SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non

Hiện nay, có rất nhiều trẻ tử vong do tai nạn thương tích, số vụ tai nạn có chiều hướng gia tăng do sự cố bất cẩn xảy ra. Một số trẻ bị tai nạn thương tích tuy không tử vong, song cũng mang dị tật suốt đời. Môi trường ở gia đình và nhà trường là rất quan trọng trong việc phòng tránh tai nạn thương tích, mất an toàn ở nhà, ở trường, như ngã cầu thang, đồ chơi ngoài trời, điện giật, vật sắc nhọn đâm, ngạt thở nuốt đồ chơi, dị vật...

Để trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối, nhiệm vụ quan trọng nhất là nhà trường và xã hội, nhưng vai trò của giáo viên là chủ đạo vì chính giáo viên là người chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày. Vậy làm thế nào để hạn chế và giảm tối thiểu đến mức thấp nhất tai nạn thương tích sẩy ra với trẻ ở trường, giúp trẻ phát triển toàn diện trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước mang lại hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Đó cũng là mong muốn của người giáo viên như tôi.Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường Mầm non .bằng những kinh nghiệm mình đang có và đang học hỏi để giảm thiểu đối đa những tai nạn không đáng có ở trường mầm non.

docx 34 trang thuydung 30/07/2024 2391
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non
 2/31
Trong những năm gần đây trường mầm non nơi tôi công tác đã nêu ra những 
biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ và đạt hiệu quả rất tốt.Bản 
thân tôi là một giáo viên trẻ nên rất muốn chúng tay với nhà trường phòng tránh 
tai nạn thương tích , Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng 
tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường Mầm non 
.2.1. Cơ sở lý luận.
 Hiện nay, có rất nhiều trẻ tử vong do tai nạn thương tích, số vụ tai nạn có 
chiều hướng gia tăng do sự cố bất cẩn xảy ra. Một số trẻ bị tai nạn thương tích tuy 
không tử vong, song cũng mang dị tật suốt đời. Môi trường ở gia đình và nhà 
trường là rất quan trọng trong việc phòng tránh tai nạn thương tích, mất an toàn ở 
nhà, ở trường, như ngã cầu thang, đồ chơi ngoài trời, điện giật, vật sắc nhọn đâm, 
ngạt thở nuốt đồ chơi, dị vật...
 .- Để trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối, nhiệm vụ quan trọng nhất là nhà 
trường và xã hội, nhưng vai trò của giáo viên là chủ đạo vì chính giáo viên là người 
chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày. Vậy làm thế nào để hạn chế và giảm tối thiểu đến 
mức thấp nhất tai nạn thương tích sẩy ra với trẻ ở trường, giúp trẻ phát triển toàn 
diện trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước mang lại hạnh phúc cho mọi 
người, mọi nhà. Đó cũng là mong muốn của người giáo viên như tôi.Chính vì vậy, 
tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
24-36 tháng tuổi ở trường Mầm non .bằng những kinh nghiệm mình đang có 
và đang học hỏi để giảm thiểu đối đa những tai nạn không đáng có ở trường 
mầm non.
Xin trình bày để góp phần kinh nghiệm của mình vào công tác phòng chống tai 
nạn thương tích ở trường mầm non.
3. Mục đích nghiên cứu 
 - Tạo môi trường sống an toàn,lành mạnh cho mọi trẻ.
 - Tìm ra nhiều biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an 
toàn cho trẻ.
 4/31
 PHẦN II: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài.
 Tai nạn thường sảy ra bất ngờ ngoài ý muốn,tai nạn thương tích luôn rình 
rập quanh ta ,có thể sảy ra mọi lúc mọi nơi, mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là trẻ 
mầm non.Vì ở độ tuổi này trẻ còn quá non nớt,sở thích trẻ hay tò mò,hiếu 
động,nhiều khi không phân biệt đượcnhững điều nên hay không nên làm.Môi 
trường sống của trẻ ở gia đình,nhà trường cũng như xã hội chưa thật an toàn,các 
nguy cơ gây hại ,gây tai nạn thương tích vẫn sảy ra và đe dọa trẻ hàng ngày.Tuy 
nhiên việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ nếu được giáo dục thường 
xuyên thì sẽ hạn chế được tai nạn sảy ra.
 Theo thông tư số 13/2010/ TT- BGDĐT ngày 15 / 4 / 2010 ban hành qui 
định xây dựng trường học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích trong các cơ 
sở giáo dục Mầm non. Nhà trường đã thực hiện chỉ đạo đến 100% cán bộ giáo 
viên, công nhân viên thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo an 
toàn tính mạng trẻ tuyệt đối không xảy ra tai nạn, thương tích, ngộ độc thực 
phẩm trong trường mầm non.
 Căn cứ vào QĐ số 197/2001/QĐ-TTg ngày 27/12/2001 của thủ tướng chính 
phủ về việc phê duyệt chính sách quốc gia phòng chống tai nạn thương tích cho 
trẻ.
 Năm học 2022-2023 Tôi được phân công dạy tại lớp 24-36 tháng tuổi, khi 
bắt tay vào thực hiện nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phòng chống tai 
nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non” tôi gặp một số 
khó khăn và thuận lợi sau:
2. Thực trạng điều tra ban đầu.
 2.1. Thuận lợi.
 * Về cơ sở vật chất:
 6/31
 - Tranh ảnh, các bài tuyên truyền về phòng tránh tai nạn thương tích còn 
ít.
 - Trẻ ít được tham gia các buổi trải nghiệm,thực tế về chống các tai 
nạn,thương tích ở trường mà chỉ được xem qua tranh ảnh,video.
 - Bình nước uống mùa đông của trẻ sử dụng điện làm nóng nước ở nhiệt 
độ cao.
 - Tủ thuốc cá nhân của lớp chưa có.
 - Gần trường có cầu ,ao hồ sông ,suối và gần đường nên nguy cơ dễ xảy ra 
tai nạn thương tích..
 - Kỹ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ của giáo 
viên còn chưa thuần thục.
 - Kiến thức về xử trí khi có tai nạn của giáo viên chưa sâu, đôi khi còn lúng 
túng trong những tình huống .ví dụ: như trẻ bị sước nhẹ đầu gối giáo viên chúng tôi 
còn rât lúng túng vì chưa có kinh nghiệm trong việc sử ly vết thương 
 - Việc lồng ghép giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
vào các hoạt động đôi khi còn chưa phù hợp.
 - Các bài hát, bài thơ, câu truyện có nội dung giáo dục phòng tránh 
tai nạn thương tích còn hạn chế.
 - Đa số phụ huynh làm nông nghiệp nên nhận thức về các nguy cơ gây tai 
nạn thương tích còn hạn chế như:
 - Không đội mũ bảo hiểm cho con khi đi trên đường.
 - Không tắt máy khi dừng xe nên khi trẻ cầm vào tay ga xe sẽ phóng lên.
 - Đi xe tự do trong sân trường khi trẻ đang chơi, đang tập thể dục trên sân.
 - Cho trẻ đứng trên yên xe máy, ngồi vào làn xe đạp khi lưu thông trên 
đường.
 -Cho con đùa nghịch, không bao quát, trông nom vào những lúc đông 
người. Khi đón trẻ, trả trẻ và đi chơi.
 - Anh chị đi đón em, tự đèo nhau bằng xe đạp hoặc dắt nhau đi bộ trên 
đường.
 8/31
* Biện pháp 4: Tuyên truyền phối kết hợp phụ huynh để giáo dục trẻ biết 
phòng tránh một số tai nạn thương tích. ở mọi lúc mọi nơi 
4. Những biện pháp thực hiện từng phần .
4.1.Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức,kĩ năng cơ bản, Đảm bảo an toàn 
tuyệt đối khi trẻ ở lớp.
 Giáo viên là người trực tiếp chăm sóc trẻ khi ở lớp, vì vậy bồi dưỡng kiến 
thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng. Ngoài việc 
tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức 
giáo viên còn cần nghiên cứu sách báo và hoàn thiện nội dung, chương trình 
giáo dục nội khoá và ngoại khoá về phòng, chống tai nạn, thương tích cho phù 
hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và tình hình thực tế ở địa phương. Tổ 
chức và tham gia các cuộc thi tìm hiểu về cách phòng tránh tai nạn thương tích 
cho trẻ. Thực hiện nghiêm túc và có chất lượng về nội dung giáo dục phòng, 
tránh tai nạn, thương tích đã được Bộ quy định tại chương trình các môn học. 
Cần chú trọng việc trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng phòng, chống tai 
nạn thương tích cho trẻ.Giáo viên cũng phải tham gia các lớp tập huấn về Y tế 
để nâng cao kiến thức vế cách sơ cứu kịp thời nếu trẻ không may gặp tai nạn.
 Giáo viên phải được tập huấn kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí ban đầu 
một số tai nạn thường gặp như xặc, bỏng, gãy xương Hằng năm, nhà trường 
cần phối hợp với y tế địa phương tập huấn, nhắc lại cho giáo viên về nội dung 
này.
 Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo 
cho cha mẹ và y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ.Tham mưu với ban 
giám hiệu đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phòng, tránh tai nạn, 
thương tích ( băng, nẹp cứu thương) củng cố và phát triển phòng Y tế để đáp 
ứng được nhiệm vụ phòng, tránh tai nạn, thương tích; phát hiện và xử lý kịp thời 
khi có tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường. 
 Kết quả: Từ những buổi tập huấn rất hữu ích và những tài liệu mà nhà 
trường cung cấp bản thân tôi đã tự nâng cao được kiến thức về phòng tránh tai 
 10/31
4.2.Biện pháp 2: Dạy trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn có thể gây 
thương tích cho trẻ
 Để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thì ngay từ đầu năm tôi đã tiến 
hành khảo sát các nguy cơ không an toàn có thể gây thương tích cho trẻ tại khu mầm 
non nơi tôi công tác và nhận thấy những nguy cơ hay xảy ra thương tích gồm:
* Bỏng:
 - Bỏng nước sôi: Do bình nước uống quá nóng, bình nóng lạnh chưa có 
vòi xả riêng.
 - Bỏng lửa: Do bếp gần lớp nếu giáo viên không chú ý thì trẻ đi vào bếp 
và nghịch lửa. 
 - Bỏng thức ăn: Trẻ ăn hoặc sờ vào thức ăn, cơm, canh quá nóng.
 - Bỏng hơi: Do mở nồi cơm, canh khi nóng, 
 - Bỏng bô xe máy: Do trẻ vô tình của trẻ hoặc do sự bất cẩn của phụ 
huynh khi cho con lên xuống và nghịch gần xe máy.
 Sau khi tìm hiểu và khảo sát các nguyên nhân gây bỏng, tôi tìm ra những 
biện pháp khắc phục giảm thiểu các nguy cơ đó như sau:
 - Hướng dẫn trẻ lấy nước nóng uống vào hoạt động chiều.
 - Giáo dục trẻ không tự ý vào bếp, cho trẻ biết nguy cơ bị bỏng trong bếp: 
xông, nồi, bếp ga, nước và thức ăn nóng.
 - Kiểm tra cơm, canh nóng vào mùa đông. Hướng dẫn trẻ cách kiểm tra 
bát, thức ăn nóng.
* Hóc sặc:
 Nếu như bỏng là một trong số những tai nạn mà trẻ mắc phải thì hóc sặc 
cũng rất cần phải chú ý nhiều. Bởi lẽ hóc sặc dị vật và hóc sặc thức ăn cực kì 
nguy hiểm. Các nguy cơ có thể xảy ra gồm:
 - Hóc dị vật: Do trẻ nuốt phải đồ chơi, bi, bút sáp,phấn,bút màu...
 - Hóc thức ăn: Do thức ăn chế biến to, trẻ ho, hắt hơi, cười đùa khi ăn
 - Tai nạn này cũng rất có thể xảy ra trong giờ học, giờ chơi, giờ ăn.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phong_tranh_tai_nan_thuong_tich_cho_tr.docx