SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ 25-36 tháng đạt kết quả cao
Quá trình giáo dục âm nhạc cho trẻ được thực hiện bằng cách cho trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc thường xuyên như: Học hát, nghe nhạc - hát, nhảy múa theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Thông qua âm nhạc trẻ được khẳng định chính mình được lên biểu diễn trước đám đông, được hát những bài hát mà trẻ thích, được hòa mình vào tập thể giúp trẻ mạnh dạn tự tin hồn nhiên trong cuộc sống. Trẻ 25 -36 tháng đã có biểu hiện âm nhạc cụ thể rõ ràng như: Tươi cười, yên lặng, thích thú, vui vẻ. Trẻ có khả năng chú ý nghe hơn và có thể phân biệt độ to, nhỏ của âm thanh trẻ có thể hát theo người lớn những bài hát ngắn đơn giản biết thể hiện cảm xúc âm nhạc bằng những vận động đơn giản như: Vỗ tay, giậm chân, nhún nhảy theo nhịp điệu âm nhạc chạy vòng quanh theo tiếng nhạc.
Chính vì vậy việc phát triển thâm mỹ cảm xúc kỹ năng âm nhạc cho trẻ được giáo viên mầm non rất quan tâm đa phần giáo viên đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chưa biết vận dụng những biện pháp linh hoạt sáng tạo vào trong quá trình dạy trẻ đặc biệt chưa biết thu hút sự tập chung chú ý của trẻ, trẻ chưa tích cực tham gia vào các hoạt động âm nhạc nên chưa rèn luyện được kỹ năng, tạo cảm xúc hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động âm nhạc dẫn tới hiệu quả chưa cao. Trong những năm học gần đây bậc học mầm non luôn coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển của trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực. Đặc biệt đối với trẻ 24-36 tháng thì hoạt động âm nhạc cho trẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Do tình hình dịch bệnh cô vít 19 diễn biến rất là phức tạp cho nên các con chưa thể đến trường được vì vậy Là một giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở làm thể nào để có biện pháp dạy các con bộ môn âm nhạc được tốt nhất vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 25- 36 tháng” làm đề tài nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ 25-36 tháng đạt kết quả cao
- 1/15- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I: Lý do chọn đề tài: Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách, là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Đối với trẻ âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Thông qua âm nhạc trẻ cảm nhận được tình yêu bạn bè, yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày. Ngay từ khi còn nhỏ nằm trong nôi, những câu hát ru ngọt ngào của bà của mẹ đã đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Khi đến trường mầm non, ngay từ lớp nhà trẻ cô giáo đã đưa trẻ vào thế giới âm nhạc đầy màu sắc, những bài hát dân ca, đồng dao khác nhau của các dân tộc trên đất nước Việt Nam phong phú về âm điệu, tiết tấu, lời ca giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, về tình cảm gia đình bạn bè lòng yêu nước. Trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay chúng ta càng thấy rõ vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ âm nhạc giúp trẻ phát triển về mọi mặt: Đức, trí, thể mỹ. Đối với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 25- 36 tháng thì những nốt nhạc trầm, bỗng những giai điệu vui tươi, mượt mà, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, làm thõa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Quá trình giáo dục âm nhạc cho trẻ được thực hiện bằng cách cho trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc thường xuyên như: Học hát, nghe nhạc - hát, nhảy múa theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Thông qua âm nhạc trẻ được khẳng định chính mình được lên biểu diễn trước đám đông, được hát những bài hát mà trẻ thích, được hòa mình vào tập thể giúp trẻ mạnh dạn tự tin hồn nhiên trong cuộc sống. Trẻ 25 -36 tháng đã có biểu hiện âm nhạc cụ thể rõ ràng như: Tươi cười, yên lặng, thích thú, vui vẻ. Trẻ có khả năng chú ý nghe hơn và có thể phân biệt độ to, nhỏ của âm thanh trẻ có thể hát theo người lớn những bài hát ngắn đơn giản biết thể hiện cảm xúc âm nhạc bằng những vận động - 3/15- - Giúp giáo viên hiểu rõ về đặc điểm phát triển tâm lý, đặc điểm âm nhạc của trẻ để từ đó có biện pháp giúp trẻ phát triển âm nhạc tốt nhất. - Giúp trẻ 25-36 tháng cảm thụ tốt âm nhạc, có kỹ năng âm nhạc tốt - Giúp trẻ hứng thú và có khả năng hoạt động âm nhạc tốt - Giúp trẻ có những kĩ năng cơ bản, đơn giản và thói quen trong các dạng hoạt động âm nhạc như ca hát, nghe, vận động, trò chơi âm nhạc - Giúp trẻ 25- 36 tháng phát triển những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ giúp trẻ hiểu và cảm thụ cái đẹp để phát triển thẩm mỹ cho trẻ B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những âm thanh trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là môn học nghệ thuật giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ, thể chất, ngôn ngữ, phát triển thính giác và cảm xúc cho trẻ. Âm nhạc đối với trẻ thơ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Qua đó giúp trẻ phát triển thẩm mỹ và góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật mang đậm đà bản sắc dân tộc, là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 25- 36 tháng. Nó vừa là một nội dung giáo dục vừa là phương tiện góp phần giáo dục nhân cách cho trẻ Âm nhạc có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Âm nhạc giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về thế giới xung quanh, thông qua những bài cô dạy trẻ hát, bài hát cô hát cho trẻ nghe, trò chơi âm nhạc sẽ giúp trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với bài hát tương ứng với nó. Nhờ có âm nhạc trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, - 5/15- trẻ tại nhà cho phụ huynh Chúng tôi đã phải lỗ lực rất nhiều không ngừng tìm tòi và đưa ra các hình thức một tiết dạy âm nhạc cho phù hợp với độ tuổi của trẻ Qua đó chúng tôi đã xây dựng nhưng video clip với nhiều hình nhr nội dung phong phú để hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tại nhà Ngoài việc gửi video âm nhạc chúng tôi còn gửi những trò chơi âm nhạc ví dụ như trò chơi tai ai tinh, nghe hát đoán tên bài hát,chiếc hộp âm nhạc . .vv, phù hợp với độ tuổi của trẻ Với hình thức này được nhiều phụ huynh đánh giá rất là cao Là một giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc dạy trẻ 25 - 36 tháng tôi luôn trăn trở làm thế nào để có biện pháp dạy các con học tốt môn âm nhạc đạt kết quả nhất. Tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 25- 36 tháng đạt kết quả cao" làm đề tài nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm của phòng giáo dục huyện Phúc Thọ và Ban giám hiệu nhà trường. - Là trường chuẩn quốc gia nên Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc- giáo dục trẻ. (Đầy đủ CSVC như phòng âm nhạc, đàn, các dụng cụ, đạo cụ, trang phục... phục vụ cho âm nhạc) - Bản thân tôi nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, ham học hỏi,tích cực tự bồi dưỡng và tham gia học tập các lớp chuyên đề do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức. - Lớp được chia theo đúng độ tuổi quy định - Do tình hình dịch bệnh phức tạp Trẻ không đến trường nhưng tôi đã nghiên cứu để làm những vi deo âm nhạc thật hay ,hình ảnh đẹp,gửi vào zalo cho phụ huynh phối hợp giáo dục và dạy trẻ đạt kết quả cao. - Đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc phát triển âm nhạc phong phú, đẹp, - 7/15- trẻ 25- 36 tháng từ đó tôi đã lựa chọn các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc phù hợp với đặc điểm của trẻ dẫn đến tiết học âm nhạc đạt kết quả cao. Với trẻ 24 - 36 tháng còn chưa phát triển ngôn ngữ nhiều, vốn từ còn ít, trẻ hiểu nhưng khó diễn đạt bằng lời chính vì thế mà cần cho trẻ được tiếp cận với âm nhạc nhiều để thông qua âm nhạc trẻ có thể cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển quan sát, nhạy bén của trẻ. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc. Trong khi tập hát, trẻ không chỉ tiếp thu về giai điệu, tiết tấu, lời ca, mà còn phát triển ngôn ngữ (phát âm chính xác, biểu cảm, mở rộng vốn từ...) Trẻ 25- 36 tháng đã biết thể hiện hứng thú với âm nhạc qua vận động: Dậm chân, vỗ tay,thích ứng với chuyển động lên xuống, thích gõ, chuyển dịch trước sau lên xuống . Do điều kiện tiếp xúc và khả năng bẩm sinh trẻ em có sự phân hóa về khả năng âm nhạc có trẻ rất nhạy cảm lại có trẻ kém nhạy cảm. Do tình hình dịch bệnh nên trẻ không được đến trường, để tìm hiểu khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ tôi đã quay video tiết học tại lớp học của tôi phòng âm nhạc kết hợp với các hình ảnh ngộ nghĩnh và gửi cho phụ huynh, nhờ phụ huynh hướng dẫn cho trẻ hát theo và gửi lại video của trẻ lên zalo cho tôi .Từ đó tôi đã nắm sâu hiểu chắc về đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ và có biện pháp giúp trẻ 25- 36 tháng học môn âm nhạc đạt kết quả cao. Hình ảnh 1:tôi kết nối với phụ huynh và trẻ Sau mỗi một video cuối tuần tôi giành cho các con 45 phút để trò chuyện và hát cùng các con những bài hát trong tuần mà tôi đã gửi lên zaolo và hướng dẫn phụ phuynh cách dạy các con sao cho thật hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy và học cho các con tại nhà,mặc dù không được đến trường nhưng các con cũng nắm được những kiến thức cơ bản nhất. B í ện phá p 2: Tự bồi d ưỡng nâng cao khả nă ng sư phạm, nâng cao chất lượng giọng hát.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_am_nhac_cho_tre_25_3.docx
- SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ 25-36 tháng đạt kết quả cao.pdf