an toàn, vệ sinh phù hợp với 
thể chất tâm lý của trẻ 24- 36 tháng. Một môi trường lớp học với nhiều hình ảnh bắt 
mắt và góc chơi, mở phù hợp với trẻ, để ở đó trẻ có thể lĩnh hội được kiến thức 
thông qua các góc hoạt động. Ngoài ra ở mỗi góc tôi trồng một cây xanh vào 1 chậu 
nhỏ đặt vào các góc để tạo môi trường xanh, sạch, mát cho trẻ. 
Minh chứng hình ảnh các góc chơi, đồ dùng, đồ chơi tự tạo đa dạng, phong phú, 
đẹp mắt, cho trẻ hoạt động

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_truong_lop_hoc_hanh_phuc_cho.docx