SKKN Một số biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 24-36 tháng người dân tộc Bru Vân Kiều
Trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt cá nhân. Những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, trí lực, xu hướng, hứng thú. Và tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu của bản thân. Khi trẻ đến lớp, mỗi trẻ là một cơ thể duy nhất, do đó trẻ sẽ hành động trong một môi trường theo cách của mình. Chính vì vậy cô giáo cần tạo cho trẻ có một tâm thế tốt khi đến lớp, một không khí tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ. Điều này giúp trẻ nghe lời cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có của mình.
Trẻ độ tuổi 24 - 36 tháng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Giai đoạn này cơ thể trẻ hoàn toàn còn non nớt, rất nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt, trẻ rất dễ tổn thương về mặt tâm lý, nhu cầu về cảm giác an toàn rất lớn. Do đó, muốn rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ thì ngay từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được sự gần gũi, sự yêu thương của cô giáo, thấy mình được chấp nhận, được an toàn và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hòa nhập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 24-36 tháng người dân tộc Bru Vân Kiều
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NỀN NẾP, THÓI QUEN CHO TRẺ 24- 36 THÁNG NGƯỜI DÂN TỘC BRU VÂN KIỀU” Họ và tên: Phạm Thị Thùy Linh Chức vụ: Giáo viên - Tổ trưởng chuyên môn Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Thủy Quảng Bình, tháng 4 năm 2020. 2 với trẻ, trẻ tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của các cô giáo, trẻ còn la khóc, không ăn, không ngủ, không tham gia vào các hoạt động trong lớp. Chính vì thế tôi thấy việc cần giáo dục các cháu đưa các cháu vào thói quen nề nếp để tham gia vào các hoạt động trong ngày là một việc làm cần thiết và hết sức quan trọng. Trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt cá nhân. Những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, trí lực, xu hướng, hứng thú. Và tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu của bản thân. Khi trẻ đến lớp, mỗi trẻ là một cơ thể duy nhất, do đó trẻ sẽ hành động trong một môi trường theo cách của mình. Chính vì vậy cô giáo cần tạo cho trẻ có một tâm thế tốt khi đến lớp, một không khí tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ. Điều này giúp trẻ nghe lời cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có của mình. Trẻ độ tuổi 24 - 36 tháng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Giai đoạn này cơ thể trẻ hoàn toàn còn non nớt, rất nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt, trẻ rất dễ tổn thương về mặt tâm lý, nhu cầu về cảm giác an toàn rất lớn. Do đó, muốn rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ thì ngay từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được sự gần gũi, sự yêu thương của cô giáo, thấy mình được chấp nhận, được an toàn và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nền nếp thói quen ngay từ những ngày đầu, khi mà trẻ lần đầu tiên rời xa cha mẹ để đến trường học cùng cô, cùng bạn. Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng nghiệp dạy khối nhà trẻ nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã suy nghĩ và tìm tòi nhiều biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn luyện nền nếp, thói quen cho trẻ 24 - 36 tháng người dân tộc Bru Vân Kiều” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. Dưới góc độ khác nhau, đề tài giáo dục “Một số biện pháp rèn luyện nền nếp, thói quen cho trẻ 24 - 36 tháng” được nhiều người, nhiều công trình nghiên cứu. Song trong những năm qua, đề tài “Một số biện pháp rèn luyện nền nếp, thói quen cho trẻ 24 - 36 tháng người dân tộc Bru Vân Kiều” chưa có ai đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu. Năm học này tôi đã mạnh dạn thực hiện và mong muốn đóng góp được một số biện pháp hữu hiệu giúp chị em đồng nghiệp có thể vận dụng có hiệu quả tại lớp mình phụ trách. 4 Bản thân tôi may mắn được chủ nhiệm lớp 24- 36 tháng số lượng 12 cháu. Có 4 trẻ dân tộc Kinh, chiếm tỷ lệ 33,3%, trong đó có 2 trẻ sinh những tháng đầu năm đã nói được tiếng Việt; có 8 trẻ dân tộc Vân Kiều chiếm tỷ lệ 66,7% . Đây là điều kiện thuận lợi để trẻ dân tộc Vân Kiều có điều kiện giao tiếp với trẻ người Kinh từ đó giúp trẻ hiểu và tập nói tiếng Việt. Đa số trẻ tích cực hứng thú tham gia vào các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Đặc biệt trẻ thích tham gia các trò chơi dân gian, thơ, hát ... Nhờ đó giúp trẻ nhanh chóng được hình thành, rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, vui chơi giao tiếp hòa nhập với nhau. Bản thân có trình độ chuyên môn Đại học sư phạm mầm non nhờ đó kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác, luôn được đồng nghiệp, phụ huynh và nhân dân tín nhiệm. Bản thân tôi có ý thức và tích cực tự học tập, rèn luyện và bồi dưỡng năng lực sư phạm. Luôn được sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chuyên môn và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng, kĩ xảo về rèn luyện nền nếp, thói quen cho trẻ, từ đầu năm đến nay đã tổ chức nhiều tiết dạy thao giảng về lĩnh vực “Phát triển tình cảm- kĩ năng xã hội”. Bản thân tôi trải qua hơn 10 năm công tác, đã có chứng chỉ tiếng Bru-Vân Kiều, trực tiếp chăm sóc- giáo dục nhiều độ tuổi khác nhau có nhiều trẻ em dân tộc Bru-Vân Kiều nên đã học tập và tích lũy được một số ngôn ngữ của người dân nơi đây đồng thời nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và những điều kiện thuận lợi và khó khăn của trẻ nơi vùng cao hẻo lánh này. Mặc dù, có nhiều thuận lợi song tôi vẫn gặp nhiều khó khăn sau đây. * Khó khăn: Trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lệ Thủy, địa hình phức tạp, giao thông cách trở, đường sá đi lại khó khăn vừa xa xôi vừa vượt qua nhiều sông suối, dốc đèo nguy hiểm. Là lớp có lứa tuổi nhỏ nhất trường, trẻ đi học lần đầu chưa có ý thức, vẫn giữ thói quen thích gì được nấy như ở nhà, không có nề nếp, thói quen nào trong mọi hoạt động. 6 Các cháu ít có cơ hội để tiếp xúc với xã hội đang náo nhiệt bên ngoài nên khi những cái gì đó còn xa lạ với trẻ xuất hiện thì sự lo sợ, rụt rè luôn thường trực trong các cháu. Việc giao tiếp của các cháu ngoài học trên lớp, về nhà không được người thân quan tâm hướng dẫn nên dù đi đâu, tiếp xúc với ai trẻ cũng rụt rè, sợ hãi. Việc giúp trẻ rèn luyện thói quen, nền nếp tốt nhờ đến sự tận tâm của đội ngũ nhà giáo, song giáo viên lại là người từ các nơi xa xôi đến, tiếp xúc với trẻ chỉ có trên lớp nên thời gian còn hạn chế. Giáo viên ít có thời gian để tiếp cận với phụ huynh; gia đình các cháu ở xa, bố mẹ ít đưa đón trẻ đến trường nên khó tiếp xúc, gần gũi để cùng tháo gỡ những khó khăn đang mắc phải. Rèn luyện nền nếp, thói quen tốt cho trẻ 24- 36 tháng người dân tộc Bru Vân Kiều không chỉ là trách nhiệm của người giáo viên, mà còn là người lớn, những người xung quanh trẻ, nhưng thực tế người dân ở tại địa phương khi đang còn thiếu đói phải lo chạy từng bữa ăn còn chưa đủ no thì việc quan tâm đến con cái có lẽ là rất ít. * Điều tra thực tiễn: Cụ thể vào đầu năm học khảo sát về nền nếp, thói quen của trẻ của lớp tôi tình hình thực tế kết quả như sau: Kết quả TS K- G TB Y TT Nội dung trẻ/ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ SL SL SL lớp % % % Trẻ thích và đi học 1 12 2 16,7% 3 25% 7 58,3% chuyên cần Trẻ có thói quen nền 2 12 2 16,7% 2 16,7% 8 66,6% nếp chào hỏi. Trẻ có thói quen ăn đúng bữa, biết ăn sạch 3 12 2 16,7% 2 16,7% 8 66,6% sẽ, cất bát đúng chỗ quy định Trẻ ngủ nền nếp, biết 4 12 2 16,7% 3 25% 7 58,3% lấy và cất gối giúp cô 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_nen_nep_thoi_quen_cho_tre_24.doc