SKKN Một số biện pháp rèn luyện thói quen nề nếp ban đầu cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non
Thói quen nề nếp văn minh lịch sự là nền tảng đạo đức của mỗi con người. Ngay từ nhỏ trẻ cần được uốn nắn, giáo dục, cử chỉ, lời nói, hành động có nề nếp thói quen thì lớn lên trẻ mới trở thành người có ích. Như chúng ta đã biết, giai đoạn trẻ 24-36 tháng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hòa quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ hoàn toàn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt, trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lý. Ở lứa tuổi này, trẻ chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ yêu thương của người mẹ… vì thế các cháu mang đến trường, đến lớp một tâm trạng vừa bỡ ngỡ lạ lẫm và lưu luyến gia đình. Lứa tuổi này trẻ còn rất bé, sống nhiều về tình cảm nên rất cần âu yếm nhẹ nhàng. Tuy nhiên , do đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm của lứa tuổi dẫn đến sự nhận thức của trẻ ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu thì rất thích được đến trường dễ hòa nhập vào môi trường nhưng có cháu thì lại rất nhút nhát, sợ hãi và mức độ đó phần lớn là do hoàn cảnh, giáo dục của người lớn xung quanh trẻ. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp thói quen ngay từ đầu cho trẻ thì đòi hỏi cô giáo phải linh hoạt, nhạy bén kịp thời phải có sự sáng tạo để đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ. Tạo cho trẻ nguồn hạnh phúc, được an toàn được yêu mến, quan hệ của cô với trẻ giàu cảm xúc thân thiết yêu thương như quan hệ mẹ con. Đặc biệt cô giáo phải biết hòa nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ.Chính vì vậy phải tạo sự tò mò, sự mới mẻ, cách hướng dẫn, rèn luyện của cô phải nhẹ nhàng hướng dẫn để trẻ tự khám phá, bộc lộ rõ khả năng của mình.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện thói quen nề nếp ban đầu cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn luyện thói quen nề nếp ban đầu cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non
Một số biện pháp rèn luyện thói quen nề nếp ban đầu cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bậc học mầm non là nấc thang đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân và lớp nhóm là nấc thang đầu tiên của bậc học giáo dục mầm non, những người làm công tác giáo dục mầm non lại càng phải thấm nhuần tư tưởng trên, như ông bà ta đã dạy: “Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”. Trẻ mầm non là chủ nhân tương lai đất nước, các chủ nhân tương lai này sẽ lớn lên và trưởng thành từ cái “ nôi” của trường mầm non. Do đó mà giáo dục mầm non cần đặt những viên gạch đầu tiên để hình thành ở trẻ những cơ sở tiền đề về nhân cách con người hoàn hảo. Bởi: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt. Các cháu mầm non với đôi mắt trong veo đầy thơ mộng, tâm hồn trẻ như tờ giấy nếu khéo vẽ thì tròn, không khéo thì méo. Chính vì vậy mà cô giáo đóng một vai trò vị trí đặc biệt quan trọng đối với trẻ. Trong ánh mắt trẻ thơ cô giáo là người mẹ hiền, là người đẹp nhất không thể thiếu được với trẻ, giúp tô điểm vào tâm hồn trẻ cái hay cái đẹp để trở thành những bông hoa thơm ngát, qua đó hình thành ở trẻ những xúc cảm tình cảm lành mạnh, hình thành nhân cách con người mới ngay từ khi ở trường mầm non. Là một giáo viên được phân công dạy lớp 24-36 tháng, tôi luôn hiểu rằng ở tuổi này trẻ còn rất bé, nhưng đặc điểm tâm sinh lý trẻ phát triển mạnh, nhận thức không đồng đều, hành động mang tính bột phát nằm ngoài tầm kiểm soát của người lớn. Tôi thấy việc giaó dục đưa trẻ vào nề nếp để tham gia các hoạt động trong ngày là rất quan trọng. Bởi vì trẻ chưa tách rời bố mẹ, gia đình, nên khi mới đến lớp, đến trường trẻ thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều xa lạ, trẻ rụt rè tránh né các bạn, không muốn sự quan tâm chăm sóc của các cô, thậm chí còn la khóc, không ăn không ngủ, không tham gia vào mọi hoạt động. ( trẻ bị “ sốc” và rối loạn nhận thức). Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu trẻ đến lớp, những ngày trẻ không muốn rời xa mẹ đến với cô giáo và các bạn. Đây không phải là một vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng nghiệp nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng đó và để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người của mình, bản thân tôi là một giáo viên mầm non, tôi đã m¹nh d¹n nghiªn cøu đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện thói quen nề nếp ban đầu cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non”. 1/21 Một số biện pháp rèn luyện thói quen nề nếp ban đầu cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những nội dung lí luận: Thói quen nề nếp văn minh lịch sự là nền tảng đạo đức của mỗi con người. Ngay từ nhỏ trẻ cần được uốn nắn, giáo dục, cử chỉ, lời nói, hành động có nề nếp thói quen thì lớn lên trẻ mới trở thành người có ích. Như chúng ta đã biết, giai đoạn trẻ 24-36 tháng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hòa quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ hoàn toàn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt, trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lý. Ở lứa tuổi này, trẻ chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ yêu thương của người mẹ vì thế các cháu mang đến trường, đến lớp một tâm trạng vừa bỡ ngỡ lạ lẫm và lưu luyến gia đình. Lứa tuổi này trẻ còn rất bé, sống nhiều về tình cảm nên rất cần âu yếm nhẹ nhàng. Tuy nhiên , do đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm của lứa tuổi dẫn đến sự nhận thức của trẻ ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu thì rất thích được đến trường dễ hòa nhập vào môi trường nhưng có cháu thì lại rất nhút nhát, sợ hãi và mức độ đó phần lớn là do hoàn cảnh, giáo dục của người lớn xung quanh trẻ. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp thói quen ngay từ đầu cho trẻ thì đòi hỏi cô giáo phải linh hoạt, nhạy bén kịp thời phải có sự sáng tạo để đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ. Tạo cho trẻ nguồn hạnh phúc, được an toàn được yêu mến, quan hệ của cô với trẻ giàu cảm xúc thân thiết yêu thương như quan hệ mẹ con. Đặc biệt cô giáo phải biết hòa nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ.Chính vì vậy phải tạo sự tò mò, sự mới mẻ, cách hướng dẫn, rèn luyện của cô phải nhẹ nhàng hướng dẫn để trẻ tự khám phá, bộc lộ rõ khả năng của mình. Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ. Do vậy mà người giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn , tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, tiếp cận với cái mới, với các hoạt động khác ở trường mầm non một cách logic, có hiệu quả để kịp thời thực hiện chăm sóc- giáo dục trẻ, đặc biệt là rèn luyên nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ .Muốn thực hiện tốt từng bước rèn luyện nè nếp thói quen cho trẻ thì chúng ta cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau : Đảm bảo tính khoa học, hợp lí, vừa sức, phù hợp với nhịp điệu sinh học của trẻ theo lứa tuổi và cá nhân trẻ. Nội dung hoạt động một ngày cần phong phú, đa dạng, gần gũi với cuộc sống thực của trẻ, đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ. 3/21 Một số biện pháp rèn luyện thói quen nề nếp ban đầu cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non. có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, hiểu tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi mầm non . 2.3. Khó khăn: Đặc biệt ở lứa tuổi này tiếp nhận, đón cháu theo kỳ nên việc rèn nề nếp cho các cháu gặp rất khó khăn. Một số phụ huynh nhận thức chưa cao cho là lứa tuổi bé việc rèn nề nếp cho trẻ là không quan trọng. Các cháu rát nhút nhát, ngôn ngữ chưa phát triển, sự tiếp xúc với người lạ còn hạn chế, các cháu còn nói ngọng, chưa nói được cả câu hoàn chỉnh. Một số thói quen như ăn, ngủ, đi vệ sinh chưa đúng giờ, chưa biết chào hỏi, chưa có khả năng tập trung và ý thức trong giờ học. Các cháu được ông bà, bố mẹ ở gia đình quá nuông chiều, các cháu thường muốn gì là đòi bằng được, các cháu hay khóc, hay hờn hay ăn vạ hoặc cào cấu bạn khi không đồng ý 1 điều gì đó. Có cháu thì bố mẹ không quan tâm thiếu sự chăm sóc dạy dỗ chu đáo . Đa số phụ huynh đều làm nghề nông, và một số phụ huynh lo kinh tế gia đình, chưa hiểu biết và quan tâm đến giáo dục trẻ. Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé việc rèn nề nếp chưa quan trọng. Bản thân là một giáo viên trẻ mới vào trường nên còn hạn chế về năng lực chuyên môn. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã nghiên cứu và đã sử dụng một số biện pháp sau: 3. Các biện pháp đã tiến hành: 3.1. Biện pháp 1: Rèn luyện trau dồi kỹ năng nghề. Lớp nhóm là một lớp đầu tiên trẻ đến trường, ngày đầu tiên trẻ phải xa mẹ, xa người thân của mình trẻ rất hay khóc và khóc rất nhiều, có những cháu không theo cô, vậy làm thế nào để gần gũi đối với cháu, đó chính là khó khăn khó lớn nhất đối với tôi khi bắt đầu dạy, nhưng dần dần nhận được sự giúp đỡ của nhà trường, sự chỉ bảo của chị em đồng nghiệp tôi đã quen dần và nhận thấy rằng muốn chăm sóc các cháu lớp nhóm được tốt, trước hết cô giáo phải thật sự là người mẹ thứ hai của trẻ, phải luôn gần gũi chăm sóc vỗ về trẻ tạo tâm thế an toàn cho trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng tôi luôn: * Trau dồi ngôn ngữ của bản thân: Để trẻ có những hành vi, ngôn ngữ giao tiếp văn hóa thì bản thân cô phải là một tấm gương tốt cho trẻ noi theo từ lời ăn tiếng nói, phong cách ăn mặc. Ngoài ra tôi cũng phải thường xuyên trao dồi kiến thức của bản thân như: nghe 5/21 Một số biện pháp rèn luyện thói quen nề nếp ban đầu cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non. trong ngày , giúp trẻ hứng thú hơn, tăng phần tích cực , tạo cho trẻ hoạt động tự tin sinh động hơn, đó là phần quyết định chất lượng và khả năng hoạt động của trẻ cao. Đặc biệt là quá trình rèn luyện thói quen nề nếp cho trẻ, tạo cho trẻ hứng thú đến lớp. Ảnh môi trường lớp học 3.2.Biện pháp 2: Tích hợp rèn luyện nề nếp thới quen cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt một ngày. Với vai trò là một giáo viên mầm non tôi thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt “ một ngày của bé”, quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng kế hoạch, không bớt xén chương trình. Thông qua các hoạt động để đem đến cho trẻ niềm vui sự hứng thú, tạo cho trẻ niềm tin, sự ấp áp khi ở bên cô giáo bên bạn , đặc biệt là trẻ thích được đến trường. Dựa vào điều kiện, nội dung của từng hoạt động cụ thể , tôi đã lựa chọn những nội dung rèn luyện nề nếp cho trẻ để lồng ghép vào các hoạt động diễn ra trong một ngày của trẻ ở trường ở lớp ở mọi lúc mọi nơi, bắt đầu từ lúc đón trẻ vào lớp đến khi trả trẻ về với bố mẹ. 3.2.1 Đón trẻ, chơi, thể dục sáng, trò chuyện: Tôi đón trẻ ở cửa lớp với thái độ niềm nở, ân cần đối với trẻ, nhắc nhở trẻ chào bố mẹ, chào cô và hướng dẫn trẻ vào lớp. Đối với những trẻ mới đi lớp: Tôi luôn vỗ về an ủi trẻ, lấy gương các bạn ngoan để dỗ dành trẻ, cho trẻ xem tranh chuyện cũng như chơi đồ chơi để trẻ quên đi nỗi nhớ nhà.VD : Đối với những trẻ ngày đầu đến lớp, còn bỡ ngỡ khóc hờn nhớ ông bà, bố mẹ, người thân. Bằng tình cảm âu yếm, ân cần, tôi nhẹ nhàng bế trẻ vỗ về cho trẻ trấn tĩnh lại. Để lôi cuốn trẻ, tôi bế trẻ lại các góc chơi, xem tranh ảnhm xem đồ chơi: búp bê , những con rối ngộ nghĩnhđể trẻ tập trung vào các đồ chơi mà quên đi nỗi nhớ nhà. Bên cạnh đó tôi có thể đàm thoại với trẻ chỉ vào hình 7/21
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_thoi_quen_ne_nep_ban_dau_cho.doc