SKKN Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non
Việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ thì bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào và ở lĩnh vực nào chúng ta cũng có thể áp dụng được nhưng bản thân tôi là một giáo viên mầm non đang dạy nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi nên tôi muốn tập trung khai thác thế mạnh của trẻ trong phạm vi trường mầm non. Vì thế phạm vi đề tài của tôi áp dụng cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non.
Với đề tài này tôi biết đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều bạn đồng nghiệp trong ngành. Đề tài tôi đang viết có những điểm mới sau: Tôi dành sự quan tâm và hình thành ở trẻ những nề nếp thói quen trong các hoạt động hàng ngày và phù hợp lứa tuổi của trẻ. Giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết tự phục phụ bản thân trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non
dường như không hoà nhập vào tập thể. Vậy! Làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp, thói quen ngay từ những ngày đầu? Những ngày mà trẻ không muốn rời xa vòng tay yêu thương của bố mẹ đến với cô giáo và các bạn. Theo tôi nghĩ, đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng nghiệp nói chung. Là một người giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ 24-36 tháng, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra biện pháp phù hợp để giúp trẻ có nề nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Với những thực tế trẻ ở độ tuổi lớp tôi phụ trách tôi đã nghiên cứu và quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen cho trẻ 24 -36 tháng tuổi ở trườngmầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. 1.2. Điểm mới của đề tài. Việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ thì bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào và ở lĩnh vực nào chúng ta cũng có thể áp dụng được nhưng bản thân tôi là một giáo viên mầm non đang dạy nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi nên tôi muốn tập trung khai thác thế mạnh của trẻ trong phạm vi trường mầm non. Vì thế phạm vi đề tài của tôi áp dụng cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non. Với đề tài này tôi biết đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều bạn đồng nghiệp trong ngành. Đề tài tôi đang viết có những điểm mới sau: Tôi dành sự quan tâm và hình thành ở trẻ những nề nếp thói quen trong các hoạt động hàng ngày và phù hợp lứa tuổi của trẻ. Giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết tự phục phụ bản thân trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống. 2. Phần nội dung 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: Lứa tuổi trẻ 24-36 tháng nhiều trẻ chưa có nề nếp thói quen trong các hoạt động hàng ngày, trẻ được nuông chiều một cách thái quá dẫn đến không biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, không tự xúc cơm ăn, không biết tự đi giày, dép, không thích tự đi mà thích được người lớn bế ẵm, xả rác bừa bãi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó nề nếp là một nguyên nhân trọng tâm nhất. Trong quá trình giáo dục hình thành và rèn nề nếp thói quen cho trẻ, những khó khăn mà giáo viên và phụ huynh gặp phải khá nhiều. Nếu như giáo viên và phụ huynh có những biện pháp giáo dục, tạo điều kiện cho trẻ có nề nếp thói quen thì chắc chắn rằng mức độ phát triển của trẻ sẽ không chỉ dừng lại ở mức độ trung bình là chiếm đa số như trẻ vốn hay thể hiện. Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ Mầm non phải được chú trọng 2 Khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẻ xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưa quen với nề nếp, thói quen của lớp, tính dụt dè, nhút nhát, cá tính...cong nhiều ở trẻ Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé việc rèn nề nếp cho trẻ chưa quan trọng Xuất phát từ những khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đã nghiên cứu và thấy mình phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề rèn nề nếp thói quen cho trẻ để trẻ luôn chủ động, linh hoạt, tự tin trong cuộc sống. Để thấy rõ được thực trạng hiện nay, tôi đã khảo sát ngay từ tháng 9 đầu năm học 2022 – 2023 tại lớp phụ trách, để từ đó có các biện pháp phù hợp rèn luyện cho trẻ. * Khảo sát thực tiễn: TT Nội dung khảo sát Kết quả Số trẻ Tỉ lệ % 1 Thói quen nề nếp đi học đều 10/25 trẻ 40% 2 Thói quen nề nếp chào hỏi 2/25 trẻ 0,8% 3 Thói quen cất đồ dùng đồ chơi 7/25 trẻ 32% 4 Thói quen nề nếp vệ sinh 5/25 trẻ 20% 5 Thói quen nề nếp học tập 5/25 trẻ 20 % 6 Thói quen nề nếp giờ ăn 7/25 trẻ 28% 7 Thói quen nề nếp giờ ngủ 7/25 trẻ 28% Qua khảo sát tôi thấy trẻ lớp tôi đa số còn chưa nề nếp thói quen bản thân, chưa có thói quen trong các hoạt động hàng ngày. Trẻ lớp tôi còn luôn ỉ lại, dựa dẫm vào cô giáo trong lớp, nếu không có cô giúp hoặc nhắc nhở thì trẻ không biết phải làm gì. Từ những thuận lợi, khó khăn và kết quả khảo sát trên, tôi nhận thấy muốn giáo dục trẻ có nề nếp đạt hiệu quả cao, trước hết bản thân tôi cần phải tích cực nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra các biện pháp thực hiện hữu hiệu để giúp các cháu của lớp tôi có được nề nếp thói quen trong cuộc sống hàng ngày. 2.2. Nội dung của đề tài: 2.2.1. Biện pháp thứ nhất: Rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua giờ đón trả trẻ: Trẻ ở độ tuổi 24-36 tháng, trẻ bắt đầu được đến lớp trẻ chưa quen vơí thói quen sinh hoạt ở trường mầm non. Qua giờ đón trả trẻ tôi thường dạy trẻ một số thói quen như: Chào cô khi đến lớp, chào cô khi ra về. Trẻ biết tự cất dép đúng nơi quy định, trẻ cất ba lô đúng nơi quy định, trẻ uống nước song biết cất cốc đúng nơi quy định,... đồng thời cô giáo 4 Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình. 2.2.3. Biện pháp thứ 3: Rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua hoạt động vệ sinh. Như chúng ta đã biết, những thói quen vệ sinh, hành vi văn minh ở trẻ không phải tự nhiên mà có, lại càng khó đạt được ở lứa tuổi trẻ 24-36 tháng. Chính vì vậy vai trò của giáo viên và người lớn dạy bảo, hướng dẫn cho trẻ trong giai đoạn này là rất cần thiết và vô cùng cấp bách. Do đó công tác chăm sóc dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường mầm non là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục Mầm non. Đối với lớp tôi đang phụ trách thì đây cũng là một trong những công tác luôn được nhà trường hết sức quan tâm chú trọng đến. Trẻ ở giai đoạn này trẻ hay bắt chước nhưng lại mau quên. Nếu không nhắc nhở thường xuyên, không hướng dẫn cụ thể thì trẻ không thể hình thành thói quen được. Tạo cho trẻ có thói quen vệ sinh trước khi ăn không chỉ đảm bảo sức khỏe cho trẻ, phòng tránh được các dịch bệnh thường gặp dễ xâm nhập vào cơ thể non nớt của trẻ mà còn rèn cho trẻ ý thức tự giác, biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đó là một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Trước bữa ăn, tôi cùng với các giáo viên trong lớp đã cho trẻ ngừng mọi hoạt động vui chơi và chỉ định chỗ ngồi cho trẻ, không cho trẻ đùa nghịch, chạy nhảy hoặc di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác. Nên cho trẻ chọn một chỗ ngồi cố định. Khi trẻ đã ổn định chỗ ngồi, tôi tiến hành cho trẻ trong từng bàn xếp hàng để đi vệ sinh. Khác với các lớp mẫu giáo, trẻ nhà trẻ chưa thể tự rửa tay một mình được nên cần có sự giúp đỡ của giáo viên trong lớp. Sau khi trẻ đi vệ sinh xong trẻ sẽ được cô giáo lau mặt mũi và rửa tay theo đúng quy trình rửa tay cho trẻ mà các cô đã được đào tạo. Vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn sẽ giúp trẻ thấy thoải mái, phấn khởi, trẻ tự tin hơn khi tham gia vào hoạt động ăn cùng các bạn. 2.2.4. Biện pháp thứ 4: Rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua hoạt động tổ chức bữa ăn, giấc ngủ Thật vậy, cứ đến bữa ăn của gia đình mà trẻ được ngồi cùng mâm, cũng có bát thìa để ăn thì bé thích lắm, chúng luôn tay sử dụng thìa để xúc cơm, thức ăn (mặc dù được ít). Một số phụ huynh sợ con bẩn nên không cho trẻ dùng bát thìa hoặc tự xúc cơm ăn, như vậy vô tình chúng ta đã kìm hãm muốn ăn uống của trẻ. Để tập cho trẻ tự cầm thìa xúc cơm ăn, tôi xới cho trẻ một ít ăn trước, ăn hết lại xới thêm, để tăng thêm lòng tin ăn uống cho bé. Tránh ép bé ăn, để tránh sinh ra 6 Động viên, khuyến khích giúp cho trẻ thêm tự tin, hy vọng và có lòng tin để nhìn thẳng vào hoàn cảnh. Động viên cũng là một cách giúp đỡ rất hiệu quả làm cho trẻ tăng thêm niềm tin, tính kiên trì và chủ động. Khi động viên trẻ, tôi chú trọng đến các phương pháp như biểu dương, tán thưởng những thành tích trẻ đã đạt được và khuyên bảo tôi dùng lời lẽ khéo léo và thái độ tình cảm để thương lượng thuyết phục trẻ. Ví dụ: Cô khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần áo, đầu tóc gọn hàng, sạch đẹp. Biết chào cô khi đến lớp, không khóc nhè, cô không nên chê trẻ trước tập thể lớp mà nên gần gũi để góp ý nhỏ với trẻ về một số nề nếp chưa tốt hay trong lớp còn nột vài cháu hay nhõng nhẽo không nghe lời cô do sự nuông chiều của ông bà, bố mẹ...tôi dựa vào lúc có điều kiện, trong giờ hoạt động nào đó mà trẻ có thể học tập, bắt chước. Tôi đã tranh thủ cơ hội đó để thay đổi trẻ bằng mọi hình thức. Từ sự giúp đỡ của cô giáo mà tính nhõng nhẽo của trẻ mất dần. Được cô tạo điều kiện giúp đỡ, do được rèn luyện trẻ đã thực sự hòa nhập vào nề nếp, khuôn khổ của tập thể lớp một cách thoải mái, dễ dàng và tự tin 2.2.6. Biện pháp thứ 6: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho trẻ: Những bài học trẻ được học ở trường giúp trẻ phát triển đúng yêu cầu ở độ tuổi, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần và nhận thức, giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, tích cực và chủ động khi tham gia các hoạt động cùng cô và bạn. Tuy nhiên để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường đạt kết quả tốt nhất, tránh trường hợp cô giáo ở lớp thì giáo dục rèn nề nếp thói quen cho trẻ, còn về nhà cha mẹ lại cho trẻ tự do muốn làm gì thì làm không có nề nếp. Chính vì không muốn tình trạng đó xảy ra nên tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong những giờ đón trả trẻ, trong các buổi họp phụ huynh về mọi vấn đề có liên quan đến trẻ ở trường và đặc biệt là rèn nề nếp thói quen cho trẻ. Bởi không phải phụ huynh nào cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề đó. Xây dựng góc tuyên truyền trong lớp có bài tuyên truyền về tất cả các nội dung như: “ Kết quả đánh giá trẻ, kết quả sức khỏe của trẻ, các hình ảnh về các hoạt động của trẻ”. Qua đó phối hợp với phụ huynh để phụ huynh hiểu hơn về những thói quen nề nếp của trẻ để có thể rèn luyện cho trẻ thêm khi ở nhà Tôi luôn tuyên truyền với phụ huynh hiểu thế nào là rèn nề nếp thói quen cho trẻ, tự làm những việc trong khả năng của trẻ, bố mẹ chỉ là người làm mẫu và hướng dẫn trẻ làm không nên làm giúp trẻ, hay khi trẻ đã biết làm rồi thì người lớn 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ne_nep_thoi_quen_cho_tre_24_36_tha.doc