SKKN Một số biện pháp tạo cảm xúc hứng thú vui tươi cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng khi đến trường mầm non

Trẻ bắt đầu đến trường mầm non là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, đặc biệt là lứa tuổi trẻ nhà trẻ. Trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ yêu thương, chăm sóc. Khi đến trường là nơi mới mẻ xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưa quen với nền nếp, thói quen của lớp, còn rụt rè, nhút nhát. Vì trẻ còn quá non nớt, chủ yếu đến lớp là quấy khóc, trẻ còn chưa có nhiều hiểu biết, chưa có nhiều nhận thức và có khi còn chưa biết nói. Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng to lớn đến chất lượng ở các bậc học tiếp theo, chất lượng giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy ngay từ khi trẻ bắt đầu đến trường mầm non thì người giáo viên cần đặt ra một cách nghiêm túc và khoa học.

Vậy làm sao để nhanh quen, trẻ yêu cô, yêu bạn, yêu lớp, yêu trường. Đó là một vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng không hề dễ chút nào. Vì vậy, việc tạo không khí vui vẻ thoải mái cho trẻ khi đến trường sẽ không đạt hiệu quả cao nếu giáo viên không thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác chăm sóc, giảng dạy.

doc 15 trang thuydung 19/08/2024 1111
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo cảm xúc hứng thú vui tươi cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng khi đến trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tạo cảm xúc hứng thú vui tươi cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng khi đến trường mầm non

SKKN Một số biện pháp tạo cảm xúc hứng thú vui tươi cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng khi đến trường mầm non
 2
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
 “Một số biện pháp tạo cảm xúc hứng thú vui tươi cho trẻ nhà trẻ 24- 36 
tháng khi đến trường mầm non”
2. Lý do chọn đề tài.
a. Cơ sở lý luận.
 Bác Hồ đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học 
hành là ngoan”. Đó là câu nói mà quá quen thuộc đối với chúng ta, nhưng làm 
sao để trẻ biết ăn, biết ngủ, biết học hành thì có lẽ cô giáo mầm non mới có thể 
hiểu được và đặc biệt là cô giáo lớp nhà trẻ như chúng tôi.
 Bắt đầu vào trường mầm non là một bước đi quan trọng trong đời của một 
đứa trẻ. Từ chơi tự do, thoải mái ở nhà được bố mẹ chăm sóc từng bữa ăn giấc 
ngủ, bón từng thìa cơm, bế bồng trên tay bước sang một giai đoạn hoàn toàn 
mới. Nó được xem như là một cột mốc quan trọng cuộc đời của trẻ mà cụ thể 
hơn là một cột mốc ý nghĩa trong những năm tháng trẻ ở trường Mầm non. Trẻ 
sẽ bước sang một chế độ học tập hoàn toàn bắt buộc, chặt chẽ và nghiêm túc 
hơn. Đây chính là một bước ngoặt đầy thử thách với trẻ. Nhận thức được vấn đề 
trên, các trường Mầm non cần phải tạo cảm xúc hứng thú vui tươi cho trẻ nhà trẻ 
khi đến trường.
b. Cơ sở thực tiễn.
 “Ngày đầu tiên đi học em mắt ướt nhạt nhoà, cô vỗ về an ủi” đúng là chỉ 
có thể là cô giáo mầm non thôi ạ. Là một giáo viên mầm non, đã nhiều năm 
công tác đã chăm sóc và giáo dục trẻ ở mọi lứa tuổi, nhưng có lẽ tôi cảm thấy 
rằng, lớp nhà trẻ thật sự vất vả và cần phải có “cái tâm” đối với nghề đó là yêu 
trẻ và yêu nghề mới làm được điều đó. Với những trăn trở của mình sau nhiều 
năm thực tế trải nghiệm tôi nhận thấy “Tâm đối với giáo viên mầm non” nó vô 
cùng quan trọng trong các lớp học tại các trường mầm non hiện nay và đặc biệt 
giúp cho trẻ nhanh quen với nề nếp, thói quen sinh hoạt hàng ngày ở trường 
mầm non. Vì thế tôi đã quyết định tìm tòi sáng kiến: "Một số biện pháp tạo cảm 
xúc hứng thú vui tươi cho trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng khi đến trường mầm non" 
một vấn đề đang được quan tâm trong giáo dục Mầm non hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu. 4
 - Phương pháp thực nghiệm 
 - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
 - Tại nhóm lớp nhà trẻ D1.
 - Đề tài được thực hiện tại trường Mầm non nơi tôi công tác, thời gian từ 
tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. Củng cố và thực hiện duy trì cho các 
năm tiếp theo. 6
 - Đội ngũ giáo viên trong lớp được nhà trường phân công đều đạt trình độ 
chuẩn và trên chuẩn. Luôn có tinh thần đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ.
 - Nhà trường luôn tạo môi trường học tập, giao tiếp theo các tiêu trí của 
chủ đề năm học “ Xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc”
 * Về học sinh:
 - Tổng số trẻ là 39 cháu
 - Các cháu khỏe mạnh, hồn nhiên, thích hoạt động và có ý thức nghe lời 
cô giáo.
 * Về phụ huynh:
 - Phụ huynh luôn lắng nghe khi giáo viên tuyền truyền, trao đổi về tầm 
quan trọng của các lĩnh vực phát triển: Thể chất - Nhận thức - Ngôn ngữ - Tình 
cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ trong đó đặc biệt là chú trọng đến vấn đề cảm 
xúc hứng thú vui tươi cho trẻ khi đến trường mầm non.
b. Khó khăn.
 - Bên cạnh những thuận lợi trên lớp tôi còn gặp một số khó khăn như sau:
 * Về cơ sở vật chất:
 - Nhà trường đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học đầy đủ nhưng chưa 
được phong phú về chủng loại, chất liệu, mẫu mã. 
 * Về phía giáo viên:
 - Lớp có tổng 39 học sinh trong đó có 6 học sinh là trẻ sinh năm 2021 ( trẻ 
dưới 24 - 36 tháng) các cháu còn quá nhỏ khi vào 1 lớp lại đông trẻ nên các cô 
vất vả hơn.
 * Về học sinh:
 - Do trẻ đông, trẻ dưới 24-36 tháng có 6 cháu nên nề nếp thói quen của trẻ 
khác hơn trẻ trong độ tuổi 24-36 tháng nên cũng làm xáo trộn làm cho trẻ trong 
lớp bị hạn chế hơn.
c. Về phụ huynh:
 - Đa số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị 
cảm xúc hứng thú vui tươi cho trẻ khi đến trường mầm non.
 - Bên cạnh đó một số phụ huynh còn chưa biết chuẩn bị tâm lí chi con như 
thế nào.
3. Khảo sát thực tiễn. 
 Ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát thực tế trẻ nhóm, lớp D1 24- 36 tháng 
và kết quả như sau: 8
cầu nền giáo dục. Từ những lí do trên, tôi thiết nghĩ cần phải tìm hiểu khó khăn, 
thuận lợi về việc chuẩn bị cho trẻ đến trường để tìm hiểu sâu hơn về việc tạo 
cảm xúc hứng thú vui tươi cho trẻ nhà trẻ khi đến trường mầm non.
 - Biện pháp 1: Đến với trẻ bằng cái “ Tâm”, bằng tình cảm yêu thương 
thật sự của người mẹ với trẻ.
 - Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt về mặt tâm lí cho trẻ. 
 - Biện pháp 3: Luôn thay đổi hình thức tổ chức trong tiết học tạo hứng 
thú cho trẻ.
 - Biện pháp 4: Tuyên truyền - phối kết hợp giữa nhà trường, giáo viên 
với phụ huynh.
5. Biện pháp từng phần.
5.1. Biện pháp 1: Đến với trẻ bằng cái “Tâm”, bằng tình cảm yêu thương thật 
sự của người mẹ với trẻ.
 Như chúng ta đã biết, cấp học mầm non của chúng ta là cấp học đầu tiên 
mà trẻ bắt đầu xa vòng tay bố mẹ, xa người thân trong gia đình. Trẻ bước vào 
một môi trường hoàn toàn mới mẻ, và đặc biệt bản thân tôi ở lớp nhà trẻ lại càng 
cần phải có “cái tâm đối với nghề” vì đặc điểm của trẻ nhà trẻ ai ai cũng biết trẻ 
thụ động mọi thứ, trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào cô, vào người lớn.Vậy nên cô 
phải thật sự yêu thương trẻ, cô giáo lúc này như là người mẹ thứ 2 đối với trẻ.
 Như lớp tôi những ngày đầu tiên đi học trẻ ăn khóc, ngủ khóc, học khóc, 
không chơi . Bằng tình yêu thương của mình với trẻ, trẻ đã quen cô, quen bạn, 
quen môi trường cụ thể những điều tôi làm là:
 + Khi đón trẻ bằng tình thương thật sự tôi đón trẻ bế, ôm trẻ vào lòng dỗ 
dành, trò chuyện với trẻ để trẻ cảm thấy an tâm tạo không khí vui vẻ. Thực hiện 
lớp học “trường mầm non hạnh phúc” . Sau khi đón trẻ đưa trẻ vào các góc chơi 
để trẻ quên đi việc phải xa nhà, xa người thân, trẻ hứng thú đến lớp học.
 Trẻ cảm thấy yên tâm khi đến lớp với cô, hứng khởi vào đầu giờ sáng khi 
đi học. 
 ( Ảnh trẻ đến lớp tự chọn cách chào hỏi theo ý trẻ và cô đáp lại)
 + Giờ ăn bản thân tôi và cũng như các giáo viên trong lớp thường bảo 
nhau cố gắng động viên, xúc cho các con ăn sao cho hết xuất. Khi trẻ được ăn no 
trẻ sẽ ngoan hơn và sẽ đỡ quấy khóc.
 ( Ảnh trẻ ăn cơm trưa cô động viện trẻ ăn hết xuất)
 + Giờ ngủ như lớp tôi sĩ số 39 cháu đi dao động khoảng 30-36 cháu như 
đợt đầu năm thì chỉ có khoảng 6 cháu sinh đầu năm thì các cháu biết hơn, biết lên 10
 + Hướng dẫn phụ huynh cùng con đi mua một số đồ dùng cá nhân như 
gối, dép, ba lô để các con hứng thú.
 Giúp bố mẹ và con cái gắn kết 
5.3. Biện pháp 3: Luôn thay đổi hình thức tổ chức trong tiết học tạo hứng thú 
cho trẻ 
 Bản thân tôi cùng các giáo viên trong lớp luôn muốn thay đổi những hình 
thức tổ chức để gây hứng thú, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động hằng ngày . 
 Ví dụ: Trong hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ ra “quan sát rau”, cùng các 
bác nhà bếp thu hoạch rau để chuẩn bị nấu ăn bữa trưa. Vừa được hết thở không 
khí trong trẻ rất hứng thú. Ngoài ra ở một số trò chơi ngoài trời tôi cho trẻ chơi “ 
bong bóng xà phòng” trẻ cũng rất hứng thú.
 Trẻ hứng thú, có thêm hiểu biết về rau, hứng thú chờ bữa ăn trưa vì được 
đi thu hoạch rau cùng các bác đầu bếp. 
 ( Ảnh cô và trẻ quan sát vườn ra )
 ( Ảnh cô và trẻ cùng thu hoạch rau )
 ( Ảnh cô và trẻ hoạt động ngoài trời chơi trò chơi “ bong bóng xà phòng” )
 Ngoài hoạt động ngoài trời thì trong tiết học tôi cũng có thay đổi một số 
hình thức. Ví dụ như trong hoạt động tạo hình, ngoài những hình thức dán, vẽ, 
chấm màu trên giấy tôi có thể thay đổi như dán, vẽ, chấm màu trên những chất 
liệu đồ dùng khác như chiếc túi, trên nón để trẻ có thể sử dụng được những đồ 
dùng đó luôn trẻ cũng rất thích thú.
 Trẻ hứng thú, đảm bảo yêu cầu cần đạt.
 ( Ảnh trẻ tham gia hoạt động tạo hình trang trí nón lá )
 Ở trường tôi tổ mẫu giáo đã áp dụng các phương pháp tiêm tiến vào giảng 
dạy, nhưng tổ nhà trẻ thì chưa đưa vào. Bản thân tôi cũng mạnh dạn đưa một số 
hoạt động vào buổi chiều và hoạt động góc cho trẻ trải nghiệm phương phương 
mới tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú với những hoạt động đó cụ thể là:
 * Áp dụng phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman, đây là phương pháp 
giáo dục sớm tiên tiến bản thân tôi cũng có áp dụng trong giờ hoạt động chiều 
đó là tôi cho trẻ đọc thẻ chữ, những từ đơn giản gần gũi với trẻ như là : bố, mẹ, 
ông, bàphương pháp này kích thích khả năng ghi nhớ, giúp trẻ biết đọc sớm. 
Từ đó tôi cũng trò chuyện với phụ huynh để phụ huynh có thể áp dụng thêm đối 
với con của mình và cũng đã thu được kết quả. 
 Trẻ hứng thú, rèn sự tập trung chú ý. Trẻ biết đọc sớm.
 ( Ảnh trẻ cùng cô đọc thẻ chữ Glenn Doman )

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tao_cam_xuc_hung_thu_vui_tuoi_cho_tre.doc