SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tuổi hoạt động với đồ vật
Không phải ngẫu nhiên mà “Hoạt động với đồ vật trở thành hoạt động chủ đạo của tuổi nhà trẻ”. Đồ vật, đồ chơi không chỉ để cho trẻ nghịch, để cho trẻ thỏa mãn khám phá qua các giác quan mà nó còn chứa đựng một chức năng nhất định và có cách sử dụng tương ứng.
Thực tế trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề hoạt động với đồ vật. Ở nhà cha mẹ, người lớn chưa hiểu hết vai trò của hoạt động với đồ vật. Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu cụm từ “Hoạt động với đồ vật” thực chất là hoạt động như thế nào? chưa biết cách để lựa chọn cho con mình những đồ dùng, đồ chơi phù hợp. Bên cạnh đó khả năng tự chơi của trẻ thì còn hạn chế, nhưng lại không được bố mẹ và người lớn hướng dẫn, trẻ thường tự chơi một mình, bố mẹ chủ yếu thường quan tâm đến vấn đề “Nuôi” nhiều hơn là “Dạy” trẻ. Cho nên khi ở nhà đứa trẻ chưa thực sự có nhiều cơ hội tham gia hoạt động với đồ vật.
Là một giáo viên trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ độ tuổi 24-36 tháng, trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật, tôi nhận thấy đa số trẻ tham gia hoạt động với đồ vật chưa có sự hứng thú, hoạt động thiếu tích cực, hiệu quả của hoạt động chưa cao, dẫn đến chất lượng giáo dục chưa đạt được kết quả mong đợi. Bản thân tôi nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động với đồ vật ở độ tuổi nhà trẻ, làm thế nào để trẻ được hoạt động với đồ vật một cách tích cực, hứng thú, đạt được hiệu quả cao trong quá trình trẻ hoạt động với đồ vật. Chính vì vậy bản thân tôi đã lựa chọn “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tuổi hoạt động với đồ vật”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tuổi hoạt động với đồ vật
MỤC LỤC Trang I. Mở đầu..................................................................................... 1 II. Nội dung................................................................................... 2 1.Đánh giá thực trạng............................................................................ 2 1.1. Thuận lợi:.................................................................................... 2 1.2. Khó khăn:...................................................................................... 2 2. Trình bày biện pháp.......................................................................... 3 2.1. Sử dụng đa dạng đồ vật, đồ chơi tạo hứng thú cho trẻ khi tổ chức hoạt động......................................................................................................... 3 2.2. Cho trẻ hoạt động với đồ vật thông qua hoạt động giáo dục.............. 3 2.3. Kết hợp với phụ huynh giúp trẻ hoạt động với đồ vật được tốt hơn... 3 III. Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế............ 4 IV. Kết luận..................................................................................................... 5 1. Tóm tắt ý nghĩa của biện pháp.................................................................. 6 2. Kiến nghị đề xuất....................................................................................... 7 - Giáo viên trong lớp luôn nhiệt tình với công việc, luôn cố gắng học hỏi để nâng cao kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ, có ý thức trong việc. Biết cách làm thêm các đồ dùng, đồ chơi tạo ra sự mới mẽ cho trẻ hoạt động. 1.2. Khó khăn - Năm đầu tiên trẻ đi học trường mầm non nên còn lạ cô, lạ bạn, chưa mạnh dạn tham gia các gia hoạt động cùng bạn, cùng cô. - Đa số trẻ chưa có biết cách hoạt động với đồ vật, trẻ cầm đồ chơi và nghịch, ném, gõ, cắn, xé đồ chơi mà chưa biết cách thao tác, hoạt động với đồ chơi, đồ vật; một số trẻ độ chú ý chưa cao nên trẻ ít chú ý tham gia vào hoạt động với đồ vật, dẫn đến chất lượng giáo dục chưa đạt được kết quả mong đợi. - Một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc cho trẻ hoạt động với đồ vật, bố mẹ chủ yếu thường quan tâm đến vấn đề “Nuôi” nhiều hơn là “Dạy” trẻ, chưa biết cách lựa chọn đồ chơi cũng như chơi cùng con. * Khảo sát trẻ đầu năm: Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động với đồ vật STT Nội dung khảo sát Tổng số trẻ Tỉ lệ % đạt 1 Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt 7/15 46,6% động với đồ vật. 2 Trẻ có kỹ năng thao tác hoạt 5/15 40 % động với đồ vật. 3 Trẻ nhận biết phân biệt màu sắc, 5/15 40% hình dạng, kích thước của đồ dùng, đồ chơi. 4 Trẻ có ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ 7/15 46,6% dùng, đồ chơi. 2. Trình bày biện pháp Từ những khó khăn trên, tôi đã suy nghĩ và áp dụng vào thực tế và đưa ra một số biện pháp sau: Biện pháp 1: Sử dụng đa dạng các đồ vật, đồ chơi tạo sự hứng thú cho trẻ khi tổ chức hoạt động * Lựa chọn các đồ vật, đồ chơi phù hợp với độ tuổi Như chúng ta đã biết thì đối với trẻ mầm non thì việc có đồ dùng, đồ chơi để tham gia vào hoạt động là vô cùng cần thiết. Thông qua các đồ dùng, đồ chơi mà trẻ Dùng những tấm bìa cứng hoặc những tấm fomet nhỏ sơn màu lên có thể tạo ra những cột nén vòng với những hình con vật ngộ nghĩn, đơn giản dễ làm mà tạo sự hứng thú cho trẻ. Dùng những viên đá nhỏ sau đó sơn màu lên tạo ra các màu sắc khác nhau và có những hình khác nhau như vẽ: con thỏ, bông hoa, hay làm những bức tranh đá cho trẻ quan sát. Theo từng chủ để để tôi lựa chọn những nguyên vật liệu khác nhau, đồ dùng đồ chơi đảm bảo về kích cỡ theo độ tuổi đã quy định và phù hợp với nội dung hoạt động. Đồ dùng, đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì trẻ càng có hứng thú tham gia vào hoạt động một cách tích cực bấy nhiêu. Chúng ta có thể: - Dùng những thanh que kem bỏ đi xếp lại và vẽ tô màu cho trẻ chơi xếp hình giúp bé sáng tạo, kích thích trí tuệ của bé. - Dùng những mảnh vải nhung, nỉ, may thành các loại rau củ quả với nhiều màu sắc và kích thước khác nhau cho trẻ hoạt động. Biện pháp 2:Cho trẻ hoạt động với đồ vật thông qua các hoạt động giáo dục Các hoạt động giáo dục cho trẻ nhà trẻ bao gồm: * Hoạt động giao lưu xúc cảm Là giáo viên bản thân tôi luôn khơi dậy và phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ, hình thành và phát triển một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cho trẻ, phát triển cho trẻ những kỹ năng giao tiếp, giao lưu cảm xúc với cô, bạn và mọi người xung quanh. Luôn tạo ra những cơ hội cho trẻ như nhau, chấp nhận các cảm xúc khác nhau của trẻ. Phải luôn tạo ra bầu không khí ấm áp, gần gũi, yêu thương của giáo viên. Tất cả điều đó sẽ vừa truyền cảm xúc từ cô giáo đến với trẻ, đồng thời dạy cho trẻ cách cảm nhận và thể hiện cảm xúc với bạn và người khác. Ví dụ: Dùng vải nỉ, bìa caton làm trang trí các biểu tượng cảm xúc dán ở cửa lớp ra vào để cho trẻ có thể chọn cảm xúc trẻ ngày hôm đó như thế nào. Từ đó giáo viên có thể định hướng và giúp trẻ. Thông qua hoạt động làm đồ chơi có thể hướng trẻ tạo ra những sản phẩm do chính trẻ tự tay làm để tặng bố mẹ, người thân, bạn bè. Tạo hứng thú tham gia cùng cô và bạn. Ví dụ: Trong hoạt động với đồ vật có thể tổ chức cho trẻ hoạt động xâu vòng tặng cô, bạn, như vậy sẽ tạo hứng thú cho trẻ muốn tạo ra sản phẩm để tặng những người trẻ yêu quý. Cho trẻ làm thiệp tặng cô giáo, tặng mẹ, tặng chú bộ đội trong dịp lễ dùng đồ chơi. Phụ huynh tự nguyện đóng góp nguyên vật liệu để cô có thể tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi làm tăng thêm hứng thú và sự tích cực của trẻ trong việc tham gia vào hoạt động với đồ vật. Ví dụ: Muốn tạo ra một ngôi nhà chòi ở sân trường cho trẻ chơi bán hàng tôi huy động phụ huynh mang lá cọ, tre, nứa,... phối kết hợp với giáo viên để tạo cho trẻ một góc chơi đa dạng phong phú và có nhiều loại sản phẩm từ địa phương. Ngoài ra, tôi thường trao đổi và tuyên truyền với phụ huynh hiểu khi có nhiều đồ chơi thì trẻ dễ dàng lựa chọn tham gia hoạt động với đồ vật hứng thú, say sưa. Thông qua chơi đó trẻ không những thỏa mãn nhu cầu chơi mà trẻ còn học được nhiều thứ từ các đồ dùng, đồ chơi. Trao đổi với phụ huynh thường xuyên chơi với trẻ, phụ huynh cần cho trẻ tiếp xúc nhiều với đồ vật và dạy trẻ những hành động đúng với đồ vật đó. Hoạt động với đồ vật cùng trẻ nhiều hơn như vậy trẻ sẽ hứng thú tham gia cùng bố mẹ. Ví dụ: Ở nhà bố, mẹ thường cho trẻ chơi tự do với điện thoại thông minh, tivi nhiều hơn là chơi cùng trẻ, chình vì vậy trẻ thường chăm chú vào điện thoại hay tivi nhiều hơn là chơi với các đồ dùng, đồ chơi. Thay vì cho xem điện thoại, tivi bố, mẹ nên dành thời gian chơi cùng trẻ, lựa chọn và hướng dẫn trẻ chơi, từ đó giúp trẻ hoạt động tích cực hơn, hứng thú hơn khi chơi cùng bố, mẹ. Phần III. Hiệu quả thực hiện của biện pháp trong thực tế dạy học Sau một thời gian áp dụng biện pháp trên ở lớp thì tôi nhận thấy đã đạt được kết quả như sau * Khảo sát trẻ sau khi áp dụng biện pháp: STT Nội dung khảo sát Tổng số trẻ đạt Tỉ lệ % 1 Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 14/15 93% với đồ vật. 2 Trẻ có kỹ năng thao tác hoạt động với 13/15 87% đồ vật. 3 Trẻ nhận biết phân biệt màu sắc, hình 13/15 87% dạng, kích thước của đồ dùng, đồ chơi. 4 Trẻ có ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ dùng, 14/15 93% đồ chơi. Trẻ đã tham gia vào hoạt động với đồ vật một cách tích cực, hứng thú hơn. Trẻ cũng đã hình thành được những kỹ năng ban đầu khi hoạt động với đồ vật theo
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_tre_24_36_thang_tuoi.docx