SKKN Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non

Là một giáo viên mầm non được phụ trách trẻ ở độ tuổi 24 -36 tháng tôi nhận thấy ở độ tuổi này trẻ rất bé bỏng rất cần được sự nâng niu, bế bồng, chăm sóc tốt. những đặc điểm tâm sinh lý trẻ phát triển rất mạnh, trẻ rất dễ bị tổn thương tâm lý. Do trẻ chưa tách rời bố mẹ, ông bà và người thân để hòa nhập với môi trường mới, bắt đầu làm quen với trường, lớp mầm non trẻ còn nhút nhát sợ hãi lo lắng khi phải xa bố mẹ, xa người thân, mọi điều đều mới và lạ lẫm đối với trẻ, trẻ tránh né bạn, tránh né cô giáo, không chấp nhận sự giúp đỡ của cô giáo trẻ còn quấy khóc nhiều, mấy ngày đầu trẻ còn không chịu ăn, không chịu ngủ khóc suốt đòi về bố mẹ. Chính vì vậy tôi nhận thấy việc phải có biện pháp thiết thực để đưa trẻ vào nề nếp rèn thói quen ban đầu cho trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết nhất. Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng nghiệp dạy khối nhà trẻ nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi suy nghĩ tìm hiểu và đã tìm ra “Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi ở trường mầm non.”

doc 23 trang thuydung 30/07/2024 1580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non
 Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng 
 ở trường mầm non.
 II. Mục đích nghiên cứu:
 Khi nghiên cứu đề tài này mục đích của tôi là giúp cho trẻ nhanh chóng vào 
nề nếp, thói quen ở một môi trường mới. Được gần gũi với cô giáo và các bạn 
trong các hoạt động học, hoạt động góc và hoạt động dạo chơi tham quan, một 
số hoạt động trải nghiệm khác.
 Là một giáo viên hàng ngày được gần gũi, chăm sóc và giáo dục trẻ tôi 
nhận thấy việc giúp trẻ nhanh chóng vào nề nếp là một hoạt động vô cùng quan 
trọng và ý nghĩa đối với trẻ nên tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
 III. Đối tượng nghiên cứu:
 Khảo sát thực trạng để tìm ra những biện pháp rèn trẻ nề nếp và thói quen 
ban đầu cho trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng.
 IV. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài.
 Phương pháp quan sát các hoạt động trong ngày của trẻ
 Phương pháp khảo sát số liệu
 V. Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu: 
 Tại lớp nhà trẻ D1 tôi đang chủ nhiệm với tổng số 17 học sinh.
 * Thời gian nghiên cứu 
 Từ tháng 9/ 2019 - 10/ 2019: Khảo sát điều tra nắm được thực trạng.
 Từ tháng 11/ 2019 đến tháng 2/ 2020: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
 Từ tháng 3/ 2020- 5/ 2020: Thực hiện các giải pháp, viết đề tài.
 Từ tháng 7/ 2020: Duyệt, sửa chữa đề cương và in.
 2 Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng 
 ở trường mầm non.
 Nhân viên: 13 đồng chí.
 2. Thực trạng: 
 Trong năm học 2019-2020 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công 
phụ trách lớp nhà trẻ 24- 36 tháng. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu 
năm học tôi luôn quan tâm đến làm thế nào để tìm ra một số biện pháp, hình 
thức hay rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ một cách nhẹ nhàng, trẻ 
được thoải mái, tự nhiên hoạt động không gò bó để việc rèn luyện nề nếp thói 
quen ban đầu cho trẻ đạt được kết quả tốt nhất.
 Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu đi học, bắt đầu xa bố mẹ, người thân để đến môi 
trường mới đầy bỡ ngỡ và mang trong mình một nỗi lo sợ, nhạy cảm với tác 
động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt, trẻ rất 
dễ bị tổn thương về tâm lý. nhận thức, phân biệt được những hành vi đúng sai, 
biết được những gì mình nên hay không nên, thậm chí bước đầu trẻ còn biết tự 
giải quyết được một số tình huống do cô tạo ra trong các hoạt động. Khi nghiên 
cứu đề tài bản thân tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
 2.1. Thuận lợi.
 Bài dạy được rút ra từ lớp nhà trẻ D1
 Lớp học được chia theo đúng độ tuổi quy định 24- 36 tháng
 100% số trẻ ăn ở bán trú tại trường.
 Bản thân tôi được phân công là tổ trưởng phụ trách chuyên môn tổ nhà trẻ, 
việc trao đổi hướng dẫn đồng nghiệp dễ dàng.
 Sử dụng đồ dùng, đồ chơi có màu sắc hấp dẫn thu hút trẻ vào các hoạt 
động chơi tập như mô hình, vật thật, tranh ảnh, rối dẹt, sa bàn
 Luôn được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, kiểm tra 
thường xuyên đóng góp ý kiến để cùng nhau tiến bộ.
 Tôi được bố trí dạy ở khu trung tâm nên việc nắm bắt cập nhật thông tin 
nhanh, với những thông tin đổi mới qua các lớp tập huấn các chuyên đề trong 
năm học 2019- 2020
 Đa số phụ huynh nhiệt tình với lớp, đưa đón trẻ đúng giờ giấc, tham gia 
vào các buổi ngoại khóa cùng các con rất nhiệt tình, tham gia gói bánh chưng 
cùng con trong dịp tết, tổ chức trung thu, công tác vệ sinh sạch sẽ để phòng 
tránh dịch bệnh, đóng góp các khoản thu đúng quy định.
 Giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, có kỹ năng sư phạm, 
có chuyên đề lễ giáo, xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm được bồi 
dưỡng thường xuyên và tham gia học tập vào các buổi chuyên đề do phòng, 
cụm, nhà trường tổ chức.
 4 Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng 
 ở trường mầm non.
 Để đi vào việc rèn luyện thói quen nề nếp cho trẻ từ kết quả trên dựa vào 
cơ sở thực tế bản thân tôi tìm ra một số biện pháp
 III. Biện pháp thực hiện.
 1. Những biện pháp
 1.1: Biện pháp 1: Giáo viên nghiên cứu tham khảo tự bồi dưỡng nâng cao 
trình độ chuyên môn và thực hiện chương trình giáo dục trẻ 24 – 36 tháng 
có hiệu quả
 1.2: Biện pháp 2: Tìm hiểu và phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để 
sắp xếp chỗ ngồi hợp lý.
 1.3: Biện pháp 3: Làm tốt công tác chuẩn bị và sưu tầm đồ dùng đồ chơi 
sáng tạo để phát huy tính tích cực cho trẻ.
 1.4: Biện pháp 4: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ dưới nhiều hình thức “ Học 
mà chơi, chơi mà học”thông qua các hoạt động trong ngày và “Học ở mọi lúc, 
mọi nơi”
 1.5: Biện pháp 5: Nêu gương tốt các hoạt động trong ngày
 1.6: Biện pháp 6: Giáo viên là tấm gương sáng nề nếp cho trẻ noi theo. 
Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ..
 1.7: Biện pháp 7: Tuyên truyền vận động, phối kết hợp giữa gia đình và cô 
giáo để làm tốt công tác rèn nề nếp cho trẻ.
 2. Biện pháp thực hiện ( Biện pháp từng phần)
 2.1: Biện pháp 1: Giáo viên nghiên cứu tham khảo tự bồi dưỡng nâng cao 
trình độ chuyên môn và thực hiện chương trình giáo dục trẻ 24 – 36 tháng có 
hiệu quả:
 Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong việc rèn nề nếp 
thói quen ban đầu cho trẻ. Bởi vì cô dạy có hay, có hấp dẫn thì mới thu hút được 
trẻ, cô có nhẹ nhàng tình cảm thì trẻ mới đến gần cô trẻ mới nhanh ngoan và 
nhanh đi vào nề nếp. Để thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả thì đòi hỏi 
giáo viên phải có chuyên môn về độ tuổi thật vững chắc. Vì thế mà tôi cần phải 
học lại càng phải học nhiều hơn nữa. Tôi mượn nhà trường các tài liệu liên quan 
đến chương trình giáo dục trẻ 24- 36 tháng về tự nghiên cứu và tự bồi dưỡng 
kiến thức cho mình. Đi đôi với tự nghiên cứu tài liệu là tôi còn học hỏi các chị 
em đồng nghiệp có chuyên môn vững vàng về khối nhà trẻ. Trong việc thực hiện 
biện pháp này chỉ sau vài tuần học đầu tôi đã thấy có hiệu quả rõ rệt. Từ chỗ các 
cháu không chịu ngồi vào học hoặc ngồi không ngay ngắn nằm ngả nghiêng, có 
cháu thì học khóc đòi về với mẹ. Chỉ sau vài 3 tuần chịu khó học hỏi áp dụng 
 6 Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng 
 ở trường mầm non.
 Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của trẻ 
24- 36 tháng tuổi là lối tư duy trực quan hình tượng, nên bản thân tôi đã sáng tạo 
làm nhiều loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng nội dung câu chuyện cần kể, 
để giới thiêu cho trẻ giúp cho trẻ có những cảm xúc và những ấn tượng tốt về đồ 
vật, sự vật đó ngay từ ban đầu tôi đã tận dụng những đồ dùng phế thải qua đời 
sống sinh hoạt hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh thẩm mĩ làm đồ dùng, đồ 
chơi cho tiết dạy.
 Ví dụ: Ngay từ ngày đầu trẻ đi học, nhận lớp, nhận cô trẻ khóc rất nhiều vì 
nhớ bố mẹ, ông bà. Tôi có thể bế các cháu lại các góc trong lớp để xem tranh 
ảnh, đồ chơi búp bê, đồ chơi nấu ăn để trẻ tập trung vào đồ chơi mà quên đi nỗi 
nhớ bố mẹ, cô có thể đàm thoại với trẻ, chỉ vào hình ảnh để hỏi trẻ: Tranh vẽ ai 
đây? Các bạn đang làm gì? Cô giáo đang làm gì đây con? Nào cô con mình cùng 
nấu bột cho búp bê ăn nhé.
 Cô chuẩn bị đầy đủ các loại quả thật, dễ sử dụng các giác quan sờ, nhìn, 
nếm, ngửi hoặc quả do cô tự làm và cho trẻ lên chọn quả gắn lên bảng theo yêu 
cầu của cô nhằm phát huy được tính tích cực của tư duy rèn khả năng ghi nhớ có 
chủ đích.
 Từ việc chú trọng đến đồ dùng đồ chơi trang thiết bị cho trẻ hoạt động trong 
ngày giúp trẻ hứng thú hơn, tăng phần tích cực, tạo cho trẻ có phần hoạt động tự 
tin và sinh động hơn. Đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng 
của trẻ đạt kết quả cao. Sau đây là một số đồ dùng, đồ chơi đã đạt giải nhì trong 
cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo của cô và trò lớp nhà trẻ D1 tự làm.
 3.4: Biện pháp 4: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ dưới nhiều hình thức “Học 
mà chơi, chơi mà học”thông qua các hoạt động trong ngày và “Học ở mọi lúc, 
mọi nơi”
 Hàng ngày các cháu đến lớp với nhiều nội dung hoạt động khác nhau giờ 
đón trẻ, giờ học, giờ ăn, giờ ngủ, mọi hoạt động đều là những hình thức để trẻ 
được rèn luyện. Đối với độ tuổi này, để đưa các cháu vào nề nếp thói quen đâu 
phải là dễ và đơn giản, không chỉ là ngày một ngày hai mà là cả quá trình rèn 
luyện thường xuyên và liên tục. Thực tế các cháu còn rất bé chưa ý thức được 
như các anh chị lớp lớn tuổi, điều này cũng là thử thách cho cô giáo. Ngoài ra 
thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện, trò chơi có nội dung nói về nề nếp 
thói quen, tôi cũng có thể lồng ghép vào mọi lúc mọi nơi. 
 * Rèn thói quen học tập, vui chơi.
 Rèn luyện và hình thành cho trẻ có nề nếp thói quen giờ nào việc nấy.
 8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ne_nep_thoi_quen_ban_dau_cho_tre_n.doc