SKKN Một số biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen tốt cho trẻ 25-36 tháng tuổi

Việc giáo dục nền nếp thói quen cho trẻ rất được nhà trường và bản thân tôi quan tâm chú trọng. Ngay từ khâu xây dựng Kế hoạch chương trình năm học nhà trường đã tập trung thảo luận, lấy ý kiến của giáo viên để lựa chọn các nội dung sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, nhóm lớp. Hằng năm, nhà trường đều cấp phát đầy đủ các tài liệu như: Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN; Hướng dẫn tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng; Hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên học tập, nghiên cứu; Các tổ chuyên môn luôn chú trọng việc định hướng cho giáo viên tổ chức có hiệu quả hoạt động rèn luyện nền nếp thói quen cho trẻ thông qua các chuyên đề cấp trường, cấp tổ. Nhà trường cũng đầu tư mua sắm thêm đồ dùng dụng cụ, trang thiết bị dạy học đáp ứng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; tổ chức thao giảng, dự giờ về hoạt động rèn nền nếp thói quen cho trẻ, qua đó rút kinh nghiệm để giáo viên thực hiện ngày một tốt hơn nội dung này. Bên cạnh đó, nhà trường còn phối hợp với phụ huynh tổ chức các hoạt động như hội thảo, truyền thông về dinh dưỡng sức khỏe...bản thân tôi cũng thường xuyên trao đổi, hướng dẫn phụ huynh về việc giáo dục một số nền nếp thói quen tốt cho trẻ tại gia đình, qua đó, phụ huynh cũng rất nhiệt tình quan tâm đến lớp, các con, thường xuyên trao đổi với cô giáo về tình hình con trẻ để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn.

docx 8 trang thuydung 26/08/2024 1930
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen tốt cho trẻ 25-36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen tốt cho trẻ 25-36 tháng tuổi

SKKN Một số biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen tốt cho trẻ 25-36 tháng tuổi
 2
được nhà trường quan tâm chú trọng, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công 
tác chăm sóc, giáo dục trẻ được triển khai đồng bộ nên chất lượng giá o dục nhà 
trường ngày một nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn còn có một số hạn chế, khó khăn 
nhất định làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của nhà trường.
 Với đặc điểm tình hình như vậy, khi thực hiện đề tài này tôi nhận thấy có 
một số thuận lợi và khó khăn sau:
 * về thuận lợi
 Việc giáo dục nền nếp thói quen cho trẻ rất được nhà trường và bản thân tôi 
quan tâm chú trọng. Ngay từ khâu xây dựng Kế hoạch chương trình năm học nhà 
trường đã tập trung thảo luận, lấy ý kiến của giáo viên để lựa chọn các nội dung sao 
cho phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, nhóm lớp. Hằng năm, nhà trường 
đều cấp phát đầy đủ các tài liệu như: Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN; 
Hướng dẫn tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng; Hướng dẫn giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ để giáo viên học tập, nghiên cứu; Các tổ chuyên môn luôn chú 
trọng việc định hướng cho giáo viên tổ chức có hiệu quả hoạt động rèn luyện nền 
nếp thói quen cho trẻ thông qua các chuyên đề cấp trường, cấp tổ. Nhà trường cũng 
đầu tư mua sắm thêm đồ dùng dụng cụ, trang thiết bị dạy học đáp ứng hoạt động 
chăm sóc, giáo dục trẻ; tổ chức thao giảng, dự giờ về hoạt động rèn nền nếp thói 
quen cho trẻ, qua đó rút kinh nghiệm để giáo viên thực hiện ngày một tốt hơn nội 
dung này. Bên cạnh đó, nhà trường còn phối hợp với phụ huynh tổ chức các hoạt 
động như hội thảo, truyền thông về dinh dưỡng sức khỏe...bản thân tôi cũng thường 
xuyên trao đổi, hướng dẫn phụ huynh về việc giáo dục một số nền nếp thói quen tốt 
cho trẻ tại gia đình, qua đó, phụ huynh cũng rất nhiệt tình quan tâm đến lớp, các 
con, thường xuyên trao đổi với cô giáo về tình hình con trẻ để cùng chăm sóc và 
giáo dục trẻ tốt hơn.
 * Khó khăn
 - Đối với trẻ: Trẻ đang sống trong môi trường gia đình khi đến trường là nơi 
hoàn toàn mới mẻ với trẻ, do đó trẻ chưa quen với nền nếp, thói quen của lớp; tính 
rụt rè, cá tính nên một số trẻ hay quấy khóc nhiều, nghỉ ốm dài ngày.. khả năng giao 
tiếp về ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế nên chưa lĩnh hội được hết nội dung cô giáo 
hướng dẫn; kỹ năng các vận động thao tác còn chưa nhanh nhẹn, vững vàng nên 
còn lúng túng, vụng về.
 - Đối với phụ huynh trẻ: Một số phụ huynh nhận thức chưa sâu sắc nên cho 
rằng lứa tuổi trẻ còn bé việc rèn nền nếp, thói quen cho trẻ chưa quan trọng, còn 
nuông chiều con nhỏ, chưa biết cách rèn cho con có những kỹ năng tự phục vụ bản 
thân phù hợp với lứa tuổi.
 Đứng trước những khó khăn thuận lợi như trên, để thực hiện tốt Đề tài “Một 
số biện pháp rèn luyện nền nếp, thói quen tốt cho trẻ 25-36 tháng tuổi” tôi 4
quả trên trẻ, thường xuyên động viên, khích lệ sự tiến bộ đối của trẻ, đặc biệt khen 
ngợi kịp thời đối với những trẻ hiếu động, cá biệt khi thấy trẻ ngoan hơn; thường 
xuyên uốn nắn và tập cho trẻ cách đi, đứng, xưng hô, cách trả lời cô khi cần thiết...
 Sau mỗi giai đoạn tác động, khi trẻ đã có sự tiến bộ, giáo viên tiến hành đánh 
giá và phân nhóm lại sao cho phù hợp với tình hình thực tế của trẻ.
 2.2. Đưa các nội dung giáo dục, rèn luyện nền nếp thói quen tốt cho trẻ 
vào trong các hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi.
 Trên cơ sở tình hình thực tế của trẻ, giáo viên lựa chọn các nội dung giáo 
dục, rèn luyện nền nếp thói quen tốt cho trẻ sao cho phù hợp. Các nội dung có thể 
lựa chọn như:
 - Tập luyện nền nếp, thói quen trong sinh hoạt hàng ngàng như: cách xưng 
hô, chào hỏi; Tập luyện nền nếp thói quen tốt trong ăn uống, ngũ nghỉ như: ăn chín, 
uống chín, biết rửa tay trước khi ăn, uống nước sau khi ăn, trong lúc ăn không nói 
chuyện, không làm rơi thức ăn bừa bãi..Luyện thói quen ngủ một giấc trưa: Không 
thức giấc, quấy khóc.
 - Làm quen với một số việc tự phục vụ và giữ gìn sức khỏe như: Tự xúc 
cơm, tự uống nước; tự mặc-cởi quần áo, đi dép; đi vệ sinh đúng nơi quy định bỏ rác 
đúng nơi quy định. Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh; Tập một 
số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt...
 - Tập cho trẻ một số nền nếp, thói quen trong sinh hoạt ở nhóm lớp như: Xếp 
hàng, chờ đến lượt; để đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định.
 Việc giáo dục, rèn luyện nề n nếp thói quen tốt cho trẻ nhà trẻ 25-36 tháng 
tuổi không phải là chuyện dễ dàng và đơn giản mà là việc làm đòi hỏi sự đầu tư lâu 
dài của giáo viên, không thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Bởi trên thực tế 
các cháu còn rất bé, chưa có ý thức đúng đắn về hành vi của mình, trẻ khó nhớ 
nhưng dễ quên. Vì vậy, giáo viên phải thực hiện các nội dung lặp đi, lặp lại hàng 
ngày trong mọi thời điểm và trong mọi hoạt động để tạo cho trẻ cơ hội bắt chước, 
làm theo nhiều lần, từ đó trẻ ghi nhớ và lâu dài sẽ trở thành hành vi, thói quen, nề 
nếp tốt. Trong hoạt động hàng ngày của trẻ ở lớp như: Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh; 
vui chơi; tập luyện ...được tổ chức vào các thời điểm theo chế độ sinh hoạt một 
ngày của trẻ giáo viên đều có thể lồng ghép các nội dung giáo dục, rèn luyện luyện 
thói quen tốt cho trẻ.
 Để trẻ vui vẻ, thoải mái và muốn làm theo cô, giáo viên cần phải luôn là tấm 
gương để trẻ noi theo; phải luôn nhẹ nhàng gần gũi và tình cảm với trẻ để kịp thời 
uốn nắn trẻ. Các hành vi, thói quen cần phải được giáo viên hướng dẫn ngắn gọn, 
rõ ràng, chậm rãi, thao tác chuẩn xác để trẻ dễ tiếp thu, lĩnh hội. Có thể sử dụng các 
bài hát, bài thơ, câu chuyện, các bài tập thực hành, các trò chơi, các tình huống diễn 
ra trong thực tế... có nội dung giáo dục về nền nếp, thói quen tốt để dạy trẻ.
 - Ví dụ:
 + Dạy trẻ các bài tập thực hành theo các thời điểm sinh hoạt trong ngày như: 6
đình mới tránh được sự bất cập của việc “cô dạy một đường, phụ huynh làm một 
nẻo”, sẽ dẫn đến việc trẻ nhận thức và thực hành các kỹ nă ng không chuẩn xác. Do 
vậy giáo viên phải tuyên truyền với các bậc phụ huynh về sự cần thiết của việc rèn 
luyện cho trẻ những nền nếp, thói quen tốt và cả những nội dung, phương pháp giáo 
dục phù hợp lứa tuổi. Từ đó phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên để nắm bắt đặc 
điểm tình hình của trẻ, tìm nguyên nhân để có biện pháp thích hợp kịp thời uốn nắn 
trẻ. Đồng thời trao đổi với cha mẹ trẻ để rèn luyện thêm cho trẻ khi ở gia đình. Việc 
làm này sẽ giúp cho việc rèn luyện thói quen, nền nếp của trẻ theo khoa học và đi 
đến thống nhất trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ.
 Các hình thức có thể phối hợp với phụ huynh như: Qua trao đổi hàng ngày 
trong các giờ đón-trả trẻ; qua các nhóm trên Zalo, Facebook; trên trang Website của 
nhà trường; qua điện thoại; qua các cuộc họp; hội thảo; góc truyền thông của nhà 
trường, nhóm lớp...
 - Ví dụ:
 + Tổ chức hội thảo về chuyên đề “Rèn luyện nề n nếp, thói quen tốt cho trẻ 
trong sinh hoạt”; Tổ chức lồng ghép trong các ngày hội lễ để đưa ra các trò chơi, 
câu hỏi đố vui có nội dung rèn luyện nền nếp, thói quen tốt cho trẻ...
 + Đăng các video hướng dẫn phụ huynh rèn luyện nề nếp, thói quen tốt cho 
trẻ lên website, chia sẽ trong các hội nhóm zalo, facebook.
 + Cung cấp các tờ rơi, tranh ảnh có nội dung rèn luyện nền nếp, thói quen tốt 
cho trẻ.
 + Trao đổi với bố mẹ trẻ về cách giáo dục các hành vi, thói quen tốt cho trẻ 
thông qua giờ đón-trả trẻ; hội họp; thăm hộ gia đình...
 III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP.
 Qua việc áp dụng “Một số biện pháp rèn luyện nền nếp, thói quen tốt cho 
trẻ 25-36 tháng tuổi” tại nhóm lớp mình phụ trách tôi nhận thấy trẻ đã có những 
tiến bộ rõ rệt. Cụ thể:
 - Về thái độ: Trẻ yêu mến cô giáo, chơi hòa hợp với bạn bè; biết tham gia vào 
các hoạt động giáo dục nền nếp, thói quen cùng cô giáo và các bạn.
 - Về kiến thức, kỹ năng: Bước đầu hình thành ở trẻ một số nền nếp thói quen 
tốt trong sinh hoạt; trẻ lĩnh hội được các kiến thức, kỹ năng về vệ sinh, về lao động 
tự phục vụ và giữ gìn sức khỏe cho bản thân.
 Kết quả khảo sát trẻ 25-36 tháng tuổi ở lớp tôi phụ trách về một số nền nếp 
thói quen tốt trước và sau 1 năm áp dụng biện pháp nêu trên đạt kết quả như sau:

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ne_nep_thoi_quen_tot_cho_tre.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen tốt cho trẻ 25-36 tháng tuổi.pdf