SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non Chu Minh
Thiếu kĩ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến việc trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào hoạt động của tập thể. Vì thế, muốn trẻ nên người chúng ta cần rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ những bậc học nhỏ nhất đặc biệt là với trẻ lứa tuổi nhà trẻ, độ tuổi mà trẻ bắt đầu bước chân vào trường mầm non.
Dạy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non cần có sự bồi đắp giáo dục của người lớn là những bậc phụ huynh, cô giáo góp phần hình thành và tạo nhân cách cho trẻ mai sau. Tự phục vụ là một trong những kĩ năng hết sức quan trọng của trẻ mầm non nó không những hình thành tính tự lập mà còn giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống. Giáo dục cho trẻ kĩ năng tự phục vụ cho trẻ không phải là cái gì xa vời mà hãy bắt đầu cho trẻ làm quen với những việc nhỏ hàng ngày như: Cầm thìa xúc cơm, cầm cốc uống nước, biết nhặt đồ chơi sau khi chơi, nhận biết đồ dùng cá nhân….Đó là những kĩ năng sớm, những kĩ năng mà chúng ta học không cần ghi nhớ và tự động thực hiện hàng ngày.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu và đưa ra nội dung cụ thể, phương thức thực hiện có hiệu quả giúp trẻ có những kiến thức và kỹ năng lao động tự phục vụ một cách thành thạo nhất. Có như vậy, trẻ mới có kỹ năng tự chăm sóc bản thân, mạnh dạn tự tin, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi khác. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non Chu Minh
TÓM TẮT NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN Tên Sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non” Chuyên môn đào tạo của tác giả (t/g): Đại học sư phạm Chuyên môn t/g được phân công năm học 2022-2024: + Giáo viên chủ nhiệm Lớp D3 1.Thời gian, đối tượng, điều kiện: - Bắt đầu triển khai nghiên cứu: tháng 8 năm 2022 - Khảo sát (KS) đầu vào: tháng 9 năm 2022 + Đối tượng KS: Trẻ 24- 36 tháng tuối + Số lượng KS: 15 trẻ + Nội dung khảo sát: Về khả năng thực hiện một số kỹ năng tự phục vụ của từng trẻ đầu năm học. - Khảo sát đầu ra: tháng 2 năm 2023 + Đối tượng KS: Trẻ 24-36 tháng tuổi + Số lượng KS: 17 trẻ + Nội dung khảo sát: Về khả năng thực hiện môt số kỹ năng tự phục vụ của từng trẻ sau khi đã áp dụng sáng kiến. - Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu? Từ tháng 9/2022 đến tháng 1/2023 - Đối tượng áp dụng: Trẻ 24-36 tháng - Điều kiện cần thiết để áp dụng: Cơ sở vất chất, học sinh trong trường. 2. Lí do nghiên cứu: Việc cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng có ý nghĩa rất quan trọng tạo nền móng tiền đề cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Cha mẹ luôn mong muốn dạy con tính tự lập để sau này trẻ tự tin khi vào đời. Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kĩ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần, từ đó xây dựng cho trẻ những kĩ năng sống hòa nhập với môi trường xung quanh. 3. Các tồn tại trước khi có SK, nguyên nhân: - Đa số phụ huynh học sinh làm việc hộ con, yêu chiều con, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kĩ năng tự phục vụ bản thân. Đa số phụ huynh vấn muốn tự tay phục vụ con mình, luôn đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi cá nhân của trẻ khi trẻ ở nhà. 2 TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Trong xã hội phát triển, ngày nay mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, mà thường thì bố mẹ ngày xưa đã từng sống vất vả nên muốn cho con sung sướng hơn mình, vì vậy thường làm giúp con mọi việc. Thế là các em không những không phải làm việc nhà, mà còn không phải làm cả việc tự phục vụ bản thân như mặc quần áo, thậm chí tự xúc cơm ăn...Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc của ông bà cha mẹ khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh. Đa số trẻ quá được cưng chiều, cha mẹ làm thay hết mọi việc nên trẻ có thói quen ỉ lại và chỉ biết trông chờ người khác phục vụ. Xuất phát từ thực trạng trên tôi đã mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non” 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến. * Điều kiện: + Có đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng giảng dạy môi trường hoạt động phong phú. + Giáo viên, học sinh hứng thú tích cực tham gia * Thời gian: Tôi đã áp dụng sáng kiến từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023. * Đối tượng: Áp dụng trên trẻ 24 – 36 tháng lớp tôi chủ nhiệm và áp dụng được cho tất cả các trường mầm non 3. Nội dung sáng kiến. Với đề tài“Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi trong trường mầm non” tôi đã đi sâu nghiên cứu các biện pháp sau: + Biện pháp 1:Xây dựng nội dung các tiêu chí cần đạt về kiến thức, kĩ năng lao động tự phục vụ cho trẻ + Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ phù hợp trong năm học 2022 - 2023 4 Áp dụng sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non’’ một cách đồng bộ, linh hoạt đã mang lại hiệu quả cao trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên nâng cao kỹ năng, nghệ thuật giảng dạy. Trẻ đã hứng thú tham gia các hoạt động không chỉ tiếp thu lĩnh hội các kỹ năng vận động một cách nhẹ nhàng thích thú, mà qua đó còn giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ tốt. 100% trẻ đến lớp đảm bảo phát triển toàn diện cả về giáo dục và sức khỏe. 5. Đề xuất khuyến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến. - SGD: Tổ chức nhiều hơn các chuyên đề về các biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ - Nhà trường: Có những hình thức động viên, thi đua khen thưởng đối với giáo viên dạy trẻ kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ đạt kết quả cao 6 nghĩ và thực hiện “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phuc vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24 -36 tháng tuổi’’ 2. Cơ sở lý luận của đề tài “Những đứa trẻ thành công không chỉ học hoàn toàn trong sách vở, mà còn cần học kiến thức thực tế ngoài đời và kĩ năng tự chăm sóc bản thân”. Làm sao để trẻ lớn lên trở thành người tự lập, tự chủ trong mọi tình huống? Đó là cái đích mà người lớn chúng ta hướng tới. Hãy bắt đầu cho trẻ làm quen với cuộc sống từ những việc nhỏ nhất hàng ngày để trẻ quen dần với việc lao động tự phục vụ bản thân mình mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn. Là một giáo viên tôi cần phải cung cấp những kiến thức về rèn trẻ kĩ năng tự phục vụ bản thân ngay từ lứa tuổi này. Vậy kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng tự phục vụ là gì? Kinh nghiệm là trải nghiệm của một người về một sự việc nào đó, mà qua đó họ rút ra được những bài học, những cách thức thực hiện phù hợp nhất. Kiến thức là những hiểu biết mà bản thân ta thu thập được thông qua quá trình học tập. Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Kĩ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Cũng giống như việc người lớn dạy một đứa trẻ làm một số việc đơn giản phục vụ bản thân và đứa trẻ đó sẽ tự làm khi nhìn người lớn làm, nghe người lớn nói để rồi tự mình làm mà không cần có sự giúp đỡ của người lớn. Kĩ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kĩ năng tự phục vụ là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc phục vụ cho chính mình, ví dụ như: Tự cầm thìa xúc cơm, lấy nước uống, tự đi giầy và cởi giầy dép cất lên giá, tự cất ba lô đúng nơi qui định, tự bê ghế về bàn để học bài và ăn cơm. 8 - Năm học 2022-2023 tôi được Ban giám hiệu phân công tôi là giáo viên phụ trách lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng có 15 trẻ. - Lớp tôi có 02 giáo viên. Trong đó: 2 giáo viên có trình độ đại học sư phạm. 3.2. Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng và trang thiết bị của lớp; có nhiều tài liệu, sách báo, tạp chí liên quan đến vấn đề giáo dục kĩ năng lao động tự phục vụ cho trẻ mầm non. Nhà trường có tổ chức kiến tập các tiết học lao động tự phục vụ tại các lớp. - Bản thân tôi là một giáo viên luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, nắm vững phương pháp dạy học, có kinh nghiệm trong việc tổ chức và rèn kĩ năng tự phục vụ. - Đa số trẻ nhanh nhẹn, ham học hỏi, thích tham gia các hoạt động tại lớp và tại trường. - Phụ huynh trong lớp quan tâm tới tình hình học tập của các con. Hợp tác cùng các cô trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. 3.3. Khó khăn: - Đa số phụ huynh học sinh làm việc hộ con, yêu chiều con, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kĩ năng tự phục vụ bản thân. Đa số phụ huynh vấn muốn tự tay phục vụ con mình, luôn đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi cá nhân của trẻ khi trẻ ở nhà. - Đa số trẻ chưa có nề nếp kĩ năng trong học tập và tự phục vụ. Tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp nhận kiến thức và thực hành kĩ năng tự phục vụ không đồng đều. Trong năm học 2022 - 2023, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng tại lớp tôi phụ trách về khả năng thực hiện một số kĩ năng tự phục vụ của trẻ Bảng khảo sát một số kĩ năng tự phục vụ của trẻ 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_tu_phuc_vu_ban_than_cho_tr.doc