SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non 1-6
Hiện nay, việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ đã và đang được thực hiện trong trường mầm non, song hiệu quả đạt được chưa cao bởi nó phải phụ thuộc vào cách tổ chức hoạt động giáo dục của trường, của lớp mầm non. Năm học 2022– 2023 tôi được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 24 – 36 tháng. Hầu hết bố mẹ trẻ làm thuần nông, là dân tộc mường nên việc quan tâm đến con còn nhiều hạn chế, nếu có quan tâm lại quan tâm một cách thái quá. Đa số phụ huynh chưa xác định được việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân cho con là cần thiết. Vậy nên thời gian đầu đến lớp, đa số trẻ chưa có nề nếp, trẻ thường biểu hiện thái độ sợ hãi, mọi thứ xung quanh trẻ đều lạ lẫm, tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của cô giáo, thậm chí còn la khóc, không ăn, không ngủ, đi vệ sinh tùy tiện, rụt rè, thụ động và không tham gia mọi hoạt động trong lớp, trẻ dường như không hòa nhập vào tập thể.
Để trẻ bước đầu có thói quen tự lập không chỉ ở trường mà còn ở gia đình và ngoài xã hội, sẽ là cái kiềng vững chắc, là tiền đề gieo mầm hạt giống cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Chính vì vậy mà tôi luôn suy nghĩ về phương thức và cách thức làm sao dạy trẻ tốt nhất và và tạo cho trẻ có tính tự phục vụ ngay từ khi trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non” để nghiên cứu nhằm góp phần vào việc hình thành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống từ những điều nhỏ nhất.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non 1-6
2 2.2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay, việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ đã và đang được thực hiện trong trường mầm non, song hiệu quả đạt được chưa cao bởi nó phải phụ thuộc vào cách tổ chức hoạt động giáo dục của trường, của lớp mầm non. Năm học 2022– 2023 tôi được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 24 – 36 tháng. Hầu hết bố mẹ trẻ làm thuần nông, là dân tộc mường nên việc quan tâm đến con còn nhiều hạn chế, nếu có quan tâm lại quan tâm một cách thái quá. Đa số phụ huynh chưa xác định được việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân cho con là cần thiết. Vậy nên thời gian đầu đến lớp, đa số trẻ chưa có nề nếp, trẻ thường biểu hiện thái độ sợ hãi, mọi thứ xung quanh trẻ đều lạ lẫm, tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của cô giáo, thậm chí còn la khóc, không ăn, không ngủ, đi vệ sinh tùy tiện, rụt rè, thụ động và không tham gia mọi hoạt động trong lớp, trẻ dường như không hòa nhập vào tập thể. Để trẻ bước đầu có thói quen tự lập không chỉ ở trường mà còn ở gia đình và ngoài xã hội, sẽ là cái kiềng vững chắc, là tiền đề gieo mầm hạt giống cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Chính vì vậy mà tôi luôn suy nghĩ về phương thức và cách thức làm sao dạy trẻ tốt nhất và và tạo cho trẻ có tính tự phục vụ ngay từ khi trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non” để nghiên cứu nhằm góp phần vào việc hình thành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống từ những điều nhỏ nhất. 3. Mục đích nghiên cứu của SKKN Đề tài này tôi thực hiện với mục đích đưa ra một số phương pháp nhằm giúp trẻ 24-36 tháng tuổi trang bị cho mình những kỹ năng tự phục vụ bản thân. Trẻ nâng cao tính tự giác, tự lập, tính tích cực, mạnh dạn, tự tin. Xây dựng được tinh thần tập thể, sự phối hợp và chia sẻ, biết giúp đỡ, quan tâm đến những người xung quanh để phù hợp và đáp ứng nhu cầu hiện nay. 4. Đối tượng nghiên cứu “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non” 5. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Tôi thực hiện đề tài này với 20 trẻ. Lớp 24-36 tháng lớp D3, Trường mầm non 1-6. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp quan sát “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non” 4 PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận của vấn đề Thực hiện chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Mầm non, Bộ GDĐT hướng dẫn việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN.Thông tư số 04/2014/TT-BGDDT ngày 28 tháng 2 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Kỹ năng sống, tự phục vụ bản thân là yếu tố tạo nên ở mỗi cá nhân, là khả năng tin tưởng vào đánh giá của bản thân, cũng như là tự vạch ra con đường đi cho mình mà không cần lúc nào cũng cần sự giúp đỡ, chỉ bảo của người khác. Kỹ năng tự phục vụ là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất, là chìa khóa vàng cho sự tự tin giúp trẻ trưởng thành hơn trong cuộc sống. Để hình thành và có được kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày trước tiên giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ được trải nghệm, hình thức phong phú để trẻ được cuốn hút vào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với các bạn trong lớp. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tương tác giao tiếp, được trải nghiệm. Chính vì vậy việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ phải được áp dụng càng sớm càng tốt, là phương pháp rất quan trọng và cần thiết tạo tính tự lập, tự phục vụ bản thân cho trẻ không chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định mọi việc, mọi vấn đề của bản thân trẻ mà là sự vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin ở trẻ. 2. Thực trạng của vấn đề Năm học 2022-2023 lớp có 20 học sinh, trong đó nữ: 7 trẻ, nam: 13 trẻ. Lớp được phân công 2 giáo viên phụ trách, cả 2 giáo viên đều đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn. 2.1. Thuận lợi * Về phía trẻ: Lớp có tổng số 28 cháu, đa số trẻ ngoan vâng lời bố mẹ ông bà và cô giáo. Các cháu đi lớp rất chuyên cần nên việc trao đổi tình hình của trẻ với phụ huynh được thường xuyên hơn. * Về giáo viên: Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện bản thân, biết sử dụng thành thạo máy vi tính. Tôi được học tập các chuyên đề do nhà trường tổ chức. Trong lớp có 2 giáo viên có trình độ chuyên “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non” 6 Từ những khó khăn, thuận lợi trên, trước khi áp dụng các biện pháp mới tôi đã tiến hành khảo sát thực tế các kỹ năng tự phục vụ bản thân của trẻ 24-36 tháng D3 Trường mầm non 1-6 như sau: BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐẦU NĂM Bảng 1: Kết quả khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài Kết quả trước khi thực hiện đề tài STT Nội dung đánh giá Tốt Khá TB 1 Biết tự cầm thìa xúc ăn 14 120% 18 140% 18 140% Biết tự lấy cốc uống 2 nước và cất đúng nơi 13 115% 65 125% 112 660% quy định Biết tự lên xuống cầu 3 13 115% 14 120% 213 765% thang 4 Biết tự đi giày, dép 15 125% 16 130% 29 445% Biết bỏ rác vào thùng 5 đúng nơi quy định khi cô 14 120% 14 120% 212 760% yêu cầu 3. Biện pháp thực hiện Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý để rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ. Biện pháp 2: Lồng ghép rèn kỹ năng tự phục vụ thông qua các hoạt động trong ngày. Biện pháp 3: Dạy kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường để đảm bảo điều kiện tổ chức cho trẻ thực hiện kỹ năng tự phục vụ. Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối hợp giữ gia đình và nhà trường trong việc giáo dục rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. 4. Biện pháp thực hiện từng phần 4.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý để rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ Có câu: “Cô giáo như mẹ hiền” hãy đến với trẻ bằng trái tim người mẹ thứ hai.Trẻ ở độ tuổi 24 – 36 tháng trẻ được đi lớp, trẻ bắt đầu rời xa vòng tay, yêu thương của ông bà, cha mẹ để đến trường, đến lớp, nơi mọi thứ đều xa lạ với trẻ. Vì “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non” 8 Hoạt động góc: Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi nhà trẻ. Vì vậy việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ không chỉ giúp trẻ hình thành kỹ năng mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển kỹ năng tự phục vụ cho mình. Với trẻ nhà trẻ, trẻ được học qua chơi điều đó khiến trẻ rất thích thú, trẻ thấy việc tiếp thu kiến thức thật nhẹ nhàng thoải mái mà không bị gò bó. Nên tôi luôn tạo các tình huống chơi trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Giúp trẻ tích lũy các kinh nghiệm, kỹ năng tự phục vụ. Ngoài góc hoạt động với đồ vật còn có góc bé bế em cũng giúp cho trẻ lớp tôi phát triển được kỹ năng tự phục vụ. Ví dụ: Trẻ chơi ở góc bé bế em thông qua cách đóng vai trẻ học được các kỹ năng : giao tiếp ứng xử, biết cách xưng hô, thể hiện tình cảm, biết quan tâm đến mọi người như: bế em ru em ngủ, xúc bột cho búp bê ăn, thay quần áo cho búp bê.như thế trẻ dần hình thành được kỹ năng tự phục vụ cho mình. Minh chứng 3: Trẻ chơi với búp bê Hoạt động có chủ đích: Bên cạnh hoạt động góc, tôi thiết kế các kỹ năng tự phục vụ vào hoạt động học, vui chơi ở một nhóm nhỏ. Tăng cường tìm hiểu các tiết dạy có liên quan đến kỹ năng nhằm nâng cao các kỹ năng tự phục vụ còn yếu ở trẻ. Tạo hứng thú cho trẻ qua các tình huống có vấn đề phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ để trẻ giải quyết vấn đề, có thể sưu tập những hình ảnh minh họa, những câu chuyện, bài thơ với hình ảnh ngộ nghĩnh, hình ảnh động để gây hứng thú ở trẻ, để gợi mở tính tò mò, ham học hỏi ở trẻ. Để trẻ dễ nhớ, dễ thực hiện thì khi dậy trẻ kỹ năng nào tôi sẽ dạy trẻ một bài thơ. Trẻ sẽ đọc thơ và làm theo.Như vậy trẻ sẽ sẽ rất hứng thứ vì trẻ vừa đọc thơ và vừa được diễn lại. Trẻ không có cảm giác bị ép buộc khi học. Và lại khi đọc thơ trẻ sẽ rất nhớ các bướchơn là mình nói bằng lý thuyết. Ví dụ 1: Thông qua giờ làm quen với văn học tôi lồng ghép bài thơ “Đồ chơi của lớp” . Để thông qua bài thơ rèn trẻ kỹ năng lấy, cất đồ dùng đồ chơi gọn gang ngăn nắp. Ví dụ 2: Trong 1 giờ hoạt động với âm nhạc. Đã một vài lần thử nghiệm tôi thấy có một vài bạn không muốn lấy đồ dùng, dụng cụ âm nhạc nhưng vẫn muốn được sử dụng như các bạn vì đã có bạn tổ trưởng lấy giúp và tất nhiên đã trở thành thói quen ỷ lại vào người khác. Vào lúc cần sử dụng dụng cụ âm nhạc, tôi nói rất rõ ràng trước lớp “Nếu muốn thể hiện được hay hơn thì mỗi bạn nên tự chọn cho mình một dụng cụ riêng sẽ nhịp nhàng và tự tin hơn nhiều”, và nói riêng với cả nhóm bạn ấy một lần nữa. Chỉ bằng những lời động viên, khích lệ ấy mà các bạn đã tự lên lấy. Và sau buổi đó thì mỗi khi cần sử dụng tôi lại “nhắc “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non”
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_24_36_t.doc