SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài học video, nhằm tạo hứng thú cho trẻ 24-36 tháng học online tại nhà

Sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung. Cùng với tình hình dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp học sinh không thể đến trường như trước đây, với phương châm “dừng đến trường nhưng không dừng việc học” bản thân tôi cũng nhận thức được trách nhiệm của mình, là giáo viên chủ nhiệm lớp nhà trẻ D2, một khối lớp được quan tâm hàng đầu bởi lẽ các con mới bước vào cấp học mần non, mới làm quen với cô giáo và các bạn do vậy việc để trẻ tập trung vào các bài dạy video còn hạn chế. Nếu cứ xây dựng video theo các hình thức thông thường thì sẽ khó có thể thu hút các con. Hơn nữa sự chú ý của trẻ 24-36 tháng còn ít do vậy năm học này tôi mạnh dạn đề xuất một số ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài dạy video giúp các con hứng thú khi học Online tại nhà cho học sinh lớp tôi. Với mong muốn giúp các con có những giờ học Online nhẹ nhàng, học bằng chơi, chơi mà học bằng những bài học quấn hút gây được hứng thú cho trẻ, dễ tiếp thu kiến thức. Chính vì những lí do nêu trên tôi lựa chọn biện pháp: “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài học video, nhằm tạo hứng thú cho trẻ 24 - 36 tháng học online tại nhà” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất giúp trẻ thật sự yêu thích các giờ học Online.

doc 19 trang thuydung 07/08/2024 710
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài học video, nhằm tạo hứng thú cho trẻ 24-36 tháng học online tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài học video, nhằm tạo hứng thú cho trẻ 24-36 tháng học online tại nhà

SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài học video, nhằm tạo hứng thú cho trẻ 24-36 tháng học online tại nhà
 2
 Tìm ra các cách sử dụng công nghệ thông tin vào các bài dạy vieo sao cho phù 
hợp với độ tuổi Nhà trẻ, giúp trẻ thích thú khi tham gia học. Giúp cho bài học đạt 
được kết quả cao. 
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Trẻ Nhà trẻ lớp D2.
 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
 Trẻ Nhà trẻ lớp D2.
 Số trẻ nghiên cứu là 19 trẻ.
 5. Phương pháp nghiên cứu: 
 Phương pháp quan sát.
 Phương pháp điều tra thực trạng.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 Phương pháp thực hành.
 Phương pháp tuyên truyền. 
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 Đề tài thực hiện và áp dụng tại trường mầm non nơi đang công tác.
 Thời gian từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022. 4
ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc thật tươi sáng, những 
hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy múa theo tiếng nhạc hiện ngay ra thu 
hút được sự chú ý, tò mò khám phá của trẻ. 
 2. Khảo sát thực trạng.
 Tại lớp Nhà trẻ D2, với sĩ số là 19 cháu trong nam 6 cháu, nữa 13 cháu.
 Giáo viên được phân công 3 cô trong đó 1 cô đạt trình độ chuẩn và 2 cô đạt 
trình độ trên chuẩn.
 2.1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện.
 Đầu năm học 2021 - 2022, tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ 
D2. Qua các buổi giao lưu kết nối, làm quyen với các con và các bậc phụ huynh tôi 
nhận thấy các bé còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin, chưa tập trung hứng thú giao 
lưu cùng cô.
 2.1.1. Thuận lợi.
 Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn giáo viên 
trong nhà trường. Ban giám hiệu hướng dẫn tổ khối xây dựng kế hoạch bài học phù 
hợp với điều kiện vừa học tập vừa phòng chống dịch Covid -19.
 Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ về chuyên môn, đã được tham gia các 
lớp bồi dưỡng về công nghệ thông tin, luôn nêu cao tinh thần học hỏi và sáng tạo.
 Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh rất quan tâm đến các con và 
luôn mong muốn được cùng với giáo viên thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ tại 
nhà. Và thật may mắn khi 100% phụ huynh trực tiếp chăm sóc trẻ đều có điện thoại 
kết nối internet.
 2.1.2. Khó khăn.
 Học sinh còn nhỏ chưa có nề nếp, giáo viên rất vất vả khi truyền đạt kiến thức 
theo chương trình mới cho các con. Nhiều trẻ còn non chưa có nhiều kỹ năng.
 2.2. Khảo sát đầu năm. 6
học, thường xuyên truy cập mạng internet để tham khảo thêm, các video, hình ảnh 
động để từ đó tự thiết kế các bài giảng theo ý tưởng của mình. 
 Để nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin và công tác giảng dạy nhất là trong 
thời điểm dịch bệnh covid như hiện nay, tôi tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do 
phòng giáo dục tổ chức như: Thiết kế truyện tranh trên phần mềm Canva, cắt ghép 
chỉnh sửa video trên phần mềm Camtasia, thiết kế các silde bài giảng sinh động hấp 
dẫn trên phần mềm Powerpoint...Ngoài ra tôi được các đồng nghiệp chia sẻ các 
khóa học về công nghệ thông tin của các thầy cô nổi tiếng về công nghệ thông tin 
như thầy Bùi Duy Phương, cô Phạm Ngọc Huệ, cô Nguyễn Thị Lan Hương và tôi 
đã tham gia để nâng cao trình độ tin học cho bản thân.
 Trong mỗi hoạt động tôi luôn sưu tầm tìm kiếm các hình ảnh, video trên mạng 
phù hợp với nội dung bài dạy. Những hình ảnh rõ ràng chân thực có màu sắc bắt 
mắt nhằm thu hút trẻ. Hoặc những hình ảnh không có trong bài dạy tôi sử dụng 
điện thoại di động, hoặc máy tính chụp lại và đưa lên kho học liệu điện tử của 
mình. 
 Ví dụ: Trong hoạt động nhận biết hình tròn, hình vuông từ kho học liệu tôi đã 
chọn những hình ảnh đẹp mắt, những hình ảnh động về hình tròn, hình vuông biết 
nhảy múa nhằm thu hút sự hứng thú của trẻ. 
 (Minh chứng 2: Hình ảnh kho học liệu)
 4.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các video giảng dạy.
 Có thể nói ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một phương pháp thể 
hiện cao tính sáng tạo về khoa học. Trước kia khi dạy trẻ bằng phương pháp truyền 
thống, giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng trực quan rồi lỉnh khỉnh mang đến 
lớp, có đồ dùng chỉ dùng được một lần rồi bỏ đi. Vào tiết dạy vừa giảng bài, giáo 
viên vừa phải ghi nhớ và sắp đặt đồ dùng để sử dụng đúng thời điểm, màu sắc 
không rõ ràng, phần nào đã làm giảm sự tập trung ở trẻ. Còn với việc ứng dụng 
công nghệ thông tin vào dạy học thì khác hẳn, trẻ được tiếp xúc vời hình ảnh sắc 
nét, video sống động bài dạy giờ đây đã thu hút trẻ hơn rất nhiều.
 Năm học 2021-2022 này vì dịch bệnh trẻ chưa thể đến trường nên việc ứng 
dụng công nghệ thông tin để tạo ra các video bài giảng kết nối phụ huynh là vô 8
 Với những bài học dạy trẻ phát triển ngôn ngữ, thay bằng thường dùng các 
hình ảnh tĩnh tôi đã sử dụng các hình ảnh động trên phần mềm Canva như trong bài 
thơ: con tôm, con voi, cá vàng bơi từ đó tôi chọn ghép với các cảnh phù hợp như 
cá đang bơi trong hồ nước, con voi đang đứng trong rừng. Khi trẻ được nhìn tận 
mắt những hình ảnh sống động như thật trẻ sẽ vô cùng thích thú từ đó giúp trẻ hiểu 
thơ và thuộc thơ rất nhanh. Hoặc tôi chọn các video có nội dung phù hợp với bài 
dạy đã sưu tầm trong kho học liệu điện tử của mình sau đó tôi cắt ghép, tách tiếng 
bằng phần mềm Camtasia để làm cho đoạn video phù hợp với từng nội dung minh 
họa cho bài thơ.
 Ví dụ: Bài thơ: “Con cá vàng” đầu tiên tôi chọn video có hình ảnh cá vàng bơi 
sau đó tôi sử dụng phần mềm Camtasia tách bỏ tiếng, cắt hoặc kéo dài đoạn video 
sao cho đoạn phim có độ dài phù hợp với bài thơ. Sau khi cắt được đoạn video theo 
ý muốn, tôi tiến hành ghi lại màn hình đoạn video vừa rồi và lồng tiếng bằng chế 
độ “Record full screen” trong phần mềm Camtasia sau đó tôi lưu và thế là tôi đã có 
một đoạn video con cá vàng đang bơi nhẹ nhàng cùng với giọng thơ của mình.
 Đối với trẻ nhà trẻ, trẻ rất thích xem phim hoạt hình nên sau khi được tham gia 
lớp tập huấn về thiết kế truyện tranh trên phầm mềm Canva tôi nhận thấy phần 
mềm này rất phù hợp với độ nhà trẻ. Trong kho thành phần của phần mềm có sẵn 
rất nhiều các hình ảnh tĩnh, động với đồ họa đẹp mắt, các hiệu ứng sinh động.
 Ngoài ra giáo viên còn có thể lồng ghép được chữ, âm thanh vào các sile, vì 
vậy mà tôi đã thực hành và vận dụng ngay vào việc thiết kế truyện tranh và phim 
hoạt hình cho trẻ lớp mình. Tôi sử dụng lồng ghép vào các vieo bài học của mình 
và đưa lên youtube chia sẻ cho các phụ huynh dạy trẻ tại nhà. 
 Ví dụ: Với câu chuyện “Thỏ con không vâng lời”.
 Đầu tiên tôi chia câu chuyện ra làm 5 cảnh khác nhau:
 Cảnh 1: Trước nhà Thỏ. Thỏ mẹ đi chợ và dặn Thỏ con ở nhà không được đi 
chơi xa
 Cảnh 2: Bươm bướm đến rủ Thỏ con đi chơi.
 Cảnh 3: Thỏ và bướm mải chơi chạy mãi vào rừng sâu. 10
hoạt hình thực hành các kỹ năng đó rồi cắt ghép, lồng tiếng rồi lồng ghép vào bài 
dạy. Với đoạn video sinh động với hình ảnh các bạn nhỏ thực hành các kỹ năng 
giúp trẻ thích thú và làm theo rất nhanh.
 Ví dụ: Ở hoạt động dạy trẻ kỹ năng đeo khẩu trang đúng cách sau khi cô thực 
hiện mẫu xong tôi lồng ghép đoạn video bạn nhỏ thực hiện các đeo khẩu trang 
đúng cách.
 Đối với hoạt động âm nhạc: Hình thức cho trẻ làm quen với âm nhạc nhằm 
cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu về âm nhạc, sự cảm thụ về giai điệu bài 
hát. Dạy trẻ kỹ năng lắng tai nghe, hát đúng giai điệu, vận động theo nhạc. Khi tôi 
gửi các bài dạy về âm nhạc trẻ đều rất thích thú hào hứng tham gia, biểu diễn, thể 
hiện mình như ca sĩ.
 Để làm được điều đó đầu tiên tôi lựa chọn các hình ảnh, thiết kế các silde thể 
hiện nội dung bài hát, chèn nhạc bài hát, cho trẻ quan sát, đàm thoại giúp trẻ hình 
tượng hóa nội dung bài hát, trẻ dễ nhớ tên bài hát, lời bài hát, nhớ giai điệu bài hát 
và hiểu nội dung bài hát đó.
 Ví dụ: Ở bài dạy hát “ Con gà trống”. Tôi lựa chọn hình ảnh con gà trống, ông 
mặt trời, ngôi nhà, cây rơm, bãi cỏ. Tôi chèn file nhạc ghi âm bài hát “Con gà 
trống” vào sile vừa cho trẻ nghe nhạc vừa cho trẻ quan sát hình ảnh.
 (Minh chứng 6: Hình ảnh dạy trẻ hát “Con gà trống”)
 Ngoài ra ở các hoạt động nghe hát tôi còn sưu tầm các video trên Youtube của 
các kênh như: Hát cùng siêu chíp, mầm chồi lá... sau đó cắt bớt và chỉnh sửa lại, để 
đổi mới các hình thức nghe hát, cho trẻ không bị nhàm chán.
 Ví dụ: Ở đề tài nghe hát “Chim vành khuyên”. Tôi chọn video “Hát cùng siêu 
chip” rồi chỉnh sửa lại độ dài ngắn của bài hát sao cho phù hợp rồi tôi cho trẻ nghe 
vào lần hai, với hình ảnh những chú gà đáng yêu đang nhảy múa và ca hát trẻ rất 
thích xem và nhảy múa theo.
 (Minh chứng 7: Hình ảnh trẻ hào hứng khi xem video âm nhạc)
 Đối với hoạt động tạo hình. Thay vì phải vẽ tranh mẫu vừa mất thời gian, tốn 
kém chi phí mà hình ảnh lại không được rõ nét, màu sắc không được tươi sáng. Tôi 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_cac_b.doc