SKKN Một số biện pháp ứng dụng CNTT trong việc hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi tại nhà
Giáo dục trong thời kỳ bình thường mới, tâm thế đón nhận những thứ mới không phải là dễ dàng, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi nhỏ, càng nhỏ thì cần đa dạng hóa những hoạt động và nắm bắt được tâm lý phù hợp của trẻ, để từ đó có thế thiết kế những chương trình phù hợp. Các hoạt động cho trẻ mầm non cần phải có đa dạng hoạt động: tìm hiểu thế giới xung quanh, các con vật, thiên nhiên, gọi tên các cảm xúc, hình thái, gương mặt, các hoạt động kể chuyện, để trẻ chưa kịp chán hoạt động này đã có các hoạt động khác.
Trước một năm học nhiều thách thức, chuyển đổi và thích ứng trở thành yêu cầu và “mệnh lệnh” đối với toàn ngành Giáo dục. Lường trước những khó khăn của Ngành trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, đối với mỗi cấp học đều có những giải pháp thích ứng riêng. Trong đó với cấp học mầm non cần phải tăng cường phối hợp với gia đình học sinh, có biện pháp thiết thực hỗ trợ phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp ứng dụng CNTT trong việc hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi tại nhà
2|18 động. Để thích ứng với diễn biến của dịch bệnh, trẻ có thể phải nghỉ học trong thời gian dài, trẻ ngừng đến trường nhưng không ngừng học. Chính vì lí do trên tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng CNTT trong việc hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại nhà” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích để tôi chọn đề tài này là nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục cho trẻ trong thời gian nghỉ ở nhà để phòng chống dịch, đến toàn bộ 100% giáo viên trong nhà trường. Nhằm giúp cho trẻ tiếp cận với cái mới, phát triển toàn diện trẻ, thực hiện tốt mục tiêu “Thích ứng an toàn, ngừng đến trường nhưng không ngừng học”. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi. 2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi trường mầm non nơi tôi đang công tác. 3. Thời gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành trong một năm học từ tháng 9/2021 đến tháng 3/2022. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SKKN) I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lí luận Giáo dục trong thời kỳ bình thường mới, tâm thế đón nhận những thứ mới không phải là dễ dàng, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi nhỏ, càng nhỏ thì cần đa dạng hoá những hoạt động và nắm bắt được tâm lý phù hợp của trẻ, để từ đó có thế thiết kế những chương trình phù hợp. Các hoạt động cho trẻ mầm non cần phải có đa dạng hoạt động: tìm hiểu thế giới xung quanh, các con vật, thiên nhiên, gọi tên các cảm xúc, hình thái, gương mặt, các hoạt động kể chuyện, để trẻ chưa kịp chán hoạt động này đã có các hoạt động khác. Trước một năm học nhiều thách thức, chuyển đổi và thích ứng trở thành yêu cầu và “mệnh lệnh” đối với toàn ngành Giáo dục. Lường trước những khó khăn của Ngành trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, đối với mỗi cấp học đều có những giải pháp thích ứng riêng. Trong đó với cấp học mầm non cần phải tăng cường phối hợp với gia đình học sinh, có biện pháp thiết thực hỗ trợ phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. “Một số biện pháp ứng dụng CNTT trong việc hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tại nhà” 4|18 b. Khó khăn - Trình độ tin học của giáo viên mầm non nói chung và trường tôi nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực song so với mặt bằng thì còn nhiều hạn chế. - Việc ứng dụng CNTT của giáo viên hiện nay còn chưa sâu rộng, chủ yêu tập trung ở một số ít cá nhân có khả năng mà chưa thể lan tỏa đến đa số giáo viên - Các giáo viên chưa có kĩ năng áp dụng CNTT một cách hợp lý dẫn tới tình trạng lạm dụng khiến cho một số phụ huynh có cái nhìn sai lệch về việc sử dụng CNTT trong trường học. - Một số gia đình trẻ chưa có đủ phương tiện học tập để áp dụng phương pháp ứng dụng CNTT trong việc chăm sóc giáo dục cho trẻ tại nhà. 2. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện giải pháp * Số liệu điều tra trước khi thực hiện Ngay từ đầu năm tôi đã thực hiện qua 7 hoạt động hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà và mời BGH dự giờ đánh giá như sau: Áp dụng Không áp dụng TT Nội dung đánh giá Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % 1 Ứng dụng CNTT trong hướng dẫn PH 3/7 43 4/7 57 chăm sóc trẻ tại nhà 2 Sử dụng bài giảng E-learning và sách 0/7 0 7/7 100 điện tử để dạy trẻ Số trẻ được khảo sát đầu năm tại lớp học: khảo sát 20 trẻ đạt kết quả như sau: Đạt Chưa đạt TT Tiêu chí đánh giá Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % 1 Số trẻ hứng thú, tích cực trong 8 40 12 60 các hoạt động 2 Số trẻ có kĩ năng thực hành và 7 35 13 65 thao tác với bài tập. *Nguyên nhân dẫn đến thực trạng: - Chưa biết cách sử dụng 1 số phần mềm chỉnh sửa video, phần mềm trực tuyến . “Một số biện pháp ứng dụng CNTT trong việc hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tại nhà” 6|18 2. Biện pháp 2: ( e ko nghĩ ra biện pháp) 3. Biện pháp 2: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào trong việc thiết kế các video hướng dẫn phụ huynh cho trẻ học tập, vui chơi tại nhà. * Ứng dụng CNTT trong các video hướng dẫn hoạt động: Đối với tất cả các hoạt động muốn cuốn hút trẻ vào bài học một cách nhanh chóng, ngoài tranh ảnh, vật thật ra thì góp phần thành công không nhỏ đến tiết dạy chính là việc ứng dụng CNTT. Vì thông qua CNTT trẻ được mở rộng tầm mắt với những hình ảnh sinh động, lý thú, những nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, hấp dẫn từ môi trường tự nhiên đến môi trường xã hội. Nó giúp trẻ phát triển năng lực quan sát, kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, tổng hợp....Chính vì vậy để đẩy mạnh được việc ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy nên tôi đã đưa vào tất cả các tiết học như: - Hoạt động văn học: Trước đây, để dạy được một hoạt động kể chuyện hay đọc thơ theo cách thông thường là sử dụng tranh ảnh minh họa theo trình tự nội dung bài thơ hay câu chuyện mà tôi đã chuẩn bị. Mặc dù tranh đẹp nhưng sử dụng mãi các con rất nhàm chán dẫn đến việc thu hút trẻ dần dần chưa được cao. Nhưng hiện tại tôi đã sử dụng CNTT để kể truyện, đọc thơ cho trẻ dưới nhiều hình thức. Ví dụ: Hoạt động truyện “Chú cá vàng” tôi đã kể chuyện cho trẻ nghe cùng với các hình ảnh sống động, màu sắc đẹp, hình ảnh rõ nét...đã làm trẻ hứng thú tiếp thu bài, hiểu nội dung câu truyện nhanh hơn. Hiệu quả truyền đạt đến trẻ đã đạt kết quả cao hơn. ( Hình ảnh 2) Với công nghệ tiên tiến tôi chỉ cần “nhấp chuột” là những hình ảnh, âm thanh sống động về bài thơ, câu chuyện cứ lần lượt xuất hiện giúp trẻ cũng hứng thú hơn. Bên cạnh đó tôi cũng thiết kế các trò chơi để trẻ khắc sâu về nội dung bài thơ, câu chuyện hơn. Ví dụ: Tôi thiết kế các ô cửa có số thứ tự từ 1 đến 5 với trò chơi “Ô cửa bí mật” hay “Những ô số kỳ diệu”...bên trong các ô số đó, khi trẻ mở ra là những câu hỏi khi trẻ trả lời đúng câu hỏi đó thì sẽ mở ra bức tranh, có nội dung của 1 câu chuyện hoặc 1 bài thơ bất kì. Sau đó cho trẻ đo án tên bài thơ, câu chuyện, nói nội dung bài thơ câu chuyện đó. ( Hình ảnh 3) Qua đây trẻ vừa được phát triển tư duy phán đoán, khả năng quan sát, khả năng ghi nhớ ....Từ đó trẻ luôn tích cực, sáng tạo hơn trong các hoạt động. - Hoạt động nhận biết: Đối với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 24-36 tháng thì hoạt động nhận biết mang lại nhiều biểu tượng vô cùng phong phú và đa dạng. Vì từ môi trường tự nhiên đến môi trường xã hội đều rất khó hiểu, trẻ lại rất tò mò và “Một số biện pháp ứng dụng CNTT trong việc hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tại nhà” 8|18 - Đối với hoạt động tạo hình, giáo dục thể chất cũng được tôi tìm tòi, nghiên cứu các trò chơi phù hợp đưa vào từng hoạt động một cách hiệu quả. * Ứng dụng CNTT trong hoạt động giao lưu kết nối với phụ huynh: Sự thành công của việc cho trẻ học tại nhà thường phụ thuộc vào sự tương tác giữa giáo viên với trẻ và phụ huynh. Tôi cũng khuyến khích cha mẹ tham gia học cùng trẻ. Qua đó, cha mẹ có thể phối hợp cùng thầy cô để giải đáp những thắc mắc mắc trẻ gặp phải hay giải quyết những vấn đề khác nhau của trẻ hỗ trợ trẻ học tập với hiệu quả tối ưu. Vào mỗi buổi sáng, tôi sẽ gửi những video hướng dẫn lên Zalo của nhóm lớp cho học sinh và phụ huynh xem. Sau đó, giáo viên sẽ khuyến khích trẻ cùng cha mẹ thực hiện tại nhà và gửi lại kết quả bằng video hoặc hình ảnh. Khi thầy cô nhận được kết quả, trẻ sẽ được hướng dẫn và giải thích về kiến thức học dựa trên các tác phẩm của mình. Vì các bé mầm non còn nhỏ tuổi nên tôi sẽ luôn theo dõi, quan sát để chắc chắn rằng tất cả các bé và phụ huynh đều đã xem video hướng dẫn và nộp bài đầy đủ. Nếu có phụ huynh bé nào không truy cập nhóm hoặc không gửi bài thì các giáo viên trong lớp sẽ gọi điện cho phụ huynh để nhắc nhở. Đặc biệt, tôi sẽ sắp xếp cho cha mẹ và các bé có những cuộc trò chuyện trực tiếp hoặc cùng bạn bè học nhóm qua Zoom hoặc Google Meet. Như vậy, cho dù là học online qua video tại nhà thì các bé vẫn được nhìn thấy và tương tác với giáo viên và bạn bè cùng lớp.( hình ảnh zoom) Bổ sung (Hình ảnh 4- hoạt động kết nối) * Thiết kế bài giảng elearning và sách điện tử để dạy trẻ: Thiết kế xây dựng bài giảng E-learning là một công việc không còn mới đối với giáo viên mầm non, nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Nhất là trong thời gian nghỉ dịch bệnh. Đây cũng là một trong những biện pháp giúp tôi có thêm cơ hội được giao lưu học hỏi và tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu bài một cách nhanh nhất. Bài giảng E-learning với âm thanh và hình ảnh sống động, màu sắc đẹp, gần gũi trẻ, Ispring giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác(quizizz) và khảo sát (surveys) tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animaition), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên “Một số biện pháp ứng dụng CNTT trong việc hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tại nhà”
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cntt_trong_viec_huong_dan_phu.docx